Phát Hiện 60 Triệu Tổ Cá Băng Dưới đáy Biển Nam Cực - VnExpress
Nhóm nghiên cứu ước tinh quần thể cá băng trải rộng ít nhất 240 km2 và bao gồm khoảng 60 triệu tổ đang hoạt động. Quần thể lớn chưa từng thấy này có sinh khối hơn 60.000 tấn.
"Phát hiện quan trọng nhất của chúng tôi là sự tồn tại của một quần thể cá băng đang sinh sản rộng lớn như vậy", nhà nghiên cứu Autun Purser ở Viện Alfred Wegener tại Bremerhaven, Đức, cho biết. "Chúng tôi đã quan sát hàng chục tổ ở những nơi khác tại Nam Cực, nhưng phát hiện này có quy mô lớn gấp nhiều lần".
Purser và cộng sự tìm thấy quần thể cá băng trong lúc khảo sát thềm băng Filchner bằng Hệ thống Đo sâu và Quan sát đáy đại dương (OFOBS). Về cơ bản, đây là một thiết bị lớn nặng một tấn. Nhóm nghiên cứu kéo lê thiết bị phía sau tàu phá băng RV Polarstern ở tốc độ 4 km/h, tại độ cao 1,5 - 2,5 m phía trên đáy biển để quay phim và thu thập dữ liệu đo sâu bằng sóng âm.
Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm tới đáy biển ở vùng này bởi họ biết ở đó có một dòng nước trồi ấm hơn 2 độ C so với nước xung quanh. Tuy nhiên, phát hiện mới nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. Nhóm của Purser không nghĩ có bất kỳ hệ sinh thái tổ cá nào trong khu vực.
Đa số tổ cá họ tìm thấy có một con cá trưởng thành canh giữ hơn 1.700 quả trứng. Họ cũng quan sát nhiều xác cá chết ở bên trong và gần quần thể tổ, chứng tỏ loài cá này đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn lớn hơn. Dù cần tiến hành nghiên cứu thêm, Purser và cộng sự suy đoán quần thể cá băng là nguồn thức ăn của những động vật ăn thịt như hải cẩu Weddell.
"Nhiều con hải cẩu Weddell dành phần lớn thời gian lân la gần tổ cá. Chúng tôi biết điều này từ dữ liệu theo dõi cũ và mới từ tàu của chúng tôi. Các tổ nằm chính xác ở vùng nước ấm trồi lên. Đó có thể là sự trùng hợp và cần nghiên cứu thêm, nhưng dữ liệu về hải cẩu cho thấy chúng lặn tới độ sâu của tổ cá và ăn thịt cá băng", Purser cho biết.
Phát hiện hé lộ một hệ sinh thái độc đáo, cung cấp thêm dữ liệu để thành lập một khu bảo tồn biển ở Nam Đại Dương. Nhóm nghiên cứu đang triển khai hai hệ thống camera để theo dõi tổ cá băng cho tới khi tàu nghiên cứu quay trở lại. Họ hy vọng có thể chụp ảnh nhiều lần trong ngày, từ đó tìm hiểu thêm về cơ chế của hệ sinh thái mới phát hiện. Purser chia sẻ, anh đã lên kế hoạch quay trở lại vào tháng 4/2022 để khảo sát đáy biển tại các khu vực phía bắc biển Weddell Sea.
An Khang (Theo Phys.org)
- Phát hiện quần thể cá voi xanh lùn mới
Từ khóa » Cá đáy Biển
-
1 Tỷ Loài Cá KỲ LẠ Nhất Đáy Biển Sâu !!! - YouTube
-
Cá Biển Sâu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Loài Cá 'lông Lá' Kỳ Lạ đi Bộ Dưới đáy Biển - Báo Tuổi Trẻ
-
Chiêm Ngưỡng Những Loài Cá Kỳ Lạ Dưới đáy đại Dương
-
Độc đáo Loài Cá “đi Bộ” Dưới đáy Biển - Tạp Chí Thủy Sản
-
Chiêm Ngưỡng Những Loài Cá Kỳ Lạ Dưới đáy đại Dương
-
Loài Cá Kỳ Lạ Dưới đáy Biển Sâu Có Thể 'biến Hình' Và Thay đổi ... - Genk
-
7 Sinh Vật Kỳ Dị Dưới Biển Sâu
-
Sự Sống - Loài Cá (Phần 2) - Thiên Nhiên Kỳ Thú
-
9 Sinh Vật Kỳ Quái Bậc Nhất được Bắt Gặp Dưới đáy đại Dương Trong ...
-
Cá đi Dưới đáy Biển Bằng Chân - WIKI
-
Dưới đáy đại Dương: Cá Giọt Nước - Sinh Vật "xấu Xí" Nhất Hành Tinh
-
Cá Tay Hồng “đi Bộ” Dọc đáy Biển Hiếm Nhất Thế Giới Bất Ngờ Tái Xuất