Đọc Hiểu Bài Trong Lời Mẹ Hát Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia - Toploigiai

Tuyển tập Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Trong lời mẹ hát chi tiết nhất.

Mục lục nội dung Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 1Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 2Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 3Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 4

Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2.  Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

Câu 3.  Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”. 

Câu 5. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống ngày nay.

Lời giải

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. Thơ tự do

Câu 3. nội dung chính của đoạn thơ trên: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ

Câu 4. Biện pháp nhân hoá : Thời gian- chạy. Tác dụng : Thể hiện ý nghĩa thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và bộc lộ niềm xót xa của người con đối với mẹ

Câu 5. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, bộc lộ sự cảm nhận của cá nhân nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Bộc lộ tình cảm chân thành, không khuôn sáo.

Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”

… Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa”

( “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát hay nhất thi THPT Quốc gia

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? 

Câu4. Đoạn thơ nào gợi cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc nhất? ( trình bày từ 5- 7 dòng) 

Lời giải

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do ( 6 chữ).

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 3: - Biện pháp tu từ: 

+ nhân hóa ( thời gian chạy qua tóc mẹ)

+ đối (lưng mẹ còng xuống- con thêm cao)

-Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con với mẹ.

Câu 4: Học sinh có thể chọn 1 trong 4 khổ thơ để viết cảm nhận: ấn tượng về lời ru, về công lao của mẹ, thể hiện sự biết ơn, tình thương với mẹ…

Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 3

 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

( Trích “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

Lời giải

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: C. Biểu cảm.

Câu 2. Nội dung chính: cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ.    

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ

- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao

- Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già

nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.   

Câu 4.  HS có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kì để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ…

Đọc hiểu bài Trong lời mẹ hát số 4

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 

“ Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca dao

Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”

 

… Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, NXB Giáo dục, 2008) 

Câu 1: Trong bài thơ trên có hình ảnh trong lời hát được miêu tả. Đó là những hình ảnh nào, những hình ảnh đó gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?Câụ 2: Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào?Câu 3: Chỉ ra nội dung của khổ’ thơ cuối.Câu 4: Hãy viết đoạn văn phân tích sắc thái chủ đạo trong bài thơ trên.Lời giảiCâu 1: Trong lời mẹ hát có những hình ảnh sau: cánh cò trắng, cánh đồng, hoa mướp.Đó là những hình ảnh dung dị, đời thường của cuộc đời hằng ngày, cuộc đời ấy có sự gắn bó mật thiết với tuổi thơ của đứa trẻ. Khi nghe lời mẹ hát, cuộc đời như được thu nhỏ trong tầm mắt của đứa trẻ, trở thành nguồn tưới mát tâm hồn đứa trẻ, khiến đứa trẻ không thế nào quên được.Câu 2: Người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất.Câu 3: Học sinh trình bày suy nghĩ và cảm nhận của mình vẻ vẻ đẹp của khổ thơ cuối bằng cách từ những chi tiết trong đoạn trích/ phân tích giá trị nghệ thuật của cách dùng từ ngữ, sau đó chỉ ra giá trị nội dung của nó. Dưới đây là một gợi ý:Khổ thơ cuối của đoạn trích là lời đúc kết của tác giả từ những tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho người con của minh. Khổ thơ dung dị như chính người mẹ vậy, thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra. Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng vô tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.Câu 4: Sắc thái chủ đạo của bài thơ là nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm thía. Học sinh phân tích đúng sắc thái này, triển khai thành đoạn văn với một phương thức xây dựng đoạn văn thích hợp.

Từ khóa » đọc Hiểu Trong Lời Mẹ Hát Của Trương Nam Hương