Đọc Hiểu Văn Bản: Những Cánh Buồm - Hoc24

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hoàng Trung Thông (1925 - 1993), quê ở Nghệ An.

- Là một gương mặt thơ tiêu biểu có vị trí đại diện cho nền thơ cách mạng của nước Việt Nam mới.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

- Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác năm 1963, được in trong tập thơ cùng tên năm 1964.

b. Thể thơ:

@2139534@

c. Bố cục:

2 phần:

- Phần 1: từ đầu .... chưa hề đi đến.

- Phần 2: Còn lại

@2139609@

c. Chủ đề:

Chủ đề: Tình cảm cha con cao đẹp.

c. Phương thức biểu đạt:

Biểu cảm.

@2139667@

II. Khám phá văn bản

1. Khung cảnh cha con dạo trên bãi biển

- Thời gian: bình minh, "dưới ánh mai hồng", "sau trận mưa đêm rả rích".

- Không gian: trên bãi biển, "cát mịn, biển trong".

- Hình ảnh cha con được miêu tả qua hai cái bóng:

+ "Bóng cha dài lênh khênh": hình dáng người cha trưởng thành, cao lớn, vững chắc, là điểm tựa cho đứa con, đang dõi theo con với sự trìu mến, hạnh phúc.

+ "Bóng con tròn chắc nịch": hình ảnh người con đáng yêu, nhỏ bé, bụ bẫm.

=> Khung cảnh biển xanh, cát trắng và ánh nắng rực rỡ đẹp đẽ, cha dắt con đi trên cát mịn. Người con hồn nhiên vui tươi. Không gian tràn ngập niềm vui, sự hạnh phúc. Hình ảnh người cha dắt tay con đi trong ánh bình minh tươi sáng hay chính là sự đồng hành, dìu dắt của người cha, tiếp bước cùng con đường tương lai rộng mở phía trước của con. Hình ảnh ấy thật giản dị nhưng lại chứa đựng niềm hạnh phúc thiêng liêng, cao cả, lớn lao.

- Cuộc trò chuyện giữa cha và con:

+ "Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời..."

=> Con nhìn ra xa tít tắp ngoài kia chỉ thấy nước và trời hòa làm một. Một không gian rộng lớn, bát ngát hiện ra trước mắt con. Câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, chứa đựng sự tò mò, khát vọng tìm hiểu, khám phá thế giới của con.

+ "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây có cửa có nhà..."

=> Người cha hiền tử xoa đầu con thủ thỉ, tâm tình. Câu trả lời của cha khơi gợi ước mơ cho con. Cha biết phía xa cuối chân trời kia là một thế giới đẹp tươi và đó vẫn là quê hương yêu dấu của mình. Nhưng nơi đó, cha chưa từng đặt chân đến. Câu thơ cũng có thể hiểu đất nước ta quá đỗi rộng lớn, bao la, đẹp đẽ mà cả đời cha cũng chưa đi hết... Câu trả lời của cha chứa đựng sự trầm lắng, suy tư. Dường như người cha cũng có những nỗi niềm, khắc khoải, ước mơ còn đang dang dở. "Theo những cánh buồm..." trong lời của người cha tượng trưng cho những khát vọng, cho những ước mơ được khám phá chân trời mới.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng những từ láy giàu tính tượng hình góp phần miêu tả sự vật sinh động.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ.

+ Lời thơ giản dị, chan chứa tình cảm.

Nhận xét: Tác giả đã vẽ ra một bức tranh cảnh biển bình minh đẹp đẽ. Bức ảnh ấy làm nổi bật lên tình cảm cha con giản dị mà đẹp đẽ, lớn lao và cũng khơi gợi nên những mong ước, khát khao của tuổi thơ.

2. Những khát khao của con

- Không gian: "trên cát mịn", "ánh nắng chảy đầy vai".

=> Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "ánh nắng chảy đầy vai" để miêu tả một không gian tràn ngập ánh nắng. Ánh nắng như một thực thể lan tỏa, xâm chiếm trong không gian. Nhưng không gian ấy dường như trầm lắng lại theo dòng suy nghĩ của người cha.

- "Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời."

=> Cha trầm ngâm nhìn về nơi xa xôi tận cuối chân trời kia như tiếc nuối sự trôi chảy của thời gian. Trong khoảnh khắc nào đó, cha nhìn thấy những ước mơ, hoài bão, khát khao của mình ở nơi ấy.

- "Cha mượn cho con buồm trắng nhé, / Để con đi..."

=> Câu nói đầy ngây thơ của đứa con như hiểu được nỗi lòng của người cha. Đứa con muốn tiếp nối hành trình ấy, muốn được khám phá thế giới rộng lớn, tươi đẹp ngoài kia. Cánh buồm ấy chứa đựng những ước mơ, những khát vọng. Nó cũng là những nuối tiếc còn đang dang dở của cha, giờ đây lại tiếp nối khát vọng khám phá chân trời tương lai phía trước cho con. Hình ảnh cánh buồm trắng phía xa xa như là hiện thân của quá khứ, hiện tại và cả tương lai...

- 4 câu thơ cuối:

=> Niềm ao ước của đứa con như đánh thức những nỗi lòng của cha, khơi gợi lại những ước mơ cháy bỏng của cha. Lời nói của con như lời mời gọi của sóng biển, cũng chính là tiếng lòng, niềm khao khát của cha khi còn trẻ bị cất giấu bao lâu nay. Cha thấy lại được những ước mơ, khát vọng của mình thời thơ ấu trong con. Những điều cha chưa làm được gửi gắm nơi con. Con sẽ tiếp bước con đường cha đang dang dở thuở trước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ khắc họa câu chuyện tâm tình của hai cha con trên bãi biển, trong một buổi sớm bình minh đẹp đẽ. Qua đó, người đọc thấy được niềm mong ước, những khao khát đang dang dở, được thế hệ sau tiếp nối. Bài thơ thể hiện tình cảm cha con đầy thiêng liêng, cao cả.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do.

- Hình ảnh giàu tính biểu tượng.

- Ngôn ngữ thơ sinh động, giàu tính biểu cảm.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp ngữ...

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Những Cánh Buồm