Thực Hành đọc: Những Cánh Buồm (Hoàng Trung Thông) - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Hoàng Trung Thông - bên trái (1925 - 1993)
- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm
@394269@- Xuất xứ: In năm 1976.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Thể thơ: Tự do.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện của họ
- Hình ảnh hai cha con
+ Khung cảnh xung quanh: tràn ngập ánh sáng và màu sắc trong trẻo sau trận bão.
@394339@- Ánh mặt trời rực rỡ, ánh mai hồng, ánh nắng chảy đầy vai. → Nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: ánh nắng chảy đầy vai. → Hình ảnh ánh mặt trời rực rỡ lan tỏa khắp không gian, chảy trên cả vai của hai cha con.
- Cát càng mịn, Biển xanh, biển càng trong. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc tăng tiến "Cát càng mịn, biển càng trong" → Bờ biển sau trận bão dữ dội trở về với sự bình yên với màu sắc tươi sáng không chỉ từ ánh mặt trời, màu vàng lan tỏa từ cả bãi cát, kết hợp với màu xanh trong của biển.
+ Dáng hình hai cha con:
- Bóng cha dài lênh khênh/ Bóng con tròn chắc nịch. → Điệp cấu trúc, đối, từ láy. → Miêu tả hình ảnh hai cha con sóng đôi, độc đáo. Đây cũng là một cách khác miêu tả ánh nắng vì có nắng thì mới có bóng.
- Hai cha con bước đi, Cha dắt con đi, Cha lại dắt con đi. → Điệp ngữ và tăng tiến "Cha dắt con đi" - "Cha lại dắt con đi" → Từ hình ảnh song hành, đến cuối cùng lại thể hiện sự dìu dắt của người cha, thể hiện tình cha con khăng khít.
- Cuộc trò chuyện của họ
+ Cuộc trò chuyện đầu tiên:
Người con | Người cha |
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: Cha ơi!Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trờiKhông thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? | Nghe con bước lòng vui phơi phới.Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xaSẽ có cây có cửa có nhà.Vẫn là đất nước của ta,Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. |
Lời nói trực tiếp: tiếng con gọi cha đầy thân thương, trìu mến. Điệp ngữ, sử dụng từ ngữ phủ định: thấy...., không thấy... → Sự tò mò ngây ngô của đứa con muốn khám phá về cuộc sống. | Lời nói trực tiếp: giải thích cho con những điều con chưa biết. Tâm trạng: lòng vui phơi phới, mỉm cười. → Niềm vui vì cùng con đi dạo, thể hiện tình cha con. Điệp ngữ: sẽ..., điệp từ ở câu trước: cây, cửa, nhà. → Giải thích một cách nhẹ nhàng cho con, ngầm ám chỉ bản thân cũng muốn khám phá phía "nơi xa" kia. |
+ Cuộc trò chuyện thứ hai
Người con | Người cha |
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:Cha mượn cho con buồm trắng nhé,Để con đi... | Lời của con hay tiếng sóng thầm thìHay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm? |
- Dùng hành động kết hợp với lời nói trực tiếp nhưng vẫn giữ thái độ "nói khẽ" như sợ cảnh vật giật mình, làm phá đi không gian yên bình. - Lời đề nghị ngây thơ: mượn buồm trắng. - Mục đích: Để con đi... → Câu nói bỏ lửng, dấu ba chấm tạo nhiều liên tưởng. → Có thể là do ba không nghe rõ hoặc thể hiện khát vọng muốn khám phá thế giới. | - Lời nói gián tiếp. - Không chắc chắn về câu nói vừa rồi: là của con hay của sóng hay của chính lòng mình. - Câu hỏi tu từ → Đó cũng đồng thời là khát vọng của người cha từ thuở còn nhỏ nhưng chưa thực hiện được. Người cha thấy mình trong chính ước mơ của con. |
2. Hình ảnh những cánh buồm: ẩn dụ cho khát vọng khám phá.
- Lần xuất hiện đầu: trong lời nói của cha.
"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xaSẽ có cây có cửa có nhà.Vẫn là đất nước của ta,Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến."
+ Đích của cánh buồm: nơi xa, vẫn là đất nước ta.
→ Vừa thân thuộc (vì vẫn là nước ta) vừa xa lạ (nơi xa).
+ Mong muốn được khám phá của người cha: Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
→ Sự tiếc nuối xa xăm.
- Lần xuất hiện thứ hai: trong lời nói của con.
"Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:Cha mượn cho con buồm trắng nhé,Để con đi..."
+ Cánh buồm nay được con tô sắc: cánh buồm trắng.
→ Màu trắng thể hiện sự tự do.
Màu trắng thể hiện sự trong trẻo, ngây thơ.
+ Hành động trỏ + muốn mượn cánh buồm → Để con đi...
→ Muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.
2. Nghệ thuật
Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.
Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Những Cánh Buồm
-
Bộ Đề Đọc Hiểu Bài Thơ Những Cánh Buồm - Hoàng Trung Thông
-
Đọc Hiểu Những Cánh Buồm - Toploigiai
-
Đọc Hiểu Những Cánh Buồm - Toploigiai
-
Đọc Hiểu Văn Bản: Những Cánh Buồm - Hoc24
-
ĐỌC HIỂU Đọc đoạn Thơ Sau Và Thực Hiện Yêu Cầu Bên Dưới. Cha ...
-
Soạn Bài 7 Đọc Hiểu Văn Bản Những Cánh Buồm - Tech12h
-
Soạn Bài Thực Hành đọc: Những Cánh Buồm - Kết Nối Tri Thức 6
-
Ngữ Văn 6 Bài 2 Thực Hành đọc: Những Cánh Buồm (Hoàng Trung ...
-
Đề 42 – Bộ đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Soạn Văn 7 Cánh Diều Bài 7: Đọc Hiểu Văn Bản Những Cánh Buồm
-
Soạn Bài Thực Hành đọc: Những Cánh Buồm - Kết Nối Tri Thức 6
-
Soạn Bài Những Cánh Buồm - Chân Trời Sáng Tạo 6
-
[PDF] ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU - THPT Phan Đăng Lưu
-
Soạn Bài Những Cánh Buồm | Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều - Haylamdo