Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nhanh COVID-19 Bao Lâu Là Chính Xác?
Có thể bạn quan tâm
Một mẫu xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính COVID-19 - Ảnh: X.M.
Bạn đọc T.M. thắc mắc không rõ chủng mới hoạt động theo cơ chế như thế nào nhưng rất nhiều trường hợp kể cả người lớn và trẻ em sau khi dứt các cơn hành (ho, sốt) tức là phải sau 3-4 ngày test mới ra kết quả dương tính.
Có trường hợp test xong chờ 20 phút không thấy gì, mấy tiếng sau chuẩn bị bỏ kit, nhìn lại thì thấy 2 vạch.
"Nên nếu nói là do kit xét nghiệm thì cũng chưa chắc đã phải. Theo tôi thì hiện nay không nên test liền ngay sau khi phát hiện. Có triệu chứng nên ý thức cách ly, sau đó 2-3 hoặc 4 ngày hãy test. Nên để kit test lâu hơn quy định để biết chính xác hơn", chị T.M. nêu ý kiến.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM - cho hay không có bộ kit xét nghiệm COVID-19 có giá trị tuyệt đối, kể cả xét nghiệm PR-PCR.
Để tăng kết quả chính xác kể từ sau bước lấy mẫu bệnh phẩm, người dân cần đặt bộ kit xét nghiệm nhanh đã chứa mẫu bệnh phẩm nằm ngang trên bề mặt phẳng, để dung dịch bệnh phẩm trên bộ kit khô ráo hoàn toàn và thời gian đọc kết quả theo quy định nhà sản xuất, thường là 30 phút.
Nếu để bộ kit nghiêng hoặc cầm bộ kit di chuyển sẽ ảnh hưởng kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, khi đặt bộ kit xét nghiệm có dịch bệnh phẩm quá lâu ngoài không khí, dính nhiều bụi bẩn cũng có thể thay đổi kết quả xét nghiệm.
Về trường hợp test xong chờ 20 phút hiển thị 1 vạch - âm tính, mấy tiếng sau khi chuẩn bị vứt bộ kit thì hiển thị 2 vạch - dương tính, theo bác sĩ Khanh, có thể một thời gian ngắn sau, bộ kit đã hiển thị 2 vạch nhưng do người bệnh không có mặt tại đó quan sát, chưa kể trường hợp dương tính giả.
"Người dân cần chờ đợi thời gian hiển thị kết quả theo đúng quy định của nhà sản xuất. Khi đọc kết quả sớm, dịch bệnh phẩm trên bộ kit chưa khô, có thể ra kết quả âm tính giả", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Bác sĩ Khanh cho biết thêm, trong phòng xét nghiệm, quy trình thực hiện và đọc kết quả mẫu xét nghiệm tuân thủ rất nghiêm ngặt. Thời gian đọc kết quả xét nghiệm phải đúng quy định để có kết quả tuyệt đối nhất.
Thạc sĩ Võ Tuấn Linh - phó trưởng khoa xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - lưu ý tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm mà thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.
Nếu thời gian đọc của test là 15 phút thì thời gian vàng đọc kết quả là từ 13 - 15 phút. Nếu thời gian đọc của test là 30 phút thì thời gian vàng đọc kết quả là từ 28 - 30 phút. "Người dân không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm và nhà sản xuất", thạc sĩ Linh nhấn mạnh.
Trước biến chủng Omicron chiếm ưu thế cộng đồng và trùng hợp nhiều người test nhanh nhiều lần đều âm tính dù có triệu chứng rõ ràng, các chuyên gia từng cho biết biến chủng này không "trốn" test nhanh nếu bộ xét nghiệm chất lượng, thời gian và quy trình lấy mẫu đúng.
Hiệu quả của các xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà đối với Omicron và DeltaTTO - Trong bối cảnh số ca mắc mới ngày một tăng, các sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà đã trở thành công cụ hữu ích và phổ biến trên toàn thế giới.
Từ khóa » Hình ảnh Que Test Covid Bị Lỗi
-
Cách Phân Biệt 'dương Tính Giả' Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại ...
-
Lưu ý Quan Trọng Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà
-
Tự Test COVID-19, Nhiều Người Làm Sai, Cho Kết Quả Sai Mà Không ...
-
Những Lỗi Hay Mắc Phải Khi Tự Test Nhanh COVID-19
-
Giải Thích Ký Hiệu C Và T Trên Que Thử Covid Là Gì? | Medlatec
-
Sai Lầm Khi đánh Giá Bệnh Qua độ đậm Nhạt Trên Que Test Nhanh ...
-
Test Nhanh COVID-19 Màu Sắc Và Tốc độ Lên Vạch Có ý ... - YouTube
-
Vì Sao Kit Test Nhanh Covid-19 Có Nhiều Màu?
-
Vì Sao Có Nhiều Màu Khi Test Nhanh Covid-19?
-
Sai Lầm Thường Gặp Khi Tự Lấy Mẫu Test Nhanh Tại Nhà - VnExpress
-
Cẩn Trọng Khi Sử Dụng Kit Test COVID-19 Bằng Nước Bọt Không Rõ ...
-
Chữ T Chữ C Trên Que Thử Test Nhanh Covid 19 Nghĩa Là Gì?
-
Test Nhanh COVID-19: Vạch đậm - Nhạt Có Thể Hiện Bệnh Nặng - Nhẹ?
-
Test Nhanh Bằng Nước Bọt Có Chính Xác Không? | Vinmec