Tự Test COVID-19, Nhiều Người Làm Sai, Cho Kết Quả Sai Mà Không ...
Có thể bạn quan tâm
Chỉ cần ăn, uống, xịt nước muối, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi test COVID-19… cũng có thể đưa ra một kết quả không chính xác.
Theo các chuyên gia y tế, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc có tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh, bạn có thể mua kit test nhanh Covid-19 tự thực hiện tại nhà. Việc này có ý nghĩa giúp biết sớm tình trạng bệnh và liên hệ kịp thời với cơ sở y tế.
Mỗi một bộ kit test, các hãng sản xuất đều có hướng dẫn cụ thể, người dùng cần đọc kỹ thông tin sử dụng và thực hiện đúng sẽ đem lại kết quả tối ưu. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ cần 1 thao tác nhỏ sai cũng có thể cho kết quả không chính xác.
Ảnh minh họa
Lấy mẫu sai góc và độ sâu
Khi đưa que lấy mẫu vào mũi, bạn có thể thực hiện sai góc hoặc chưa đạt được đúng độ sâu. Vì vậy, thay vì đưa tăm bông đi thẳng lên trên, hãy cố gắng đi theo chiều ngang và nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2-3 cm. Sau đó xoay nhẹ que lấy mẫu vào thành mũi theo đúng số lần mà xét nghiệm của bạn khuyến nghị.
Do ăn uống, đánh răng trước khi test
Ăn, uống, xịt nước muối, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi xét nghiệm nước bọt… có thể đưa ra một kết quả không chính xác. Vì vậy, trước khi lấy mẫu nước bọt 30 phút không nên làm những điều trên.
Bảo quản sai nhiệt độ
Bộ dụng cụ test nhanh nên được bảo quản ở nhiệt độ 2-30ºC, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn có thể khiến protein trong các thử nghiệm bị biến tính - những thay đổi vĩnh viễn đối với cấu trúc protein. Không đóng băng sản phẩm để tránh làm hỏng các thành phần của nó.
Mở sản phẩm quá sớm
Không mở khay thử ra khỏi túi đựng cho đến khi bạn sẵn sàng bắt đầu thực hiện xét nghiệm. Mở sớm mà không sử dụng có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.
Xử lý mẫu không đúng kỹ thuật
Trong quá trình xử lý mẫu, tức là khi cho tăm bông vào dung dịch đệm, bạn làm không kỹ, không vắt được hết dung dịch trong đầu tăm bông vào dung dịch đệm, điều này có thể làm cho kết quả không chính xác.
Chuyên gia y tế hướng dẫn 6 bước thực hiện test nhanh
1. Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.
2. Chuẩn bị lấy mẫu: Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.
3. Lấy mẫu bệnh phẩm
Lấy mẫu dịch tỵ hầu. Ảnh minh họa
- Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu:
Ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Đối với trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.
- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.
- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi:
- Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây.
- Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
4. Tách chiết mẫu
- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.
- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.
- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.
5. Đọc kết quả
Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.
Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).
Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.
Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.
Lưu ý, nếu vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc khay thử bị hỏng. Lúc này, phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.
6. Xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng
Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.
Trung Tâm Y tế Quận 6Từ khóa » Hình ảnh Que Test Covid Bị Lỗi
-
Cách Phân Biệt 'dương Tính Giả' Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại ...
-
Lưu ý Quan Trọng Khi Tự Làm Test Nhanh COVID-19 Tại Nhà
-
Những Lỗi Hay Mắc Phải Khi Tự Test Nhanh COVID-19
-
Giải Thích Ký Hiệu C Và T Trên Que Thử Covid Là Gì? | Medlatec
-
Sai Lầm Khi đánh Giá Bệnh Qua độ đậm Nhạt Trên Que Test Nhanh ...
-
Test Nhanh COVID-19 Màu Sắc Và Tốc độ Lên Vạch Có ý ... - YouTube
-
Vì Sao Kit Test Nhanh Covid-19 Có Nhiều Màu?
-
Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nhanh COVID-19 Bao Lâu Là Chính Xác?
-
Vì Sao Có Nhiều Màu Khi Test Nhanh Covid-19?
-
Sai Lầm Thường Gặp Khi Tự Lấy Mẫu Test Nhanh Tại Nhà - VnExpress
-
Cẩn Trọng Khi Sử Dụng Kit Test COVID-19 Bằng Nước Bọt Không Rõ ...
-
Chữ T Chữ C Trên Que Thử Test Nhanh Covid 19 Nghĩa Là Gì?
-
Test Nhanh COVID-19: Vạch đậm - Nhạt Có Thể Hiện Bệnh Nặng - Nhẹ?
-
Test Nhanh Bằng Nước Bọt Có Chính Xác Không? | Vinmec