Đôi điều Tìm Hiểu Về Vùng đất Hương A Cảo Xưa Kho Gạo “Mễ ...

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử
    • Ban chấp hành Hội Khóa X
    • Hội đồng nghệ thuật hội và các chi hội
  • Tin tức
    • Tin thời sự
    • Tin văn hóa
    • Tin văn nghệ
    • Tin hoạt động của hội và các chi hội
  • Các chi hội chuyên ngành
    • Âm nhạc & múa
    • Văn học
      • Lí luận phê bình
      • Văn học nhà trường
    • Mĩ thuật
    • Nhiếp ảnh
    • Sân khấu
    • Kiến trúc
    • Văn nghệ dân gian
    • Phát thanh truyền hình
  • Tạp chí văn nghệ Thái Bình
    • Thư mời cộng tác
    • Thơ
    • Văn xuôi
    • Truyện ngắn
    • Góc cười
  • Tư liệu
    • Điều lệ hội
    • Các quy chế hoạt động
  • Văn bản
    • Trung ương
    • Tỉnh
    • Hội Văn Học Nghệ Thuật Thái Bình
  • Liên hệ
Thông báo:
  • Thông báo về giải thưởng Văn học nghệ thuật tinh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn, giai đoạn 2012- 2017, 2017-2022
Thái Bình, ngày 6 tháng 1 năm 2025
  • Trang chủ
  • Văn nghệ dân gian
Đôi điều tìm hiểu về vùng đất Hương A Cảo xưa kho gạo “Mễ Thương Thắng Tích” đền A Sào.... Ngày: 23/11/2021 Trần Liễu là nhân vật tương đối đặc biệt của vương triều Trần ở thế kỷ thứ XIII. Ông sinh khoảng năm 1209 - 1210, ở Hương Tinh Cương, Hải ấp - Lưu Gia. Ông mất tháng 4/1251, hưởng thọ 41 tuổi

Trần Liễu là nhân vật tương đối đặc biệt của vương triều Trần ở thế kỷ thứ XIII. Ông sinh khoảng năm 1209 - 1210, ở Hương Tinh Cương, Hải ấp - Lưu Gia. Ông mất tháng 4/1251, hưởng thọ 41 tuổi. Có lẽ ông là người họ Trần đầu tiên được vua Lý Huệ Tông cấp Thái ấp và phong tước Phụng Kiến Vương (sau khi lấy công chúa Thuận Thiên vào khoảng 1223 - 1224). Thái ấp được phong của Trần Liễu là Hương A Cảo (nay thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Năm 1237, vì căm tức trước việc Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực mật mưu với nhau ép công chúa Thuận Thiên (vợ Trần Liễu) lấy vua Trần Cảnh nên Trần Liễu “họp quân ra sông cái làm loạn”. Việc không thành công, ông buộc phải xin giải hoà với vua Trần Cảnh. Sau đó triều đình đã phong cho ông là Yên Sinh Vương và cấp đất thang mộc ở các xã Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hương, Yên Bang, Yên Hưng cho Trần Liễu. Hương A Cảo thái ấp của Trần Liễu bị xung công.

Qua tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử, chúng ta biết rằng đa phần quân lính Trần Liễu bị giáng xuống làm nô tỳ và đầy về lao động khai hoang lấn biển ở khu vực Hương A Cảo và một số xã thuộc huyện Thái Thuỵ ngày nay. Thần tích, thần sắc (thôn A Sào – xã An Thái Quỳnh Phụ) và sử cũ cũng từng ghi nhận việc Trần Quốc Tuấn năm 18 tuổi được phong làm Thượng Vị hầu và triều đình nhà Trần đã cử ông về đóng quân ở đất A Cảo, A Sào để lo tích luỹ lương thực, luyện tập thuỷ quân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Qua thực tế khảo sát khu vực các xã: Quỳnh Minh, Quỳnh Thọ, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, Quỳnh Giao, Quỳnh Hoa, An Khê, An Đồng, An Bài, An Lễ, An Vũ, An Ninh, An Thái, An Mỹ…. Hiện tại ở các địa phương này còn rất nhiều di tích liên quan đến Trần Liễu và Trần Hưng Đạo. Nếu An Thái có làng gạo và kho Mễ thương thắng tích là nơi chứa lương thực của quân đội Trần Quốc Tuấn thì ở xã An Ninh có kho bạc, kho vũ khí và làng Sổ (Quỳnh Thọ) là nơi để sổ sách, quân lương của tướng lĩnh thời Trần. An Lễ, An Mỹ, An Bài là nơi đóng thuỷ quân của Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão cùng đội tượng binh của Dã Tượng. Làng Cau Dương - Thuỵ Ninh nơi có xưởng rèn vũ khí của quân đội thời Trần. Hiện ở làng (A Cảo xưa) - Bắc Dũng (ngày nay) - xã An Đồng - Quỳnh Phụ còn lưu dấu tích ngôi đền cổ thờ vợ chồng An Sinh Vương Trần Liễu (gọi là đền Chân Sen), gần đó là đền thờ Trần Hưng Đạo. Đặc biệt ở thôn A Sào - An Thái (làng có tên nôm là làng Gạo) còn dầy đặc di tích có liên quan đến Trần Quốc Tuấn và quân đội của ông. Bến Tượng bên bờ sông Hoá - nơi có tượng đá kỷ niệm con voi chiến của Trần Quốc Tuấn bị sa lầy khi ông vượt sông Hoá đi đánh trận Bạch Đằng; Gồ Đống Yên nơi để Yên ngựa, hồ tắm tượng - nơi voi của Trần Quốc Tuấn tắm mát sau mỗi lần tập trận, kho gạo Mễ Thương (Mễ Thương thắng tích) và đền thờ Hưng Đạo Vương (tương truyền là được làm trên nền nhà cũ của ông - nơi đây còn được gọi là Đệ Nhị sinh từ, chỉ đứng sau đệ nhất sinh từ là Vạn Kiếp. Đình làng A Sào chính là kho gạo (Mễ Thương xưa), nơi đây hiện còn lưu giữ được một số cột đá cao gần 1m (theo nhân dân địa phương cho biết có nhiều khả năng đây là các cột đá để kê ván gỗ, tre dùng cho việc chất các ró (lồ, bao) gạo trữ lương thảo của quân đội thời Trần).

Kho gạo Mễ Thương ở A Sào đã đi vào sử sách, thần tích, thần phả. Hiện 4 chữ cổ “Mễ Thương Thắng tích” được gắn trên mái của đình A Sào đã có hàng trăm năm tồn tại cùng thời gian mưa, gió. Hiện ở xã Quỳnh Thọ vẫn còn đình thờ trình Quang Minh (vị tướng trông coi kho của quân đội Trần Quốc Tuấn, theo thần phả, sắc phong và các tài liệu khảo cổ, tư liệu điền dã và các cụ già trong làng truyền lại thì ngôi đình này được dựng lên trên nền nhà của kho lương thực trước đây, của quân đội thời Trần). Đền, đình “Mễ thương thắng tích” ở A Sào - An Thái còn lưu lại nhiều đôi câu đối cổ, có nội dung nhắc tới công lao và sự tích của Hưng Đạo Đại Vương và kho lương, cũng như quân đội của ông:

“Sát thát uy danh đằng bắc địa

Mễ thương thắng tích khởi lâu đài”

Hoặc: “A Sào nhất đại trung hưng tướng

Nam quốc thiên thu thượng đẳng thần”

Và “Tây kết phấn binh uy danh anh thanh kinh bắc địa

Đông A lưu thắng tích thiên thu linh ứng trấn lam thiên”

Đặc biệt ở đền A Sào còn đôi câu đối ghi rõ:

“Trung đại hoàn cầu cái thế anh hùng duy hữu nhất.

Đông A Việt sử quân huân tích pháp nhị sinh từ”.

Trên hai bài vị “ở đình, đền” có ghi:

“Trần triều hiển thánh gia phong hưng đạo đại vương tặng phong thượng thượng thượng đẳng thần” và “Trần triều hiển tháng tặng phong Hưng Đạo Vương đại nghĩa hồng huân gia phong thượng đẳng thần - Linh vị”.

Ngoài ra ở đền và đình A Sào còn hàng chục bức đại tự, câu đối khác đều nhắc tới công lao của Hưng Đạo Vương đối với đất A Sào - A Cảo, với đất nước và nhân dân Đại Việt. Trong hậu cung của đền A Sào còn lưu giữ một pho tượng cổ, đó là tượng Đức Thánh Trần. Dân làng từ bao đời đều truyền cho nhau gìn giữ bảo vật quý hiếm này. Theo các cụ già cho biết pho tượng này đã tồn tại hàng vài trăm năm. Tượng được tạc ở tư thế ngồi, (to như người thật) cao khoảng 1,3 - 1,4m. Gỗ tạc tượng là một loại gỗ thơm quý hiếm. Điểm đặc biệt của pho tượng ở đền A Sào (An Thái) không chỉ vì pho tượng có niên đại hàng trăm năm mà ít người biết rằng pho tượng của ngài có tư thế ngồi mang đầy tính tâm linh, huyền bí khác với các pho tượng thờ đức thánh Trần ở nhiều nơi khác. Pho tượng của đức ngài ở A Sào với dáng uy nghi đường bệ theo phong cách ngồi thiền định (của nhà Phật), tay phải bắt quyết, tay trái để úp trên đầu gối trái, đôi mắt hơi khép. Chỉ nhìn vào pho tượng chúng ta đã thấy toát lên tính liêng thiêng và sự uy nghiêm dũng mãnh nhưng tràn ngập tài năng đức độ của người..

Đã thành thông lệ truyền qua bao đời, hàng năm vào dịp đầu xuân, đền A Sào (An Thái) vẫn mở hội và đón nhân dân trong tỉnh và các địa phương khác ngoài tỉnh về dự lễ hội đầu xuân để tưởng nhớ tới công lao to lớn của Đức Thánh Trần và quân dân thời Trần đối với sự trường tồn của đất nước và cầu mong sự an khang thịnh vượng cho mọi người.

Từ khóa » Giới Thiệu Về đền A Sào