Đôi điều Về Bộ Pháp | Viseado
Có thể bạn quan tâm
Trong hầu hết các môn võ thuật từ ngàn xưa truyền lại nói chung và môn Thiếu Lâm nói riêng, luôn đặt nền tảng của võ thuật trên căn bản của các thế tấn. Thế thì Bộ Tấn có nghĩa là bước chân tiến lên, hay nói cho đúng nghĩa là phương pháp đứng ,ngồi …di chuyển, theo cách của võ thuật. Đã gọi là cách di chuyển theo nguyên lý của võ thuật, thì nó sẽ khác hẳn với cách di chuyển tự nhiên của con người. Nên muốn thông thạo nó và có sự di chuyển vững chắc lại linh hoạt, thì cần phải tập luyện.
Bộ pháp như nền móng của căn nhà, nền móng có vững trải đường hoàng thì ngôi nhà mới kiên cố và có thể xây cao tầng. Đến nay thì nhiều người tập võ đã không nhận ra tầm quan trọng của bộ pháp một cách đúng mức. Kể cả nhiều bậc thầy cũng đã loại bỏ hoặc không chú trọng việc rèn bộ pháp cho môn sinh, vì nó dễ làm nản lòng người mới tập, do đơn điệu, nhàm chán mà mỏi mệt.
Như thế thì ta với nền móng yếu ớt, thì tập bao lâu đi nữa cũng như chỉ dựng được căn nhà lá mong manh, nghèo nàn. Khi đã không có rèn tập bộ pháp vững chắc từ đầu, thì càng học nhiều càng mất căn bản, khiến cho việc đạt đỉnh cao của võ thuật rất khó khăn hoặc giả có thì cũng do chính mình hoang tưởng.
Luyện tốt Tấn Bộ Pháp thì trong lúc tập công phu, sẽ dễ dàng thành tựu bởi thân bộ nghiêm chỉnh, ổn định, giúp máu huyết dễ dàng lưu chuyển theo cách trầm ổn nhịp nhàng. Khi diễn quyền, binh khí hoặc tấn công hay phòng thủ thì nhanh lẹ, hợp lý không bị chao đảo. Tấn bộ tốt, thì kết hợp được với thân thủ thành một khối, phát huy được kình lực tối đa cho đòn đánh theo nguyên lý ''Kình Căn Tại Cước" hay '' Thượng Hạ Tương Tùy''. Có nghĩa là cái gốc của sức mạnh tại chân và trên dưới hợp nhau, tùy nhau mà biến hóa cho thuận hợp.
Võ thuật Trung Hoa thì hầu như không có dùng từ Tấn Pháp, nhưng các dòng võ truyền sang Vn ta thì hay sử dụng từ này. Theo tôi thì cũng là cái hay, bởi nó giúp dễ hiểu và chia ra làm hai phương pháp để luyện tập.
1) Tấn pháp là phương pháp luyện những thế tấn căn bản, luyện từng thế một, tập đứng trụ cho đúng và với thời gian dài. Nó giúp cho hệ xương cơ khớp mạnh mẽ, dẻo dai bền bỉ, chịu đựng được trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng và thoải mái.
2) Bộ pháp là sự kết hợp giữa các tấn pháp với nhau. Hay nói cách khác thì bộ pháp có nghĩa là sự di chuyển của liên hoàn các tấn pháp, do sự điều khiển của thân pháp. Mà thân pháp được khởi phát từ đầu, vai, eo, hông, mà trong đó quan trọng nhất là EO (yêu) . Nên có nguyên lý là " Chủ Tể Tại Yêu" là vậy.
Luyện bộ pháp là luyện cân lực, để cảm được chân nào nặng, chân nào nhẹ, chân nào hư, chân nào thực. Với những cách có thể gọi nôm na là ''biến tấn'' . "Biến tấn'' có nghĩa là các tấn pháp không còn nhất thiết phải theo khuôn khổ của các tấn căn bản., mà nó được biến hóa một cách nhanh nhẹn, chủ động và linh diệu hơn nhiều.
Trong môn Thiếu Lâm thì có rất nhiều phương pháp để luyện tấn pháp-bộ pháp, tùy theo từng chi gia, dòng phái. Có những tinh hoa nổi tiếng về bộ pháp như Mai Hoa Thung, Đại Căn Mã. Môn Ta thì có Hoạt Căn Ma Bộ, Mã Hoạt Di Bộ, Cao Mã Thượng Kiều .
Thế nhưng muốn thành tựu về công phu bộ pháp, thì chắc chắn phải luyện thật tốt Ngũ Hành Bộ.
Đó là.. Mã bộ (trung bình tấn), Cung Tiễn Bộ (đinh tấn), Trảo mã bộ, Xà bộ, Hạc bộ.
Nếu có luyện thêm môn Thái Cực Quyền , thì cũng rèn trên nguyên lý của Ngũ Hành gồm có..
Tiền tấn, hậu thoái, tả cố, hữu phán và trung định.
Tóm lại việc luyện bộ pháp là công phu, cần chuyên chú suốt đời tập võ, không thể lơ là tự đắc. Nó không những giúp cho những kỹ năng của võ thuật, để tiến bước cao hơn với những thành tựu vững chắc. Mà trong đời sống bình thường, nó cũng giúp ta đi đứng vững vàng, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng. Tránh được những tai nạn do trượt, vấp té, đụng chạm…hơn nữa nó cũng giúp phòng tránh những bệnh tật về xương khớp của đôi chân khi lớn tuổi.
Chẳng cần biết có đánh đấm gì được ai hay không, chỉ mong là khi đến tuổi cao sức yếu, mà vẫn có đôi chân không ( hoặc ít ) đau đớn, run rẩy…
Thì đã quá hạnh phúc rồi.
Có phải thế không?
VS Hải Đăng
Phụ chú:
Hậu quả của việc luyện tấn từ ''bí kíp"
Chẳng biết "bí kíp'' gì mà vẽ như rứa
Khiến sư phụ này đứng sai bét như ri
Share this:
Related
Từ khóa » Các Bộ Pháp Trong Võ Thuật
-
Thủ Pháp - Tất Pháp Và Cước Pháp Trong Võ Cổ Truyền Việt Nam
-
Luyện Tấn Pháp, Thủ Pháp, Tất Pháp Và Cước Pháp Trong Võ Cổ Truyền ...
-
Footwork - Bộ Pháp: Một Trong Những "tử Huyệt" Của Võ Thuật Cổ điển
-
Thủ Pháp, Tất Pháp Và Cước Pháp... - VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
-
Thể Loại:Tấn Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Luyện Tập Di Chuyển Bộ Pháp | Footwork Tutorial
-
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT
-
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VÕ THUẬT - Viện Nghiên Cứu
-
Trường Phái Ngoại Gia – Việt Võ Đạo
-
Võ Thuật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đứng Tấn Có Tác Dụng Gì? Các Thế đứng Tấn Hiện Có - Sieuthitaigia
-
"Tấn Pháp" Và Quan Niệm Sai Lầm Trong Cách Tập Tấn Pháp