NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VÕ THUẬT - Viện Nghiên Cứu
Có thể bạn quan tâm
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VÕ THUẬT
“XƯƠNG SỐNG” TRONG HỆ THỐNG VÕ HỌC VIỆT NAM
Võ Thuật đã từ lâu được Tổ tiên ta và các nhà nghiên cứu võ học coi như phần “xương sống” trong toàn bộ lập trình, tiêu thức, định lượng và điểm nhấn thiết yếu của hệ thống Võ học Việt Nam. Thông thường, trong Võ Thuật bao hàm nhiều nội dung cấu thành, nhưng tựu trung có 2 phần chính, đó là QUYỀN THUẬT và BINH KHÍ.
PHẦN MỘT
QUYỀN THUẬT VÀ CÁC NỘI DUNG, TIÊU THỨC CƠ BẢN
Quyền thuật cùng với các loại hình binh khí và các pháp thuật tầm kinh điểm huyệt, bí quyết giải huyệt, ngay từ những giai đoạn đầu hình thành, đã được Tổ tiên chúng ta xếp vào vị trí cốt lõi trong toàn bộ hệ thống võ học dân tộc. Thông qua những kỹ – chiến thuật căn bản, các tư thế vận động linh hoạt, kỹ năng tấn công, phòng thủ hoàn bị và các yếu tố về thân pháp, quyền pháp, cước pháp, tâm pháp, thần pháp, khí pháp, nhãn pháp… và các tư duy đối pháp chiến lược, để khẳng định trình độ, đặc điểm chuyên biệt, hình thể cấu trúc của Quyền thuật. Đồng thời phân định sự giống nhau và khác nhau giữa Quyền thuật của nước ta với Quyền thuật của các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên Thế giới, nhằm biểu hiện sinh động những giá trị đích thực, tinh hoa độc đáo, mang tính đặc trưng của nền Võ học chân truyền Việt Nam.
Trong Quyền thuật được tạm chia thành 13 phần chính: Phần cơ sở lý luận và những đặc trưng cơ bản, bao gồm: các qui trình, định chuẩn, tiêu thức, cấu trúc của Quyền thuật. Phần kỹ thuật và các bộ pháp căn bản của Quyền thuật. Phần kỹ năng thực hành, thị phạm, biểu đạt các bộ tấn (có minh họa bằng hình vẽ, lời Thiệu và dẫn giải chi tiết). Phần phương pháp luyện tập bộ chân theo đồ hình “Bát Quái”. Phần tập luyện bộ tay theo nguyên lý “Ngũ Hành pháp”. Những đặc tính chiến đấu, kỹ – chiến thuật phối hợp đồng bộ, giữa bộ chân với bộ tay. Phương pháp, công dụng của “thân pháp”, “tâm pháp”, “khí pháp”, “nhãn pháp”... Những nội dung, đặc dụng của các bài Quyền thuật tiêu biểu và các chiêu thức, đòn thế căn bản.
Các phần này luôn có mối quan hệ biện chứng, gắn kết mật thiết với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp và biến hóa vô biên, chuyển hóa vô lượng, thích nghi với mọi điều kiện, hoàn cảnh, trình độ, đối tượng. Đồng thời buộc người dạy lẫn người học luôn thống nhất ý chí và hành động, tư duy và phương pháp luận một cách biện chứng, để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống Quyền thuật, sớm đạt đến tuyệt đỉnh võ công.
VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUYỀN THUẬT
Quyền thuật bao gồm các kỹ năng, đòn thế, chiêu thức, đã được xây dựng hoàn chỉnh thành bài võ, theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn lẻ đến hoàn chỉnh, từ lý thuyết đến công năng biểu đạt, trong đó con người là chủ thể, trực tiếp sử dụng toàn bộ các bộ phận chức năng trên cơ thể, để thực hiện các thao tác kỹ thuật, đòn thế, chiêu thức đã định sẵn, theo một qui trình vận hành khép kín, liên hoàn và đầy biến hóa.
Quyền thuật, ngoài việc vận động theo qui luật Âm – Dương tương tác, còn tuân thủ một cách biện chứng các đồ hình “Bát Quái pháp”, “Ngũ Hành pháp”, qui luật “Tương sinh”, “Tương khắc” và các nguyên tác tương hợp về nội công với ngoại công, về cương quyền với nhu thuật, về tấn pháp với thủ pháp, về tấn công với phòng thủ, về các mối tương quan, chuyển hóa giữa thân pháp, thần pháp, tâm pháp, khí pháp, nhãn pháp… tạo nên sức mạnh tổng năng, giúp con người không chỉ tự bảo vệ được chính mình, tự điều chỉnh, cân bằng về tâm sinh lý, duy trì, nâng cao thể trạng, mà còn có khả năng hoàn thiện các tố chất vận động (sức nhanh, mạnh, sức chịu đựng, sự khéo léo, dẻo dai…) và chủ động chống trả, vô hiệu hóa các tác nhân tấn công từ bên ngoài (các qui trình này sẽ lý giải trong phần biểu đạt, thị phạm cụ thể ở các phần sau).
Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số đặc trưng cơ bản của Quyền thuật, qua quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tế, trong đó có những đặc điểm riêng của Quyền thuật Việt Nam. Trước hết về bộ chân, mà trong võ học thường gọi “bộ ngựa”, chủ yếu thể hiện theo bộ pháp “túc bất ly địa” (khi đứng bàn chân không hở đất) và luôn giữ tư thế thăng bằng, vững chắc, cứng rắn như “hòn đá tảng”, chịu được sức công phá cường mãnh, liên tiếp tấn công của nhiều đối thủ, nhưng khi di chuyển thì lại uyển chuyển, linh hoạt, nhẹ nhàng như “chiếc lá bay” và biến hóa khôn lường, tạo thành “trận đồ Bát Quái”, làm cho địch thủ không biết đâu mà lường (Bộ pháp này bị kẻ xấu xuyên tạc và những người thiếu hiểu biết đã tuyên truyền hạ thấp sự uyên bác của Võ Việt, cho rằng: “Túc bất ly địa” là “chôn chân tại chỗ” là thiếu linh hoạt…)
Trong tấn công, truy kích thường sử dụng cả “ngựa đôi”, “ngựa ba”, “ngựa liên hoàn”, “ngựa bay…”, để từ xa có thể “vượt tuyến” áp sát đối phương trong nháy mắt và dùng các thế “cài ngựa”, “khóa ngựa”, “phá tấn” hoặc bất thần tung “bộ đội”, “bộ liệng”, “bộ hốt”, “bộ triệt” để truy hạ địch thủ, cho dù ở địa hình nhỏ hẹp hay phạm vi rộng lớn. Còn khi sử dụng “cước pháp” thì thường một chân trụ, một chân đá và rất ít khi đá 2 chân cùng một lúc (chỉ khi nào cần thiết mới tung cú đá quyết định)
Trong hành pháp, lập trụ khai triển “bộ ngựa”, thường đứng ở tư thế “hạ bộ tấn” (tầm thấp) hoặc “trung bộ tấn” (tầm trung bình), rất ít khi đứng ở “bộ thượng” (tầm cao). Việc tập luyện đồ hình, hóa chuyển “bộ ngựa” thường chiếm thời gian, công phu, tâm lực gấp nhiều lần so với bộ tay và một số bộ pháp khác. Bởi theo quan niệm của Tổ tiên, luôn ví “bộ ngựa” như trụ cột của ngôi nhà, nếu trụ cột bền vững, cứng chắc thì cho dù có phong ba, bão táp, ngôi nhà vẫn không sập đổ.
Nhờ vậy, mà “bộ ngựa” vừa rất vững chắc, cứng rắn, vừa cực kỳ nhạy bén, linh diệu, có thể chịu đựng một cách bền bỉ, cứng cỏi, không lay chuyển trước sức công phá đồng loạt của nhiều đối thủ, đồng thời có thể nhanh như chớp tung đòn tấn công, truy kích đối phương ở mọi góc cạnh, tầm độ khác nhau. Trong đó, khi phòng ngự thường lấy chân đứng phía sau làm trụ chính (cả bàn chân phải bám sát mặt đất, trong đó gót chân là trọng lực), còn chân đứng phía trước, bàn chân thường xoay ngang, hướng vào bên trong, đề phòng địch thủ cố tình dẫm đạp lên bàn chân hoặc năm đầu ngón chân.
Riêng bộ tay luôn vận động dựa theo qui luật “Tương sinh”, “Tương khắc” của “Ngũ Hành pháp” và bí quyết hóa chuyển, “vạn biến tùy hình” của VCT dân tộc. Khi phát động chiến đấu, thường một tay tung đòn tấn công, còn tay kia phòng thủ, bảo vệ các vị trí xung yếu của cơ thể. Một tay sấp (lòng bàn tay hướng xuống đất), một tay ngửa (lòng bàn tay hướng lên trời) theo nguyên lý “Âm – Dương tương phản”. Trong đó, một tay cùng lúc vừa đỡ đòn, chặn đòn, khóa đòn, vừa tìm sơ hở của đối phương để liên tiếp trả đòn, phản đòn, công đòn ở nhiều tư thế, vị trí thích ứng, đồng thời tận dụng tối đa quyền năng, sức mạnh, tính chuẩn xác và ưu thế của các bộ phận chức năng trên cơ thể (đầu, vai, cùi chỏ, gối, gót chân, bàn chân, năm đầu ngón chân và cả các bộ “Trảo pháp”, “Cương đao”, “Hợp chỉ”, “Long giác”, “Hổ trảo”, “Xà thao”…) để liên tiếp tấn kích dồn dập, quyết liệt vào các vùng huyệt đạo trọng yếu của địch thủ (ít khi thụ động, truy thủ một cách đơn điệu, rời rạc, ngắt quãng nửa vời hoặc cùng lúc sử dụng cả 2 tay để tấn công hoặc để phòng thủ).
Trong khi đó, bộ tay và bộ chân luôn kết nối hữu cơ, tác động qua lại, hoán đổi liền lạc, biến hóa vô lượng, công kỳ vạn ứng một cách vô cùng kín đáo và phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt với nhau. Khi bộ chân chuyển đảo tư thế, thì lập tức bộ tay (tay bông) cũng thay đổi theo, để giữ thân thể luôn kín kẽ, đề phòng bị đối phương lợi dụng lúc ta chuyển bộ, bất thần tấn công truy thủ hoặc “gài ngựa”, “lót ngựa”, phá tấn. Mặt khác tích cực hỗ tương tối đa cho nhau trong phản công, tấn công, lẫn trong phòng thủ, né tránh, chuyển hóa (khi bộ tay phát lực tấn công, thì chân sau phải nhanh chóng đẩy nhanh tới trước, dồn trọng lực về phía trước, để vừa chủ động áp sát đối phương, vừa tăng vận tốc, cường lực, sức công phá và độ chuẩn xác của đòn đánh).
Ngược lại, bộ chân cũng phải luôn đóng giữ vai trò “hộ pháp” để bộ tay phát huy tối đa hiệu ứng, công năng, quyền lực “vạn biến tùy hình” của nó, nhất là khi bị đối phương dồn dập truy bức tổng lực từ mọi hướng, hoặc tung ra những đòn thế độc hiểm đánh thẳng vào các vùng tử huyệt (cả đòn tay và đòn chân). Đồng thời cùng với thân pháp, bộ pháp, công pháp, tâm pháp, thần pháp, khí pháp, nhãn pháp… tạo thành thế trận liên hoàn, “xuất kỳ bất ý”, “công kỳ vô bị” và hoán đổi liên tục, biến hóa đa phương, vận chuyển đa cực, theo qui luật Âm – Dương phối triển, kết hợp với những bí quyết tuyệt kỹ của VCT dân tộc.
Đây là những thuộc tính vi diệu, vừa mang tính tổng hòa của toàn bộ các tuyệt tác võ học, vừa mang sắc thái chuyên biệt, đặc tính chiến đấu thần hiệu của Võ thuật cổ truyền Việt Nam, do Tổ tiên ta kỳ công tạo tác, đúc kết qua mấy nghìn năm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, có trình độ, cấp độ, trường phái, bí kiếp võ lược khác nhau (cả phương Bắc lẫn phương Tây)
Vì vậy, nếu đem cắt bỏ bớt hoặc biến tấu những đặc tính thần diệu đó, nhất là các công năng ứng biến liên hoàn của một số bộ phận chức năng đặc biệt hữu dụng, mang tính phòng vệ kín đáo và chiến đấu linh nghiệm, biến hóa khôn lường của “bộ chỏ”, “bộ gối”, “bộ triệt”, “bộ hốt”, “bộ đội”, “bộ liệng”, “bộ trảo”… sẽ không chỉ làm suy yếu sức mạnh, tuyệt kỹ võ công vốn có và sự hoàn hảo đến tuyệt đỉnh công phu của VCT dân tộc, được Tổ tiên kỳ công tạo dựng, mà còn mất đi thần thái bí truyền, đặc tính chiến đấu liên hoàn, sắc bén và sự phong phú, hấp dẫn, có sức cuốn hút mạnh mẽ, được đại đa số những người yêu thích võ Việt và môn sinh trong lẫn ngoài nước đam mê, dành nhiều công sức nghiên cứu, học tập, từ đó dẫn đến nguy cơ biến dạng, “hòa tan”, mất gốc là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, VCT Việt Nam còn có những đặc trưng cơ bản, trong đó hầu hết các bài võ (cả quyền thuật lẫn binh khí) đều có kèm theo bài Thiệu cổ, đôi khi còn minh họa các hình vẽ và phân giải các tính năng, công dụng, bí quyết của từng thế võ, từng chiêu thức bí truyền. Các bài Thiệu cổ của dân tộc được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm (có khi chữ Hán và chữ Nôm xen kẽ trong một bài võ) theo thể thơ “Lục bát”, “Thất ngôn”, “Ngũ ngôn” hoặc văn xuôi ngắn gọn, giúp người dạy và người học dễ đọc, dễ thuộc lòng, dễ thống nhất từ lý thuyết đến thực hành, từ tư thế đến phân giải, từ tính năng đến công dụng, từ đặc thù đến sự chuyển hóa thần diệu của nó.
Điều đặc biệt quan trọng là giúp mọi người, dễ phân biệt rạch ròi giữa VCT Việt Nam với võ của các nước, trong đó có dòng võ Thiếu Lâm Tự của Trung Hoa – một dòng võ có ảnh hưởng rộng lớn và du nhập vào nước ta khá sớm.
Tuy nhiên, do quá trình trao đổi, du nhập, giao thoa văn hóa, nghệ thuật, trong đó có võ thuật của nước ta với các nước (và do phần lớn Võ thuật của các nước phương Đông, đều cùng vận dụng triệt để Học thuyết Âm - Dương, Ngũ Hành), trong đó có sự đô hộ dài lâu của các đế chế phong kiến phương Bắc, nên một số đặc tính, tiêu thức của Võ thuật nước ta, không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của VCT một số nước phương Đông (CÒN TIẾP).
NHÂN ĐÂY XIN NÓI RA: HỌC THUYẾT ÂM – DƯƠNG, NGŨ HÀNH LÀ THÀNH TỰU VĨ ĐẠI, HUYỀN DIỆU CỦA CÁC NƯỚC Ở PHƯƠNG ĐÔNG, CHỨ KHÔNG RIÊNG CỦA MỘT QUỐC GIA NÀO.
QUA NGHIÊN CỨU, NƯỚC TA LÀ MỘT TRONG NHỮNG NƯỚC ĐÓNG GÓP TO LỚN VÀO THÀNH QUẢ CỦA HỌC THUYẾT NÀY. CHÍNH VÌ VẬY, NN MỘT SỐ CHIÊU THỨC, LẬP TRÌNH, ĐÒN THẾ VÕ THUẬT CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG CÓ NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU LÀ CHUYỆN ĐƯƠNG NHIÊN (Chứ không phải như kẻ xấu lâu nay xuyên tạc cho rằng nước này “ăn cắp” hay “phiên bản” Võ Thuật của nước kia).
Tác giả bài viết rất mong những ai chưa hiểu biết, nhất là các Môn sinh Võ Việt Nam thì nên tìm đọc Sách Lịch sử Võ học Việt Nam (phần Võ Thuật) không nên nghe theo sự xuyên tạc, bôi nhọ của kẻ xấu làm phương hại đến giá trị lịch sử Võ học dân tộc và danh dự của đất nước. Xin trân trọng cảm ơn quý vị.
Tc giả: PHẠM PHONG
Từ khóa » Các Bộ Pháp Trong Võ Thuật
-
Thủ Pháp - Tất Pháp Và Cước Pháp Trong Võ Cổ Truyền Việt Nam
-
Luyện Tấn Pháp, Thủ Pháp, Tất Pháp Và Cước Pháp Trong Võ Cổ Truyền ...
-
Footwork - Bộ Pháp: Một Trong Những "tử Huyệt" Của Võ Thuật Cổ điển
-
Thủ Pháp, Tất Pháp Và Cước Pháp... - VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
-
Thể Loại:Tấn Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Luyện Tập Di Chuyển Bộ Pháp | Footwork Tutorial
-
Đôi điều Về Bộ Pháp | Viseado
-
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT
-
Trường Phái Ngoại Gia – Việt Võ Đạo
-
Võ Thuật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đứng Tấn Có Tác Dụng Gì? Các Thế đứng Tấn Hiện Có - Sieuthitaigia
-
"Tấn Pháp" Và Quan Niệm Sai Lầm Trong Cách Tập Tấn Pháp