Đội Mũ Bảo Hiểm đúng Quy Cách Cho Trẻ Em Khi Tham Gia Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Họ và tên (Bắt buộc) Người gửi (Bắt buộc) Người nhận (Bắt buộc) Nội dung email Refresh CAPTCHA Chữ xác nhận (Bắt buộc) Gửi mail Nhập lại Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách cho trẻ em khi tham gia giao thông – một việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng cho trẻ In Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách cho trẻ em khi tham gia giao thông – một việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng cho trẻ 23-05-2018 07:00 | Lượt xem: 2445 Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ In Gửi email Đọc bài viết Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ TNGT làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2018, toàn quốc đã xảy ra 3.345 vụ TNGT, làm chết hơn 1.500 người và bị thương hơn 2.500 người. Trong đó, số nạn nhân tử vong là trẻ em trong độ tuổi học sinh THCS chiếm 75-80%. [caption id="attachment_6770" align="aligncenter" width="500"] Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách cho trẻ em khi tham gia giao thông – một việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng cho trẻ[/caption] Bộ Y tế cảnh báo, mỗi năm ở nước ta có gần 2.000 trẻ em bị chết vì tai nạn giao thông (TNGT), chiếm 24 đến 26% số trẻ em chết do tai nạn, thương tích; trong đó, gần 50% các trường hợp nạn nhân TNGT bị chấn thương sọ não do không đội MBH, tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi chiếm 13,4% số ca chấn thương sọ não do TNGT. Kết quả nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong trường hợp xảy ra TNGT, khi đội MBH đạt chuẩn và được đội đúng quy cách, nguy cơ chấn thương vùng đầu sẽ giảm 69%, nguy cơ chết người giảm 42%, so với những người đi xe máy có đội mũ bảo hiểm, những người không đội mũ bảo hiểm có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần và nguy cơ này tăng lên hơn 10 lần trong trường hợp xảy ra tai nạn.. Ðã có khá nhiều bài học, hệ lụy thương tâm để lại nỗi đau ám ảnh từ những vụ TNGT xảy ra với trẻ em, chỉ vì cha mẹ chủ quan, lơ là có thể khiến con em mình ngồi phía sau tay lái phải đối mặt với mối hiểm nguy khôn lường. Nhiều bậc phụ huynh rất chăm bẵm, bao bọc, đáp ứng đủ nhu cầu của con cái, song khi ra đường lại “quên” việc đội MBH cho con. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trẻ em từ sáu tuổi trở lên khi lưu thông bằng xe gắn máy buộc phải đội MBH, cài quai đúng quy cách, người lớn chở trẻ em không đội MBH sẽ bị xử phạt. Với mức phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng/lần vi phạm (tương đương giá trị một chiếc MBH đạt chuẩn). Tuy nhiên, hiện nay các lực lượng chức năng dường như bỏ qua việc nhắc nhở, tuyên truyền và xử phạt học sinh không đội MBH, nhiều bậc cha mẹ chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội MBH, vì thế việc thực hiện thiếu nghiêm túc. Có cha mẹ đội MBH cho con, nhưng lại không cài quai đúng quy cách, mũ cũng không phù hợp kích cỡ và độ tuổi nên khi tai nạn xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Điều đáng nói, khi trẻ đội mũ bảo hiểm không đúng cách, giá trị bảo vệ của mũ chỉ còn 30 - 50%. Chính vì điều này, trong thời gian qua đã có rất nhiều vụ tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm có chất lượng kém, đội mũ bảo hiểm sai quy cách. Vậy để đội một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn đúng cách cho trẻ cần phải đáp ứng những yêu cầu: - Mũ bảo hiểm đạt chuẩn: là chiếc mũ phải đảm bảo được tác dụng giảm chấn, bảo vệ phần đầu khỏi tác động của va chạm, từ đó giảm tối đa nguy cơ thương tích và chấn thương sọ não. Khi mua mũ cũng cần chú ý đến kích cỡ và trọng lượng của mũ để có thể đội thoải mái nhất có thể. Mũ phải vừa khít với đầu, không được lỏng cũng không chặt quá. Với thể trạng người Việt, trọng lượng mũ tốt nhất nên nằm trong khoảng 0.5 đến 1kg. Nên chọn mũ có quai đeo điều chỉnh được để đảm bảo thoải mái nhất khi đeo. Dây đeo là bộ phận quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua khi mua mũ. Nếu bạn đội cho con em mình một chiếc mũ với dây đeo lỏng lẻo, chiếc mũ sẽ mất khả năng bảo vệ, thậm chí sẽ văng ra khỏi đầu khi va chạm xảy ra. Dây đeo quá chặt lại khiến các em mệt mỏi và khó thở, tạo cho trẻ thói quen không thích đội mũ bảo hiểm vì không thoải mái. Bề mặt bên ngoài của mũ nên nhẵn, mịn, không có vật nhọn chìa ra ngoài hay vào trong. Các ốc bên ngoài của mũ không lồi quá 3mm. - Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách: Đội MBH sao cho vành trước mũ song song với chân mày khoảng hai ngón tay, điều chỉnh hai quai mũ sao cho không bị xoắn và ôm sát thùy tai, cài khóa mũ sao cho quai mũ vừa khít dưới cằm là được. Và điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh nên tạo cho con em mình thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng thay vì đội cho có để đối phó. Chia sẻ Chia sẻ Tweet
Từ khóa » Tác Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Với Trẻ Em
-
Lợi ích Khi đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em Mà Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua
-
Trẻ Em Cần Phải đội Mũ Bảo Hiểm, Vì Sao?
-
Hướng Dẫn Chọn Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em đạt Chuẩn, An Toàn Và Phù Hợp?
-
Top 9 Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em Siêu Nhẹ Và An Toàn Hiện Nay - VinFast
-
Trẻ Em Có Cần đội Mũ Bảo Hiểm Không? - VinFast
-
Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em Mumguard Có Cần Thiết Cho Bé? Phù Hợp Với ...
-
Vì Sao Cần đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ?
-
Tác Dụng Của Việc đội Mũ Bảo Hiểm Khi Tham Gia Giao Thông
-
Trẻ Em Và Việc đội Mũ Bảo Hiểm - Bộ Giao Thông Vận Tải
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em: An Toàn Cho Con, ý Thức Của Cha Mẹ
-
Lưu ý Khi Lần đầu Cho Bé đội Mũ Bảo Hiểm - Andes
-
Hướng Dẫn Chọn Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em An Toàn Và Phù Hợp? - Andes
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ: Trách Nhiệm Của Người Lớn
-
Trao Tặng Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em Gặp Hoàn Cảnh Khó Khăn ở Việt ...