Trẻ Em Và Việc đội Mũ Bảo Hiểm - Bộ Giao Thông Vận Tải
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô-tô, xe máy đang có ba vấn đề cần khắc phục. Ðó là tình trạng: Chấp hành kiểu đối phó, đội MBH nhưng không cài quai hoặc không đội mũ khi vắng bóng lực lượng kiểm tra (địa bàn nông thôn, ban đêm ở đô thị).
Thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô-tô, xe máy đang có ba vấn đề cần khắc phục. Ðó là tình trạng: Chấp hành kiểu đối phó, đội MBH nhưng không cài quai hoặc không đội mũ khi vắng bóng lực lượng kiểm tra (địa bàn nông thôn, ban đêm ở đô thị). Nhiều MBH không đạt tiêu chuẩn vẫn lưu hành trên thị trường. Tỷ lệ trẻ em đội MBH còn rất thấp. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin có ý kiến thêm về vấn đề thứ ba.
Nguyên nhân tình trạng "xôi đỗ" Quy định pháp luật về việc trẻ em đội MBH đã tương đối rõ. Luật Giao thông đường bộ, các nghị định của Chính phủ đã ghi: "Người ngồi trên mô-tô, xe gắn máy phải đội MBH khi tham gia giao thông". Thông tư số 01/2003 của Bộ Giao thông vận tải đã hướng dẫn chi tiết hơn: "Bắt buộc đội MBH đối với người ngồi trên mô-tô, xe gắn máy (kể cả trẻ em) khi đi trên đường bộ...". Về chất lượng MBH, trong bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, đã có các quy định riêng đối với MBH dùng cho trẻ em. Song thực tế trên đường cho thấy, trẻ em ngồi trên mô-tô, xe gắn máy không đội MBH là phổ biến, số đội MBH chỉ là "đỗ" trong hiện tượng "xôi đỗ". Theo điều tra của Quỹ phòng, chống thương vong châu Á (AIP), ở TP Hà Nội, nơi có dân trí cao so với mặt bằng chung cả nước, tỷ lệ trẻ em đội MBH chỉ khoảng 18%. Vì sao có tình trạng nói trên? Nhiều ý kiến nêu lên ba nguyên nhân chính: Một là, khá nhiều bậc phụ huynh chưa thông suốt về nhận thức, còn cho rằng đội MBH có thể làm tăng nguy cơ chấn thương cổ đối với trẻ em. Hai là, các quy định xử phạt chưa áp dụng trực tiếp đối với trường hợp vi phạm này, bởi vì Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không quy định việc xử phạt đối với trẻ em dưới 14 tuổi. Ba là, chưa có chế tài xử phạt đối với người lớn điều khiển xe mô-tô, gắn máy chở theo trẻ em không đội MBH. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân thứ hai và ba mới là chính. Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Trọng Thái nêu dẫn chứng: Sau thời điểm ngày 15-12-2007 (quy định bắt buộc đội MBH có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc), các bậc phụ huynh và học sinh thực hiện đội MBH tương đối tốt. Nhưng sau đó có sự hiểu lầm về việc trẻ em vi phạm không bị phạt bằng tiền đồng nghĩa với không bắt buộc đội MBH, nên việc chấp hành sao nhãng... Theo chúng tôi, tình trạng phổ biến trẻ em không đội MBH cộng hưởng nhiều loại nguyên nhân, trong đó bao gồm cả thực trạng giao thông phức tạp hiện nay. Các bậc phụ huynh phải hối hả, tất bật đưa đón con em, vừa bảo đảm đúng giờ vào học và tan học của các cháu, vừa phải đúng giờ làm việc của mình, đường phố thì thường xuyên ùn tắc giao thông, nhất là ở các đô thị lớn. Trong bối cảnh đó, phải thêm động tác đội MBH cho con em, rồi mang mũ đó theo xe cả buổi hoặc cả ngày, vừa vướng bận vừa mất thời gian, dễ dẫn đến ức chế tâm lý và "tặc lưỡi cho qua": không đội MBH cho con em "cũng chẳng ai phạt" và không khéo lại "còn hại đốt sống cổ" chưa biết chừng... Mấy việc cần làm Theo chúng tôi, để khắc phục tình trạng nói trên, việc cần ưu tiên hàng đầu là tuyên truyền và giáo dục, tập trung "khai thông" nhận thức và ý thức của các bậc phụ huynh về tác dụng của MBH đối với trẻ em. Về vấn đề này, phần lớn mới có các chuyên gia nước ngoài lên tiếng, giờ đây đòi hỏi sự vào cuộc thật sự của các chuyên gia y tế trong nước và các hoạt động giới thiệu tác dụng của MBH đối với trẻ em thông qua một số trường hợp "người thật việc thật". Nhận thức và ý thức của các bậc phụ huynh là nhân tố quyết định nhất, phải đủ sâu sắc mới chuyển hóa thành hành động và vượt qua mọi sự lấn cấn, ngại ngần. Còn việc đưa ra quy định cụ thể và chế tài xử phạt liên quan trẻ em đội MBH thì sao? Cần nghe nhiều ý kiến các chuyên gia cũng như người tham gia giao thông, nhất là các bậc phụ huynh và tham khảo quy định một số nước đi trước ta về thực hiện bắt buộc đội MBH khi đi mô-tô, xe máy. Về xác định độ tuổi thích hợp cho việc đội MBH đối với trẻ em đang có hai ý kiến khác nhau: Không cần xác định độ tuổi vì MBH có tác dụng với mọi lứa tuổi; nên quy định từ sáu tuổi trở lên là độ tuổi trẻ em bắt đầu đi học. Theo chúng tôi, nếu có quy định "cứng" thì nên lấy mốc từ sáu tuổi trở lên là hợp lý. Qua thăm dò ý kiến, đối với trẻ em tuổi càng lớn thì số phụ huynh thấy sự cần thiết đội MBH càng tăng. Riêng vấn đề nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt đối với người lớn điều khiển xe mô-tô, gắn máy chở theo trẻ em không đội MBH (hành vi có nguy cơ cao gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ em, vi phạm Ðiều 14 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em), nên tiến hành thận trọng từng bước, không nôn nóng dễ dẫn đến sự khiên cưỡng...Mặt khác, cần tiếp tục xây dựng, thực hiện quy hoạch giao thông và phát triển giao thông công cộng, hạn chế trẻ em ngồi trên mô-tô, xe máy. Cụ thể là: Gắn trường học với khu dân cư ngay từ khâu quy hoạch, để học sinh, chí ít là bậc tiểu học có thể đi bộ đến trường. Khuyến khích các trường có điều kiện tổ chức xe ô-tô chuyên tuyến đưa đón các cháu đi về. Phát triển vận tải khách công cộng (đường sắt nội đô, xe buýt) thuận tiện với mức giá ưu tiên cho học sinh và cho trẻ em nói chung...
Theo nhandan
Từ khóa » Tác Dụng Của Mũ Bảo Hiểm Với Trẻ Em
-
Lợi ích Khi đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em Mà Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua
-
Trẻ Em Cần Phải đội Mũ Bảo Hiểm, Vì Sao?
-
Hướng Dẫn Chọn Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em đạt Chuẩn, An Toàn Và Phù Hợp?
-
Top 9 Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em Siêu Nhẹ Và An Toàn Hiện Nay - VinFast
-
Trẻ Em Có Cần đội Mũ Bảo Hiểm Không? - VinFast
-
Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em Mumguard Có Cần Thiết Cho Bé? Phù Hợp Với ...
-
Vì Sao Cần đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ?
-
Đội Mũ Bảo Hiểm đúng Quy Cách Cho Trẻ Em Khi Tham Gia Giao Thông
-
Tác Dụng Của Việc đội Mũ Bảo Hiểm Khi Tham Gia Giao Thông
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em: An Toàn Cho Con, ý Thức Của Cha Mẹ
-
Lưu ý Khi Lần đầu Cho Bé đội Mũ Bảo Hiểm - Andes
-
Hướng Dẫn Chọn Mũ Bảo Hiểm Trẻ Em An Toàn Và Phù Hợp? - Andes
-
Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ: Trách Nhiệm Của Người Lớn
-
Trao Tặng Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em Gặp Hoàn Cảnh Khó Khăn ở Việt ...