ĐÔI NÉT CƠ BẢN VỀ THỊ XÃ KỲ ANH VÀ PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO ...

LỊCH SỬ

Thời nhà Hậu Lê, Kỳ Anh là miền đất phía nam của huyện Kỳ Hoa (gồm huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh hiện nay) thuộc phủ Hà Hoa, xứ Nghệ An.. Năm 1836 , vua Minh Mạng nhà Nguyễn chia huyện Kỳ Hoa lập thành hai huyện: Cẩm Xuyên và Kỳ Anh thuộc Tỉnh Hà Tỉnh. Ngày 10 tháng 4 năm 2015, theo Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, toàn bộ diện tích tự nhiên à dân số của thị trấn Kỳ Anh và 11 xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa của huyện Kỳ Anh được tách ra để thành lập thị xã Kỳ Anh.

VĂN HÓA

  • Di tích và danh thắng:

Di tích cấp quốc gia: 02:

- Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

- Đền thờ Lê Quảng Ý, Lê Quảng Chí

Di tích cấp tỉnh: 06

- Danh thắng Hoành Sơn Quan

- Đền thờ Liễu Hạnh công chúa

- Đền Eo Bạch

- Chùa Vĩnh Thuận

- Nhà thờ Phạm Tiêm

- Nhà thờ Nguyễn Văn Khoa

  • Lễ hội truyền thống

Lễ Hội Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Thị xã Kỳ Anh nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Tĩnh và giáp huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Thị xã Kỳ Anh có đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên đa dang, phức tạp. Vùng biển của thị xã có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, giữ vai trò quan trọng về an ninh - quốc phòng và giao thông hàng hải của khu vực và quốc tế.

Tính đến thời điểm tháng 01/2015, thị xã Kỳ Anh có tổng diện tích 28.025,03 ha đất tự nhiên và 85.508 nhân khẩu.

CƠ SỞ HẠ TẦNG

Thị xã Kỳ Anh có Khu kinh tế Vũng Áng là Khu kinh tế trọng điểm của Quốc gia với các ngành công nghiệp nặng lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á như luyện cán thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu…

Khu kinh tế Vũng Áng có tốc độ phát triển nhanh, thu hút hàng trăm nhà đầu tư, nhà thầu và hàng chục vạn cán bộ, chuyên gia, công nhân từ 25 quốc tịch khác nhau và nhiều tỉnh thành trong cả nước đến cư trú, làm việc.

Hệ thống giao thông của thị xã: có quốc lộ 1A chạy qua thị xã và quốc lộ 12 nối cảng Vũng Áng với cửa khẩu Cha Lo. Hệ thống đường nội thị đáp ứng được yêu cầu đi lại và vận tải hàng hóa.

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

giao vien

Trên chặng đường xây dựng, nhằm đáp ứng sự phát triển của Thị Xã Kỳ Anh, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ngành Giáo dục và Đào tạo Thị Xã Kỳ Anh tiếp tục nỗ lực vươn lên xứng đáng với truyền thống tốt đẹp vốn có. Để hòa vào dòng chảy ấy, trang Thông tin điện tử thixakyanh.edu.vn ra đời là diễn đàn vì sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phản ánh các hoạt động giáo dục, đào tạo; phổ biến các văn bản pháp quy, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh về lĩnh vực được xác định là Quốc sách hàng đầu. Đối tượng phục vụ là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh, các nhà quản lý hoạch định chính sách về giáo dục cùng các cấp, các ngành và đông đảo những người có quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo... Đến nay, Thị Xã Kỳ Anh đã xây dựng được một hệ thống giáo dục với quy mô ổn định, đủ các cấp học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Năm học 2015- 2016, toàn Thị Xã có hơn 30 trường học với ......... học sinh các cấp học, trong đó có ...... trường mầm non với ........ cháu, có........trường tiểu học với ................ học sinh, ................ trường THCS với ........... học sinh, ......... trường THPT và 1 Trung tâm GDTX với............. học sinh. Trẻ các độ tuổi ra nhà trẻ đạt ..........., trẻ các độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt ..............; trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; Các trường học đã có nhiều giải pháp tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức của chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được sắp xếp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. .... Hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư xây dựng khá toàn diện. 100% các xã đều có trường học cao tầng. Các trường cơ bản có đầy đủ phòng học và các phòng chức năng phục vụ hoạt động dạy và học (tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 76%). Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và dạy học được quan tâm đầu tư đúng mức. Toàn huyện có 100% số trường có mạng Internet, có đầy đủ máy tính cho công tác quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, do yêu cầu đổi mới giáo dục và tách riêng Thị Xã Kyaf Anh hiện nay cơ sở vật chất của một số trường vẫn còn gặp khó khăn, vẫn thiếu phòng học ở các trường mầm non, chưa đủ phòng chức năng ở các trường THCS và Tiểu học.....

vannghe

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được các nhà trường thực hiện có hiệu quả, được Bộ và Sở GD& ĐT đánh giá cao. Ngành phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các đoàn thể, Hội khuyến học ở địa phương tổ chức “Tháng khuyến học”, thực hiện 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) đối với học sinh; phối hợp trao nhiều suất học bổng khuyến học cho học sinh; triển khai nội dung “đi học an toàn” cho học sinh trên đường đi học, trong trường và tại các địa điểm tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập khác. Các nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa, các tượng đài, nghĩa trang liệt sỹ; thăm hỏi, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sỹ, thương binh, gia đình có công với cách mạng. Để phát huy thành tích và tạo bề dày cho giáo dục thị xã Kỳ Anh, ngành GD- ĐT Thị Xã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự ủng hộ của hệ thống chính trị trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành; phân cấp quản lý hợp lý, giao quyền chủ động cho nhà trường gắn với cơ chế chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực được phân công cho các tập thể và cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành trong việc xây dựng phong trào toàn diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; phát huy tâm huyết, nhiệt tình, gắn bó nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên; quan tâm chăm lo giáo dục học sinh; tích cực đổi mới phương pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trong từng nhà trường thực hiện nền nếp, kỷ cương, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí; Thực hiện dân chủ, công bằng và công khai trong giáo dục; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhà giáo; giữ gìn sự ổn định để tập trung hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Các trường đều xác định: chất lượng học tập của học sinh sẽ tạo nên “thương hiệu” của mình để nhân dân, chính quyền địa phương nhận thấy ý nghĩa và vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự phát triển kinh tế xã hội huyện nhà. Chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cả về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ; ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả giáo dục; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức; chú trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cho học sinh. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo sức mạnh tổng hợp để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị dạy học cho các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa quản lý giáo dục, phân cấp và giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp với địa phương và từng vùng miền. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của toàn xã hội vì vậy giáo dục nói chung và giáo dục Thị xã Kỳ Anh nói riêng mong muốn nhận được sự quan tâm chỉ đạo nhiều hơn nữa của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ban Ngành Đoàn thể và của Ngành. Sự đầu tư nguồn lực nhằm tăng cường CSVC kỹ thuật cho giáo dục, tiếp tục quan tâm đời sống của đội ngũ CBGV tạo điều kiện để họ toàn tâm toàn lực cho sự nghiệp trồng người. Hội nhập và phát triển là xu thế tất yếu, toàn ngành giáo dục Thị xã Kỳ Anh quyết tâm phấn đấu đưa sự nghiệp giáo dụcThị Xã phát triển bền vững trên tầm cao mới. (Bài viết đang trong quá trình bổ sung...)

Từ khóa » Diện Tích Huyện Kỳ Anh