Đối Ngoại đa Phương Và Hợp Tác đa Phương Về Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thế chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để chúng ta triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế” và “Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là của Liên Hợp Quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết… Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.”
Về xu hướng hợp tác quốc tế, thế giới đang hướng đến cục diện “đa cực” với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, Châu Á - Thái Bình Dương đã tận dụng xu hướng phát triển này, tạo nên sự năng động trong các hoạt động đối ngoại trên mọi lĩnh vực và được đánh giá là dẫn đầu về xu hướng liên kết đa tầng nấc, nhờ đó đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và động lực tăng trưởng toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ngoại giao đa phương, cùng với xu thế phát triển chung của khu vực, Việt Nam đã có những thay đổi mang tính quyết lược để nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, mang lại thế và lực mới cho đất nước trên các diễn đàn hợp tác đa phương. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương. Đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung””. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủđã mở ra định hướng quan trọng cho công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam nói chung và cho công tác hợp tác đa phương về pháp luật nói riêng trong thời gian tới.
Hiện thực hóa xu thế về mở rộng hợp tác đa phương, cũng như rất nhiều lĩnh vực khác, hợp tác pháp luật cũng đã từng bước được quan tâm, thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương. Vận dụng một cách linh hoạt và tích cực những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại đa phương, để đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về pháp luật, đưa công tác xây dựng pháp luật gắn liền với đời sống pháp lý quốc tế, phục vụ hữu hiệu cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hợp tác quốc tế về pháp luật trong thời gian tới cần triển khai tốt một số nhiệm vụ quan trọng như:
Thứ nhất, cần xây dựng được định hướng cho hoạt động hợp tác đa phương về pháp luật, là nền tảng quan trọng để hoạch định và thúc đẩy các hoạt động hợp tác đa phương về pháp luật. Định hướng cần được xây dựng trên cơ sở tầm nhìn dài hạn, gắn liền với các chiến lược cải cách tư pháp, pháp luật, hoàn thiện thể chế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với các Mục tiêu thiên niên kỷ năm 2015, xây dựng các Mục tiêu phát triển sau năm 2015, đồng thời không xa rời các nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013)
Thứ hai, hợp tác đa phương một mặt hướng tới các định chế quốc tế đa phương, một mặt, trong nội bộ, tiếp cận đa ngành, bảo đảm linh hoạt, thực hiện liên kết đa tầng nấc, từ cấp tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực đến toàn cầu nhằm tập hợp nhiều lực lượng đa phương mới với những cơ chế hợp tác mới, dù phức tạp nhưng năng động, phù hợp với xu hướng hợp tác toàn cầu. Trong nội bộ mỗi quốc gia, cần có sự tham gia sâu rộng của nhiều chủ thể vào hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, bao gồm các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội. Thực tế, hợp tác trong lĩnh vực pháp luật thời gian qua cho thấy, nhiều địa phương đã năng động, tích cực trong hội nhập quốc tế (như hợp tác giữa các Hội công chứng một số tỉnh với Liên minh công chứng quốc tế, hợp tác giữa các tỉnh vùng biên giới Việt – Lào v.v…)
Thứ ba, hợp tác đa phương về pháp luật không tách rời hợp tác để xây dựng với hợp tác để thực thi các thiết chế pháp luật đa phương quốc tế và các quy tắc ứng xử chung. Chính vì vậy việc tham gia các thiết chế đa phương như Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế, AALCO, UNCITRAL, UNIDROIT, IDLO v.v… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành các thiết chế pháp luật, tạo nên sân chơi chung trong cộng đồng quốc tế; đồng thời gắn với sự tham gia trực tiếp vào các thiết chế thực thi như tăng cường cử cán bộ làm việc trong các khuôn khổ đa phương như cử cán bộ chuyên trách tại Đại sứ quán tại các nước và Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác; đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, thiết lập các cơ chế, diễn đàn mới,đưa trụ sở của các tổ chức quốc về Việt Nam hoặc làm quốc gia điều phối của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam v.v… nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam, bảo đảm sự phát triển bền vững của các thiết chế chung cũng như góp phần ứng phó nhanh nhất với những thách thức toàn cầu hiện nay, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thứ tư, nâng cao nhận thức và tính đến mức độ khả thi trong thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về pháp luật là một trong những điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh hợp tác đa phương về pháp luật. Nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, những bài học kinh nghiệm trong công tác hợp tác đa phương về pháp luật. Đồng thời, với những thiết chế hợp tác pháp luật đa phương trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật phải thông tuệ cả hệ thống pháp luật trong nước và các hệ thống pháp luật trên thế giới, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của thế giới, của các hệ thống pháp luật và các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, từng giai đoạn, nắm bắt kịp thời những chuyển biến sâu sắc và phức tạp trong cục diện đa phương thế kỷ thứ 21 cũng như trong đời sống chính trị, pháp lý của cộng đồng quốc tế.
Thứ năm, hợp tác đa phương về pháp luật không thể tách rời hợp tác song phương mà còn góp phần bổ sung hiệu quả cho hợp tác song phương, tạo nên sự phát triển đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại, tạo nên “quyền lực mềm” trên trường quốc tế, góp phần giải quyết các xung đột quốc tế trên cơ sở pháp luật quốc tế, thông qua các giải pháp hòa bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền, tạo thêm thế và lực mới cho đất nước.Từ khóa » đa Song Phương Là Gì
-
Quan Hệ Song Phương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quan Hệ Song Phương Là Gì? - LADIGI Academy
-
Mối Quan Hệ Giữa đàm Phán Song Phương Và đàm Phán đa Phương
-
Top 15 đa Song Phương Là Gì
-
Hiệp định Thương Mại Song Phương Là Gì ? Khái Niệm Về Hiệp định ...
-
Hiệp định Song Phương Và đa Phương - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Top 8 Song Phương Là Gì - Học Wiki
-
Sự Khác Biệt Giữa Các Hiệp định Thương Mại Song Phương Và đa ...
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐÀM PHÁN SONG PHƯƠNG VÀ ĐÀM ...
-
Tình đơn Phương, Song Phương, đa Phương Và... Tình đục
-
Song Phương Hay đa Phương? - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Dinh Nghia Ngoai Giao , Ngoai Giao Da Phuong , Ngoai Giao Song ...
-
Hiệp định Thương Mại Song Phương Và Hiệp định Thương Mại đa ...
-
Viện Trợ Song Phương Là Gì? Viện Trợ ODA Là Gì? - VietnamFinance