Đối Phó Với Người Quá Quắt - VLOS
Có thể bạn quan tâm
Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực - Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông Đối phó với người quá quắt Từ VLOS Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Hầu như ai trong số chúng ta cũng từng biết một người chuyên làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng và khó chịu hơn. Cố gắng chứng minh rằng họ thật khó chiều và khắt khe sẽ không có ích gì cho bạn cả – có khi, họ còn không nhận ra vấn đề. Cho dù nguyên nhân là gì – họ mắc bệnh tâm lý hay có những vấn đề sâu xa khác, bạn vẫn có thể học được cách cư xử với những người quá quắt để giúp tâm trí mình được thảnh thơi.
Ảnh minh họaMục lục
- 1 Các bước
- 1.1 Xử lý Xung đột
- 1.2 Chấp nhận Tình hình
- 1.3 Tự Bảo vệ Mình
- 1.4 Đối phó với Từng loại Tính cách
- 2 Lời khuyên
- 3 Nguồn và Trích dẫn
Các bước[sửa]
Xử lý Xung đột[sửa]
- Bạn phải nhận ra rằng mình không thể nói chuyện với họ một cách tử tế. Trò chuyện lịch sự với những người quá quắt là chuyện gần như không thể – ít nhất là đối với bạn. Hãy nhớ lại những lần bạn từng cố gắng thảo luận về mối quan hệ với họ, có khi chính bạn lại bị họ đổ hết tội lỗi lên đầu.[1]
- Hãy im lặng hoặc nói vui với họ bất kỳ lúc nào có thể. Hãy nhớ là bạn không thể “thay đổi” những con người quá quắt. Những người như vậy không thể và sẽ không bao giờ chịu nghe lí lẽ.
- Tránh tranh cãi với họ. Đừng gặp gỡ người đó một mình. Hãy luôn đi cùng một người thứ ba. Nếu đối tượng quá quắt của bạn phản đối, hãy cứ thẳng thắn yêu cầu điều đó.
- Đừng bào chữa. Hãy giữ bình tĩnh, và ghi nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ cãi thắng được một người quá quắt – phải có lí do thì họ mới được gọi là “quá quắt”. Đối với họ, bạn chính là vấn đề, và không gì có thể thuyết phục họ nhìn nhận câu chuyện từ quan điểm của bạn. Người đó sẽ luôn cho rằng: mọi ý kiến của bạn là vô nghĩa bởi vì kiểu gì bạn cũng là người có lỗi.
- Hãy nghĩ về những điều mà bạn sẽ nói và mục đích của cuộc đối thoại. Đừng phản ứng nóng nảy khi bị họ xúc phạm. Bạn không cần phải bào chữa bất kỳ điều gì với họ.
- Khi nói chuyện, hãy sử dụng chủ ngữ “tôi” thay vì “bạn”. Ví dụ: đừng nói: “Bạn sai rồi”. Hãy nói những câu như: “Tôi thấy điều đó không phải là sự thật”.
- Giữ khoảng cách, đánh lạc hướng và xoa dịu xung đột. Giữ bình tĩnh trong lúc nóng giận là một việc rất quan trọng để tự vệ. Nếu bạn nói ra những câu giận dữ, hoặc có những cảm xúc bột phát như khóc lóc, những người quá quắt sẽ càng có cớ để gây khó dễ cho bạn. Đừng để tâm tới những hành động của họ, và đừng để bản thân bộc lộ cảm xúc với những gì họ làm.
- Hãy loại bỏ cảm xúc ra khỏi tình huống đó và xử lý mọi việc một cách tỉnh táo. Mục đích là không được để cảm xúc bộc lộ khi nói chuyện với họ, giữ khoảng cách và không được để những gì họ nói khiến bạn phiền lòng.
- Hướng cuộc hội thoại sang một chủ đề tích cực hơn bằng cách tập trung vào những thứ không phải là nguyên nhân của cuộc tranh cãi.[2] Hãy nói về thời tiết, câu cá, gia đình của họ – bất kỳ chuyện gì có thể đánh lạc hướng họ khỏi sự tranh cãi và không gây ra thêm xung đột.
- Hãy ghi nhớ rằng: những gì bạn nói hoặc làm trong lúc giận dữ đều có thể được sử dụng để chống lại bạn. Nếu bạn thấy việc chịu đựng những lời phán xét giận dữ từ giờ tới hàng chục năm sau là ổn thì bạn cứ thoải mái phản ứng với họ. Những người quá quắt thường thích bạn nói điều gì đó không hay để chứng minh rằng bạn là người không tốt.[2]
- Đừng phán xét họ là đúng hay sai, dù họ có vô lý đến đâu đi nữa. Phán xét sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
- Tránh tranh cãi với họ. Nếu được, đừng bất đồng với những người quá quắt. Hãy tìm cách đồng tình hoặc lờ họ đi. Cãi nhau sẽ chỉ khiến bạn bộc lộ cảm xúc của mình và nói ra những lời giận dữ. Việc này còn khiến bạn khó suy nghĩ thông suốt và đưa ra những phản ứng hợp lý hơn.[3]
- Những người quá quắt thường thích tranh cãi, vì thế, khi bạn đồng tình với họ hoặc những gi họ nói, bạn đã không cho họ những gì họ muốn. Nếu bạn bị gọi là “Đồ tồi!” chẳng hạn, hãy đi tiếp và công nhận là lúc đó bạn đã cư xử không tốt. Như vậy sẽ loại bỏ được sự quá khích.[4]
- Lờ họ đi. Những người quá quắt thường thích được chú ý, vì vậy, khi họ biết rằng bạn không thèm để ý tới họ, họ sẽ tìm một người khác để gây sự. Hãy tránh xa việc của họ và đừng trò chuyện với họ – hoặc về họ.
- Những người quá quắt thường có cơn giận bùng phát như một đứa trẻ. Bạn đừng nên quan tâm tới họ, trừ khi cơn giận của họ trở nên nguy hiểm và đe dọa bạn. Hãy cố gắng tránh xa những người quá quắt, hoặc ít nhất, đừng để cho họ có lí do nổi giận.
- Hãy hỏi những câu hỏi kích thích sự suy nghĩ. Hỏi họ những câu hỏi liên quan tới vấn đề như “Có chuyện gì vậy?” hoặc “Sao bạn lại cảm thấy như thế?” có thể sẽ hữu ích. Việc này cho thấy: bạn chú tâm tới cuộc hội thoại và mong muốn tìm ra nguyên nhân xung đột. Cố gắng đánh giá vấn đề từ quan điểm của người quá quắt có thể giúp bạn đưa ra kết luận tốt hơn.
- Hãy nhớ rằng: người quá quắt có thể đáp lại câu hỏi của bạn bằng cách cố gắng phức tạp hóa mọi thứ lên, ví dụ như gây sự, đổ lỗi, đổi chủ đề hoặc nhiều hành vi khác.
- Đánh lạc hướng bản thân. Nếu người quá quắt đó sắp khiến bạn hết chịu nổi, bạn nên lánh khỏi tình huống hiện tại ngay lập tức. Có thể người đó đang muốn bạn phát khùng lên, vì vậy, bạn hãy chứng minh rằng: họ chẳng ảnh hưởng gì tới bạn cả. Bỏ đi hoặc quay sang làm việc khác sẽ giúp bạn bình tĩnh lại.
- Đếm thầm từ 1 đến 10 nếu cần.
- Nếu người đó vẫn tỏ ra quá đáng, hãy kệ họ. Người đó sẽ phải ngừng lại khi thấy rằng họ chẳng thể nào kích động bạn.
- Hãy tự tin. Hãy nói rõ quan điểm của mình một cách tự tin và nhìn thẳng vào mắt người kia khi nói chuyện. Bạn không nên tỏ ra yếu ớt với họ. Nếu bạn cứ nhìn xuống đất hoặc nhìn đâu đó sau lưng họ, người đó có thể cho rằng bạn là người yếu đuối. Bạn nên tỏ ra rằng: mình là người biết lí lẽ nhưng không yếu đuối.
- Thay đổi chiến thuật. Đôi khi, bạn không thể bỏ mặc mọi chuyện nên hãy coi đó như một trò chơi. Hãy tìm hiểu chiến thuật của những người quá quắt và tự vẽ ra cho mình một chiến thuật để đối phó với họ. Rồi bạn sẽ nhận ra điều gì có ích, điều gì không. Hơn nữa, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi biết rằng bạn luôn đi trước họ vài bước, họ có làm gì cũng không thắng được bạn. Nhưng hãy nhớ rằng: mục đích sau cùng của việc này là để giúp bạn cảm thấy thư thái hơn, chứ không phải là để chiến thắng họ.
- Nếu người đó xuất hiện và thì thầm với bạn những điều tồi tệ khi cả hai đang ở chốn đông người, họ nghĩ rằng bạn sẽ không dám phản ứng. Lúc đó, hãy nói thật to: “Bạn thật sự muốn nói về việc đó à?”. Việc này sẽ khiến người đó bất ngờ và không dám cư xử không tốt ở đó nữa.
- Luôn lường trước những hậu quả do hành động của mình gây ra nếu mọi thứ không diễn ra như ý.
- Nếu người đó vẫn tiếp tục tìm cách tiếp cận bạn, đừng bực mình. Hãy ghi nhớ những chuyện đã xảy ra và tạo ra một chiến thuật khác cho lần sau.
- Họ sẽ không thể gây sự với bạn được nếu bạn có thể đoán trước lời nói hay hành động tiếp theo của họ.
- Hãy để ý ngôn ngữ cơ thể của bạn. Hãy luôn chú ý tới những cử chỉ cũng như nét mặt của mình khi ở cạnh những người đó. Ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện cảm xúc của chúng ta tương đối nhiều. Bạn không nên vô tình để lộ cảm xúc của bản thân. Việc này cũng sẽ giúp bạn duy trì được sự bình tĩnh, và có thể sẽ khiến người kia bình tĩnh lại.
- Hãy nói nhẹ hàng và cử động bình tĩnh.
- Tránh sử dụng những ngôn ngữ cơ thể có tính chất gây hấn, ví dụ như nhìn chằm chằm vào mắt, cử chỉ hung hăng, chỉ trỏ hoặc đứng đối diện với người kia. Hãy giữ nét mặt bình thản, đừng lắc đầu và đừng xâm phạm không gian cá nhân của họ.[5]
Chấp nhận Tình hình[sửa]
- Xem xét liệu vấn đề có nằm ở sự hòa hợp không. Dù người đó có thể giao tiếp bình thường với những người khác, họ vẫn có thể cư xử quá quắt với bạn. Có những người đơn giản là không thể hợp nhau. Có thể cả hai bạn đều ổn, nhưng khi ở cạnh nhau, hai bạn lại “xù lông” lên với nhau.
- Khi người đó nói “Ai cũng yêu quý tôi” thì họ đang đổ lỗi cho bạn. Cách mà họ cư xử với những người khác không liên quan gì ở đây. Vấn đề nằm ở cách mà hai bạn giao tiếp với nhau. Hãy nhớ rằng: việc đổ lỗi cho nhau sẽ không thay đổi được sự thật.
- Tránh kích động thái độ “quá quắt”. Chúng ta thường có phản ứng tương xứng với mọi việc xung quanh. Vì thế, có thể bạn cũng sẽ vô tình thể hiện những thái độ mà bạn rất ghét. Bạn cũng có thể có những hành vi kích động hoặc vô lý để đáp lại những người quá quắt. Hãy kiềm chế khi nhận thấy mình sắp như vậy, đồng thời, cố gắng đừng bắt chước những hành vi đó.
- Hãy xem mình có thể học được gì. Những người quá quắt thường có những kinh nghiệm sống quý giá. Sau khi tương tác với những người quá quắt, bạn sẽ thấy mình dễ giao tiếp với những người khác hơn. Hãy giữ vững quan điểm của mình, và nhận ra rằng: những thứ có vẻ điên rồ với bạn có thể lại là cách xử lý tình huống duy nhất của ai đó. Hãy coi những tương tác đó như một cách để xây dựng nên những điểm mạnh cho mình, ví dụ như sự linh hoạt, duyên dáng và vị tha.
- Đừng bao giờ đánh giá sự trưởng thành của một người thông qua tuổi tác, trí tuệ hoặc địa vị xã hội của họ.
- Hãy chuẩn bị cho những thay đổi trong cảm xúc. Nếu bạn bỗng dưng thuyết phục được một người quá quắt là họ đã mắc lỗi, người đó có thể sẽ bị suy sụp đột ngột. Thay vì tin rằng mình lúc nào cũng đúng, người đó sẽ cho rằng: nếu bây giờ mà mình sai thì nghĩa là mình sẽ sai mãi mãi. Đây là cách họ đối phó để giành được sự đồng cảm từ người khác.
- Một số người sẽ phản ứng bất thường để gây bất ngờ hoặc bối rối cho bạn. Có thể đó là vì người đó cũng không lường trước được việc này. Đừng để những hành vi bất ngờ này đe dọa bạn.[4]
- Đừng để những người này làm bạn bối rối khi họ làm ra vẻ như họ mới là nạn nhân. Nếu họ thật lòng cảm thấy có lỗi với những gì mình đã làm, hãy đáp lại một cách tích cực nhưng đừng để họ thao túng bạn theo cách này.
- Tập trung vào những điểm tốt. Nhiều người có những ưu điểm rất tuyệt vời, hãy tập trung vào đó. Có thể có những việc mà họ làm rất tốt, hoặc có thể đã từng có lần mà hai bạn đã từng trò chuyện vui vẻ với nhau. Nếu bạn không thể nghĩ ra điều gì tích cực, hãy tự nói với chính mình rằng: “Ai cũng đáng quý” hoặc “Ông trời yêu quý cô ấy” để kiềm chế bản thân – dù bạn không yêu mến hay tôn trọng cô ấy cho lắm.
- Hãy nói chuyện với ai đó. Nếu bạn biết ai đó có thể hiểu chuyện (một người bạn tốt, họ hàng, tư vấn viên…), hãy nói chuyện với họ. Có thể người đó sẽ hiểu được bạn và sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Tốt nhất là người đó không biết gì về tính cách của người quá quắt đó và không hề rơi vào những tình huống tương tự (ví dụ như đồng nghiệp).
- Hãy trút hết vào nhật ký hoặc tham gia một cộng đồng trên mạng nếu thấy cần thiết.
Tự Bảo vệ Mình[sửa]
- Bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hãy duy trì một hình ảnh đẹp đối với kẻ luôn tìm cách bôi xấu bạn, việc này sẽ có ích. Thay vì lắng nghe những gì người đó nói, hãy tậm trung vào những người tôn trọng bạn và khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Hãy ghi nhớ là: những người quá quắt muốn làm bạn tổn thương để tự cảm thấy tốt hơn.
- Hãy hiểu rằng đó là vấn đề của những người quá quắt – không phải là của bạn. Việc này có thể hơi khó vì những người quá quắt rất biết cách đổ tội và khiến bạn cảm thấy có lỗi. Nhưng nếu bạn nhận trách nhiệm cho lỗi lầm của mình và cố gắng cải thiện bản thân, bạn hoàn toàn không phải là một người quá quắt.
- Khi người đó cố tình nói gì đó làm bạn tổn thương, bạn hãy nhớ rằng họ làm thế chỉ vì họ muốn được người khác khen ngợi. Và bạn thì không cần tới sự công nhận như họ.
- Nếu những lời xúc phạm của họ không có chút sự thật nào, cứ kệ họ. Bạn không phải là người tồi tệ như những gì họ muốn bạn và những người khác tin.
- Hãy bảo vệ sự riêng tư của mình. Những người quá quắt thường tìm cách sử dụng những thông tin cá nhân để chống lại bạn, dù nó có nhỏ nhặt cỡ nào đi nữa. Họ có thể thêu dệt nên toàn bộ câu chuyện và hư cấu bạn thành một con người tồi tệ chỉ dựa vào một lời nói đơn giản của bạn. Là những chuyên gia trong việc thao túng người khác, những người quá quắt rất biết cách để khiến bạn cởi mở và kể chuyện cho họ.[6]
- Đừng kể cho họ nghe bất kỳ chuyện gì riêng tư, dù cho họ có ra vẻ bình thường hoặc cư xử như bạn bè với bạn. Những gì bạn nói ra hoặc chia sẻ lúc đó có thể sẽ bất ngờ gây hại cho bạn trong cuộc sống riêng tư hoặc công việc.
- Hãy tốt bụng và yêu mến những mặt chưa tốt của họ. Hãy là một người “dễ chịu” - hãy trở thành một ví dụ điển hình cho sự vị tha, kiên nhẫn, khiêm tốt và tốt bụng. Luôn là một người biết điều. Hãy đánh giá hết các mặt của một vấn đề trước khi kết luận.
- Cũng như việc những hành vi xấu gây ảnh hưởng tiêu cực tới chúng ta, khi bạn trở thành một người vị tha, kiên nhẫn và tốt bụng, bạn cũng có thể khiến người khác thay đổi theo chiều hướng tốt lên.
- Hãy nhận ra rằng bạn cũng không hoàn hảo. Bạn không cần thiết phải luôn làm đúng, nhưng hãy luôn cố gắng. Luôn tôn trọng người khác. Nếu bạn không được người quá quắt đó tôn trọng lại, hãy hiểu rằng đó là vấn đề của họ, không phải của bạn.
- Đừng tập trung vào người đó. Dù bạn không thể tránh mặt con người quá quắt đó hàng ngày, bạn cũng không nên nghĩ gì tới họ những lúc hai bạn không gặp nhau. Thường xuyên bị căng thẳng vì người đó cũng không khác gì việc phí phạm thời gian quý báu của mình cho họ, trong khi đó, họ lại chẳng quan tâm gì tới bạn. Hãy làm những việc khác, kết thêm nhiều bạn mới. Như vậy, bạn sẽ không phí thời gian chỉ để nghĩ về những lời nói và hành động của họ.
- Có thể bạn đang phải đối phó với một người bạo hành tinh thần. Những người bạo hành tinh thần người khác có thể dùng lời nói và hành động để làm bạn mất phản kháng. Họ thường dùng những lời miệt thị, chỉ trích, lấn át, đổ lỗi, đòi hỏi và cô lập cảm xúc đối với bạn, từ đó, khiến bạn phải phụ thuộc vào họ. Đừng để những gì họ nói điều khiển con người bạn. Những gì họ nói hoặc làm có thể bắt nguồn từ một tuổi thơ không hạnh phúc, hoặc những vấn đề khác trong quá khứ và họ đang trút những thứ đó vào bạn.[7]
- Điều tốt nhất bạn có thể làm là tỏ ra thân thiện và tốt bụng, dù người đó có thể cư xử rất tồi tệ để thu hút những sự chú ý tiêu cực.
- Nếu người đó cô đơn nhưng không biết phải làm thế nào để thu hút sự chú ý, họ sẽ trân trọng những gì bạn đang làm và sẽ thay đổi.
- Nếu bản chất họ là người xấu tính và thích chọc giận người khác, những gì bạn làm sẽ khiến họ phát cáu vì không tài nào chọc giận được bạn. Cuối cùng, họ sẽ phải để bạn yên.
- Đặt ra giới hạn. Hãy đặt quy tắc về những gì bạn có thể và không thể chấp nhận trong mối quan hệ này. Có những chủ đề, sự kiện hoặc vài người mà hai bạn không nên đề cập tới, hoặc có những cách ứng xử mà hai bạn nên tránh. Việc ngồi lại và để người bạn quá quắt đó biết những điều nên làm, và hậu quả khi vượt quá giới hạn cũng có thể hữu ích. Hãy để họ được lựa chọn việc chấp nhận những quy tắc đó, hoặc không.
- Viết ra một vài suy nghĩ, và cân nhắc tới những nhu cầu và mong muốn của bạn. Ngồi lại với người đó và trao đổi. Nếu họ cắt ngang, hãy ngăn họ lại và tiếp tục nói cho hết. Hãy nói chân thành. Hãy đưa ra tối hậu thư nếu cần thiết, nhưng phải tập trung vào lợi ích của việc tiếp tục mối quan hệ và thay đổi những hành vi xấu.
- Nếu bạn quyết định duy trì mối quan hệ này, hãy giữ điều đó cho riêng mình.[8] Hãy tìm và tập trung vào một sở thích nào đó, tham gia một nhóm hỗ trợ hoặc tập trung vào tôn giáo của bạn.
- Hãy kiên định với hậu quả khi những giới hạn bị phá vỡ. Đừng dễ dãi bỏ qua điều gì. Nếu bạn nói rằng bạn sẽ bỏ đi, thì bạn sẽ bỏ đi.
- Cắt đứt quan hệ. Sau cùng, bạn cũng sẽ phải cắt đứt quan hệ với người quá quắt đó. Dù cho đó là một thành viên trong gia đình, bạn cũng sẽ phải tránh mặt họ lúc này lúc khác. Một mối quan hệ lâu dài với một người quá quắt không hề có lợi cho bạn. Hãy cắt đứt quan hệ với họ ngay khi có thể.[2]
- Hãy tránh xa họ ra ngay sau khi chia tay. Dù bạn có yêu quý họ tới đâu, hoặc người đó có thuyết phục bạn rằng họ đã thay đổi, bạn cũng không nên quay lại.
- Nếu ngay bây giờ, bạn chưa thể chia tay họ, hãy làm vậy trong thâm tâm, rồi bạn có thể chính thức từ bỏ người đó sau.
- Từ bỏ mối quan hệ với một người quá quắt có thể khiến bạn đau khổ lúc đầu, nhưng sau đó, bạn sẽ cảm thấy mình như được giải phóng khi đã bỏ được những thói quen cũ.
Đối phó với Từng loại Tính cách[sửa]
- Hãy tìm ra vấn đề giữa bạn và người đó. Ai cũng có những tính cách mà người khác không thể giải thích nổi. Một số người rất đeo bám, thích điều khiển, giả vờ là nạn nhân, xung hấn thụ động, thích làm quá hoặc rất ganh đua. Nếu bạn biết được nét tính cách nào của người quá quắt đó xung đột với tính cách của bạn, bạn có thể tìm ra những cách cụ thể hơn để đối phó với họ.[9]
- Những người đeo bám luôn cảm thấy bất an, thích được mọi người để ý và yêu thương vì họ cảm thấy yếu đuối và luôn thần tượng những người mạnh mẽ.[10]
- Những người thích kiểm soát thường là những người cầu toàn, họ luôn phải đúng và thường đổ tội cho người khác vì những hành động của mình.[10]
- Những người thích ganh đua là những người hiếu thắng và sẽ coi mọi mối quan hệ, mọi cuộc trò chuyện và hoạt động là những cuộc thi để chứng minh rằng họ là giỏi nhất. [10]
- Những người xung hấn thụ động thường gián tiếp thể hiện sự mất lòng bằng cách nói ẩn ý những gì họ cảm thấy. Ví dụ điển hình là câu: “Đừng lo, em ổn”, trong khi bạn biết thừa nếu bạn vẫn tiếp tục, bạn sẽ gặp rắc rối.
- Hãy nhận ra những điều không có tác dụng. Có những thứ phù hợp với một vài kiểu người nhất định và không có hiệu quả gì với những người khác. Bạn sẽ cần phải thử và thất bại vài lần để biết những gì nên và không nên làm với một người quá quắt. Cũng có khả năng là bạn chẳng thể làm gì để mối quan hệ giữa hai bên trở nên dễ chịu hơn cả.
- Tránh mặt những người đeo bám sẽ chỉ khiến họ cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, thẳng thắn từ chối họ lại biến họ thành kẻ thù của bạn. Nếu bạn chẳng thể hiện gì, họ lại bị tổn thương.[10]
- Đối với những người thích kiểm soát, bạn không thể chứng mình rằng bạn đúng còn họ sai. Người đó phải đúng, và việc bạn làm việc tốt hơn họ cũng sẽ không khiến những người cầu toàn đó thôi chỉ trích bạn.[10]
- Những người thích cạnh tranh sẽ dùng những điểm yếu mà họ thấy ở bạn để chống lại bạn, vì thế khi ở cạnh họ, đừng thể hiện cảm xúc. Nếu bạn chống đối và tìm cách thắng họ, họ sẽ bỏ rơi bạn hoặc không bao giờ tha thứ cho bạn. [10]
- Đừng đồng tình với những kẻ hay phàn nàn hoặc tìm cách xoa dịu họ. Rồi họ sẽ lại nổi giận vì chuyện khác.
- Những người thích đóng vai nạn nhân muốn bạn phải thương cảm họ. Đừng thông cảm và đừng để họ viện cớ. Hãy luôn thực tế và đề nghị giúp đỡ họ theo cách khác. [10]
- Tìm ra những điều có ích. Cùng với một số kiểu người nhất định, bạn có thể tìm ra một số cách để giải quyết những chuyện tiêu cực. Hãy dùng những điểm mạnh của họ để giải quyết hiểu lầm, giải tỏa căng thẳng và cải thiện những điểm yếu. Làm việc chung với những người đó có thể cho ra những kết quả rất khả quan.
- Đối phó với những kiểu người đeo bám, kiểm soát và thích cạnh tranh. Hãy hiểu lý do vì sao họ luôn hành động như vậy. Những người đeo bám luôn cần được hướng dẫn một cách có trách nhiệm để giúp họ tự tin hơn. Những người thích kiểm soát luôn cảm thấy bất an và sợ chính những điểm yếu của mình. Những người hay ganh đua rất quan tâm tới hình ảnh của bản thân, vì thế họ thường tỏ ra thân thiện và rộng lượng hơn khi họ được công nhận là giỏi nhất.
- Hãy cho những người đeo bám xem cách để làm mọi thứ và để họ tự làm lấy. Đừng để họ thuyết phục bạn rằng họ không làm được vì bạn làm tốt hơn. Hãy tạo ra những tình huống mà bạn cần giúp đỡ và nhờ vả họ.[10]
- Đừng sợ hãi hoặc để tâm tới những lời nói của những người thích kiểm soát. Hãy ghi nhận những lúc bạn làm được việc nhưng đừng tranh cãi với họ nếu họ không thừa nhận. [10]
- Bạn có thể để cho những người ganh đua thắng cuộc. Nếu các bạn đang thảo luận và họ nhất định không chịu lùi bước, hãy chấp nhận điều đó và đề nghị có thêm thời gian để tìm hiểu vấn đề. [10]
- Đối phó với những người tự cao, thích phàn nàn hoặc thích làm nạn nhân. Hãy hiểu rằng những con người tự cao chỉ cần cảm thấy được lắng nghe mà thôi. Những người hay phàn nàn thường hay tức giận khi thấy những vấn đề chưa được giải quyết và họ cũng cần được mọi người lắng nghe. Những người thích đóng vai nạn nhân luôn cảm thấy những điều tồi tệ chỉ xảy đến với họ, và họ viện cớ đó để giải thích cho những thất bại của mình.
- Nếu bạn gặp phải một người tự cao, cứ lắng nghe họ nói.[10]
- Chịu đựng những người thích phàn nàn, ghi nhận cảm xúc của họ và luôn tránh họ càng xa càng tốt. [10]
- Xem xét kĩ lý do của những “nạn nhân” khi họ đến muộn hoặc phạm lỗi và cư xử như với những người khác mà không cần áy náy gì cả. Bạn có thể cho họ lời khuyên nhưng đừng để cảm xúc xen vào.[10]
- Đối phó với những người giả tạo và xung hấn thụ động. Những người giả tạo thích thu hút sự chú ý và thường sẽ làm mọi cách để có được điều đó. Họ phải sống ở một nơi danh giá, ăn mặc sang trọng và cho trẻ con đi học ở những ngôi trường cao cấp. Những người xung hấn thụ động thường có thái độ thù địch vì họ không biết cách để thể hiện những mong muốn của mình một cách hợp lý.
- Dù có giới tính như thế nào, những người giả tạo thường được gắn với biệt hiệu “nữ hoàng rắc rối”. Bạn nên tránh vướng vào những bi kịch rắc rối mà những người đó kể lể. Cứ lắng nghe họ nhưng phải giữ khoảng cách.
- Hãy đối phó với những người xung hấn thụ động bằng cách nói chính xác về những hành động và tình huống đang gây ra vấn đề. Sau đó, hãy tập cách giải quyết vấn đề bằng cách không phản ứng lại với thái độ hằn học của họ. Hãy thiết lập ra giới hạn và động viên họ nói ra những mong muốn cũng như cách để diễn đạt chúng một cách thẳng thắn.[11]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn cho rằng mình đang gặp phải một người quá quắt, bạn cũng nên chắc chắn rằng bản thân mình không phải là một người quá quắt như vậy. Hãy đánh giá những ý kiến của người khác một cách cởi mở. Hãy giữ ý kiến của mình, nhưng phải ghi nhớ rằng: chỉ vì đó là ý kiến của bạn, không có nghĩa là nó đã đúng.
- Hãy giữ bình tĩnh và ghi nhận, nhưng đừng nói mỉa mai khi gặp phải những người khó chịu ở công ty. Bạn có thể sẽ bị mất việc hoặc bị kiểm điểm, vì thế, hãy hành xử chuyên nghiệp.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- Cavaiola, A. C., & Lavender, N. J. (2000). Toxic co-workers: How to deal with dysfunctional people on the job. Oakland, CA: New Harbinger Publications.
- American Psychiatric Association (1994). Diagnostic and Statistical Manual, DSM-IV-TR, 4th ed. Washington, DC: American Psychiatric Association.
- ↑ http://levfritt.com/pdf/1pdf/How%20to%20Deal%20With%20Impossible%20People.pdf
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://levfritt.com/pdf/1pdf/How%20to%20Deal%20With%20Impossible%20People.pdf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200609/dealing-difficult-people
- ↑ 4,0 4,1 https://www.psychologytoday.com/articles/200609/dealing-difficult-people
- ↑ http://www.bodylanguageexpert.co.uk/bodylanguagetodealwithdifficultpeople.html
- ↑ http://levfritt.com/pdf/1pdf/How%20to%20Deal%20With%20Impossible%20People.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2013/02/20/signs-of-emotional-abuse/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/01/29/5-ways-to-maintain-boundaries-with-difficult-people/
- ↑ http://www.oprah.com/shiftyourlife/How-to-Deal-with-Difficult-Even-Impossible-People
- ↑ 10,00 10,01 10,02 10,03 10,04 10,05 10,06 10,07 10,08 10,09 10,10 10,11 10,12 http://www.huffingtonpost.com/deepak-chopra/how-to-deal-with-difficul_b_598163.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/06/26/stop-being-passive-aggressive-behavior-signs-_n_5515877.html
Bài liên quan
- Tránh đỏ mặt
- Tương tác với người hướng nội
- Duy trì cuộc đối thoại
- Trở nên cuốn hút
- Khiến ai đó ngừng phớt lờ bạn
- « Mới nhất
- ‹ Mới hơn
- Cũ hơn ›
Liên kết đến đây
- Đối phó với Người quá quắt
- Đối phó Với những Người Quá quắt
- Giao tiếp xã hội
- WikiHow
- Làm núi lửasửa đổi 2 tuần trước
- Bài 10: Liên Xô xây dựng CNXH (…sửa đổi 3 tuần trước
- Giáo trình Điện tử cơ bản/C…sửa đổi 2 tháng trước
- Mẫu câu hỏi theo các mức đ…sửa đổi 3 tháng trước
- Mẫu câu hỏi theo chức năngsửa đổi 3 tháng trước
Nhập email của bạn:
Cung cấp bởi Google
Trình đơn chuyển hướng
Công cụ cá nhân
- Mở tài khoản
- Đăng nhập
Không gian tên
- Nội dung
- Thảo luận
Biến thể
Tìm kiếm
Xem nhanh
- Trang Chính
- Tin tức Khoa học
- Tủ sách VLOS
- Giới thiệu Sách
- Quy trình Công nghệ
- Giáo án Điện tử
- Bài giảng Trực tuyến
- Ngân hàng Ý tưởng
- Ghi chú Khoa học
Cộng đồng
- Hỏi - Đáp
- Thảo luận mới
- Bài viết mới nhất
- Bài nhiều người đọc
- Hoạt động thành viên
- Thay đổi gần đây
Các đề án
- Sách giáo khoa mở
- Điện từ Sinh học
- Từ điển Thuốc
- Công nghệ Ưu tiên
- Văn hóa Khoa học
- Ngôn ngữ học
- Từ điển Hàn lâm
- Thần kinh & tư duy
- Các câu lạc bộ
- Sinh học đại cương
- Rùa Hồ Gươm
- Khái niệm Sinh học
Hướng dẫn để
- sơ cứu cấp cứu
- chăm sóc sức khỏe
- cân bằng tâm lý
- phát triển kỹ năng
- thay đổi lối sống
- giao tiếp xã hội
- phát triển tình yêu
- thủ thuật internet
- làm đẹp
- vệ sinh cá nhân
- ăn kiêng
- nấu ăn ngon
- làm mẹ chăm con
- làm vườn trồng cây
- hạnh phúc gia đình
Công cụ
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Các trang đặc biệt
- Bản để in
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
Từ khóa » Người Quá Quắt Là Gì
-
Từ Quá Quắt Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "quá Quắt" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Quá Quắt - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Quá Quắt Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ điển Tiếng Việt - Quá Quắt Là Gì?
-
Cách để Đối Phó Với Người Quá Quắt
-
'quá Quắt' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Cách để Đối Phó Với Người Quá Quắt Mới 2022 - Ciscolinksys
-
20 Cách ứng Xử Với Người Khó Chịu - VnExpress
-
Tôi Hết Chịu Nổi Người Chồng Quá Quắt - Báo Bình Phước
-
QUÁ QUẮT - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Cách 'trị' Vợ Quá Quắt Của ông Hùng 'Thương Ngày Nắng Về' được ...