Đội Tuyển Bóng đá Quốc Gia Bỉ – Wikipedia Tiếng Việt

Đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện cho BỉBản mẫu:SHORTDESC:Đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện cho Bỉ Bài này viết về đội nam. Đối với đội nữ, xem Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Bỉ. Bỉ
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhRode Duivels Diables RougesDie Roten Teufel (Quỷ đỏ)
Hiệp hộiHiệp hội bóng đá Hoàng gia Bỉ
Liên đoàn châu lụcUEFA (châu Âu)
Huấn luyện viên trưởngDomenico Tedesco
Đội trưởngKevin de Bruyne
Thi đấu nhiều nhấtJan Vertonghen (157)[a]
Ghi bàn nhiều nhấtRomelu Lukaku (85)[a]
Sân nhàNhà vua Baudouin
Mã FIFABEL
Áo màu chính Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 3 Tăng 1 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[5]
Cao nhất1 (9.2018)
Thấp nhất71 (6.2007)
Hạng Elo
Hiện tại 9 Giảm 5 (30 tháng 11 năm 2022)[6]
Cao nhất1 (11.2019)
Thấp nhất74 (9.2009)
Trận quốc tế đầu tiên
 Bỉ 3–3 Pháp (Bruxelles, Bỉ; 1 tháng 5 năm 1904)
Trận thắng đậm nhất
 Bỉ 9–0 Zambia (Bruxelles, Bỉ; 4 tháng 6 năm 1994)  Bỉ 10–1 San Marino (Bruxelles, Bỉ; 28 tháng 2 năm 2001)
Trận thua đậm nhất
Nghiệp dư Anh 11–2 Bỉ (Luân Đôn, Anh; 17 tháng 4 năm 1909)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự14 (Lần đầu vào năm 1930)
Kết quả tốt nhấtHạng ba (2018)
Giải vô địch bóng đá châu Âu
Sồ lần tham dự7 (Lần đầu vào năm 1972)
Kết quả tốt nhấtÁ quân (1980)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Thế vận hội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Antwerpen 1920 Đồng đội

Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ[b] chính thức đại diện cho Bỉ tại các giải đấu bóng đá nam quốc tế kể từ trận đấu đầu tiên vào năm 1904. Đội tuyển thuộc thẩm quyền toàn cầu của FIFA và được quản lý ở Châu Âu bởi UEFA—cả hai tổ chức này đều được đồng sáng lập bởi cơ quan giám sát đội tuyển Bỉ, Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Bỉ. Các giai đoạn đại diện thường xuyên của Bỉ ở cấp độ quốc tế cao nhất, từ 1920 đến 1938, từ 1982 đến 2002 và một lần nữa từ 2014 trở đi, xen kẽ với các vòng loại hầu như không thành công. Hầu hết các trận đấu trên sân nhà của Bỉ đều diễn ra tại Sân vận động Nhà vua Baudouin ở Bruxelles.

Đội tuyển quốc gia Bỉ tham gia ba giải đấu bóng đá lớn bốn năm một lần. Đội xuất hiện trong giai đoạn cuối của mười bốn Giải vô địch bóng đá thế giới và sáu Giải vô địch bóng đá châu Âu, đồng thời góp mặt tại ba giải đấu bóng đá Thế vận hội, bao gồm cả Giải bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1920 mà họ đã giành được. Các màn trình diễn đáng chú ý khác là chiến thắng trước bốn nhà đương kim vô địch thế giới—Tây Đức, Brasil, Argentina và Pháp—từ năm 1954 đến năm 2002. Bỉ có sự cạnh tranh bóng đá lâu đời với các đối tác Hà Lan và Pháp, gần như năm nào hai đội cũng thi đấu với nhau từ năm 1905 đến năm 1967 .Quỷ đỏ được biết đến từ năm 1906; câu lạc bộ người hâm mộ của nó được đặt tên là "1895".

Trong sự nghiệp tuyển thủ quốc gia của tiền đạo Paul Van Himst, cầu thủ bóng đá người Bỉ được ca ngợi nhiều nhất trong thế kỷ 20, Bỉ đã về đích ở vị trí thứ ba với tư cách là chủ nhà tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1972. Sau đó, họ trải qua hai thời kỳ hoàng kim với nhiều cầu thủ tài năng. Trong giai đoạn đầu tiên, kéo dài từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990, đội kết thúc với vị trí á quân tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1980 và hạng tư tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1986. Ở giai đoạn thứ hai, dưới sự dẫn dắt của Marc Wilmots và sau đó là Roberto Martínez vào những năm 2010, Bỉ lần đầu tiên đứng đầu Bảng xếp hạng thế giới của FIFA vào tháng 11 năm 2015 và đứng thứ ba tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018. Cho đến nay, Bỉ là đội tuyển quốc gia duy nhất trên thế giới đứng đầu bảng xếp hạng FIFA mà không vô địch World Cup hay cúp châu lục (Tây Ban Nha đứng đầu bảng xếp hạng vào cuối năm 2008 mà không vô địch World Cup, nhưng đã giành chức vô địch châu Âu vào năm 1964 và 2008).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bỉ có trận đấu chính thức đầu tiên vào ngày 1 tháng 5 năm 1904 là trận hoà 3-3 trước đội tuyển Pháp. Trước trận đấu này, đội tuyển chọn lọc của Bỉ có thi đấu vài trận, nhưng trong đội hình có một số cầu thủ Anh, do đó không được tính là trận đấu chính thức. Ví dụ Bỉ thắng Hà Lan 8-0 ngày 28 tháng 4 năm 1901 với sự có mặt của vài cầu thủ Anh. Sau trận đấu này, hai nước láng giềng Bỉ và Hà Lan có truyền thống một năm đấu 2 trận bắt đầu từ năm 1905, thường được tổ chức ở Antwerp và Rotterdam (sau chuyển sang Amsterdam). Vào thời điểm đó, đội tuyển Bỉ thường do 1 ban tuyển lựa quyết định gồm đại diện của 6 hoặc 7 câu lạc bộ lớn.

Biệt danh Những con quỷ đỏ của đội tuyển Bỉ do phóng viên Pierre Walckiers đặt cho sau trận thắng 3-2 trước Hà Lan (Rotterdam, 1906).

Hơn sáu thập kỉ sau, Bỉ trở thành một trong những đội bóng mạnh, tuy không vô địch các giải đấu lớn nhưng đối thủ không dễ vượt qua họ, kể cả ở sân nhà hay sân khách. Chìa khoá thành công của đội tuyển là việc sử dụng bẫy việt vị, một chiến thuật phòng ngự được phát triển trong thập niên 1960, ban đầu tại câu lạc bộ Anderlecht của huấn luyện viên người Pháp Pierre Sinibaldi.

Giai đoạn thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 là thời gian mạnh nhất trong lịch sử của Bỉ. Thành tích cao nhất của họ trong giai đoạn này là á quân Euro 1980. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên dày dạn kinh nghiệm Guy Thys, người từng chỉ đạo hơn 100 trận đấu chính thức, Bỉ nổi tiếng là 1 đội tuyển tổ chức tốt, thể lực sung mãn, 1 đối thủ khó vượt qua.

Đội tuyển có những cầu thủ trình độ cao như thủ môn Jean-Marie Pfaff, hậu vệ phải Eric Gerets, tiền vệ Jan Ceulemans, và tiền vệ kiến thiết Enzo Scifo. Tuy có một vài trận đấu không tốt với các đối thủ yếu hơn, nhưng họ thường đấu hay khi gặp các đối thủ mạnh. Cho đến tận gần đây, năm 2002, các đội bóng hàng đầu thế giới cũng ngại chạm trán với Những con quỷ đỏ, thậm chí cả nhà vô địch World Cup 2002, đội tuyển Brasil cũng phải chật vật mới thắng Bỉ 2-0 ở trận đấu loại trực tiếp trong giải này. Tuy nhiên kể từ đó, đội tuyển Bỉ dần xuống phong độ, chưa tìm lại được danh tiếng thuở trước.

Sau khi thất bại tại vòng loại World Cup 2006 (lần đầu tiên sau 24 năm), huấn luyện viên Aimé Anthuenis không được gia hạn hợp đồng, và René Vandereycken thay thế Anthuenis từ 1 tháng 1 năm 2006. Tuy vậy ông cũng không đưa được đội tuyển Bỉ vượt qua vòng loại Euro 2008, chỉ xếp thứ 5 ở bảng đấu loại.

Bỉ hiện tại có hàng loạt cầu thủ chuyên môn như các tiền đạo Mirallas, Benteke, Lukaku, Batshuayi, các tiền vệ Fellaini, Witsel, Carrasco, Dembele, De Bruyne, Nainggolan, Mertens và Hazard. Hàng thủ thì có những Kompany, Vermaelen, Alderweireld, Vertonghen cùng các thủ môn Courtois và Mignolet.

Thành tích tại các giải đấu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự xuất hiện của Bỉ tại giải vô địch thế giới (World Cup) phản ánh mức độ xuất hiện của tài năng ở trong nước tại từng thời điểm, giống như ở các đội tuyển Cộng hoà Séc, Hà Lan, hay Thụy Điển. Bỉ đã 6 lần liên tiếp vượt qua vòng loại World Cup (từ 1982 đến 2002), thành tích chỉ kém Ý (12 lần), Argentina (9) và Tây Ban Nha (8). Các đội tuyển khác có số lần vào vòng chung kết liên tục nhiều hơn không được tính do trong số đó có những lần không phải tham gia vòng loại vì là chủ nhà hoặc đương kim vô địch.

Thi đấu một cách nỗ lực ở World Cup, đội tuyển Bỉ đã vượt qua vòng đấu bảng 5 trong 6 lần tham dự từ 1982 đến 2002, trong đó có 4 lần liên tiếp. Một trong những chiến thắng đáng nhớ nhất của họ là trận thắng đương kim vô địch Argentina 1-0 tại trận khai mạc World Cup 1982 tại Camp Nou.

Bốn năm sau, họ có được thành tích tốt nhất ở World Cup trong lịch sử, khi xếp hạng 4 chung cuộc ở World Cup 1986 với những cầu thủ nổi bật như Jan Ceulemans, Eric Gerets và Jean-Marie Pfaff. Bỉ bất ngờ chiến thắng đội bóng được mến mộ Liên Xô với những hảo thủ như Igor Belanov, Rinat Dasayev... 4–3 sau 2 hiệp phụ ở vòng 2, sau đó là Tây Ban Nha ở tứ kết. Tuy nhiên Bỉ chịu khuất phục trước đội vô địch giải Argentina 0–2 ở bán kết. Tại trận tranh giải ba, Bỉ thua Pháp 2–4 sau hai hiệp phụ. Đội trưởng tuyển Bỉ, tiền vệ Jan Ceulemans là cầu thủ Bỉ đầu tiên được lựa chọn vào đội hình tiêu biểu của một World Cup.

Mặc dù bị loại ngay từ vòng 2, màn trình diễn của Bỉ tại World Cup 1990 được đánh giá còn tốt hơn 4 năm trước. Ở trận đấu loại trực tiếp, Bỉ chiếm ưu thế trước Anh, chỉ thua ở những phút cuối của hiệp phụ bởi bàn thắng của David Platt. Enzo Scifo nhận giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất và cầu thủ xuất sắc thứ nhì sau Lothar Matthäus.

Tại World Cup 1994, Bỉ thua đương kim vô địch Đức tại vòng 2. Trận đấu đáng nhớ bởi 1 quyết định gây tranh cãi của trọng tài Kurt Röthlisberger. Bỉ không được 1 quả phạt đền khi Josip Weber bị chèn ngã trong vòng cấm. Michel Preud'homme được bầu là thủ môn xuất sắc nhất giải và có tên trong đội hình tiêu biểu.

Ở World Cup 1998, Bỉ cùng đội vô địch Pháp là 2 đội không thua 1 trận đấu nào. 3 trận hòa ở vòng bảng trước Hà Lan, Mexico và Hàn Quốc không đủ giúp họ vào vòng sau. Tại giải này Enzo Scifo và Franky Van Der Elst tham dự World Cup lần thứ 4, lập kỉ lục của Bỉ.

Bỉ khởi đầu World Cup 2002 không thật suôn sẻ, nhưng đội bóng tiến bộ qua từng trận đấu. Đội trưởng Marc Wilmots ghi bàn trong cả ba trận đấu vòng bảng. Ở vòng 2 họ gặp phải nhà vô địch của giải Brasil. Giống như năm 1994, kết quả trận đấu bị ảnh hưởng bởi quyết định không chính xác của trọng tài. Ngay cả người Brasil cũng ngạc nhiên khi trọng tài Peter Prendergast không công nhận bàn thắng mở tỉ số của Marc Wilmots. Kết cục Bỉ thua 0–2. Huấn luyện viên Brasil Luiz Felipe Scolari thừa nhận sau giải rằng Những con quỷ đỏ là đối thủ khó khăn nhất của Brasil ở giải này. Bỉ giành được giải thưởng fair-play (cho đội bóng chơi đẹp). Marc Wilmots cân bằng kỉ lục tham dự 4 kì World Cup của Enzo Scifo và Franky Van Der Elst, tuy nhiên lần tham dự đầu tiên Wilmots không được ra sân. Wilmots cũng lập kỉ lục ghi bàn cho Bỉ tại các kì World Cup với 5 bàn thắng.

Sau World Cup 2002, phong độ đội tuyển không tốt khi họ không vượt qua vòng loại ở 2 kỳ World Cup 2006 và 2010. Năm 2014, với lứa cầu thủ tài năng mới, Bỉ lọt vào đến tứ kết nhưng để thua Argentina. World Cup 2018 được xem là bước ngoặt lớn khi lứa cầu thủ này đã xuất sắc giành huy chương đồng. Tuy nhiên, đội lại gây thất vọng tại World Cup 2022 khi phải dừng bước từ vòng bảng, dù chỉ gặp những đối thủ không được đánh giá cao là Croatia, Maroc và Canada.

Năm Thành tích Thứhạng* Sốtrận Thắng Hòa** Thua Bànthắng Bànthua
Uruguay 1930 Vòng 1 11 2 0 0 2 0 4
Ý 1934 15 1 0 0 1 2 5
Pháp 1938 13 1 0 0 1 1 3
Brasil 1950 Bỏ cuộc
Thụy Sĩ 1954 Vòng 1 12 2 0 1 1 5 8
Thụy Điển 1958 Không vượt qua vòng loại
Anh 1966
México 1970 Vòng 1 10 3 1 0 2 4 5
Đức 1974 Không vượt qua vòng loại
Argentina 1978
Tây Ban Nha 1982 Vòng 2 10 5 2 1 2 3 5
México 1986 Hạng tư 4 7 2 2 3 12 15
Ý 1990 Vòng 2 11 4 2 0 2 6 4
Hoa Kỳ 1994 11 4 2 0 2 4 4
Pháp 1998 Vòng 1 19 3 0 3 0 3 3
Hàn Quốc Nhật Bản 2002 Vòng 2 14 4 1 2 1 6 7
Đức 2006 Không vượt qua vòng loại
Cộng hòa Nam Phi 2010
Brasil 2014 Tứ kết 6 5 4 0 1 6 3
Nga 2018 Hạng ba 3 7 6 0 1 16 6
Qatar 2022 Vòng 1 23 3 1 1 1 1 2
CanadaMéxicoHoa Kỳ 2026 Chưa xác định
Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Maroc 2030
Ả Rập Xê Út 2034
Tổng cộng 14/22Hạng ba 51 21 10 20 69 74
*Thứ hạng không chính thức dựa trên vòng đấu mà đội bóng lọt vào và điểm số đạt được với các đội bóng cùng vào một vòng đấu. **Tính cả các trận hòa ở các vòng đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Thế vận hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Bỉ từng đoạt huy chương vàng môn bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1920 và huy chương đồng Thế vận hội Mùa hè 1900.

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988)
Năm Thànhtích Sốtrận Thắng Hòa Thua Bànthắng Bànthua
Pháp 1900 Hạng ba 1 0 0 1 2 6
1904 đến 1912 Không tham dự
Bỉ 1920 Huy chương vàng 3 3 0 0 8 1
Pháp 1924 Vòng 2 1 0 0 1 1 8
Hà Lan 1928 Tứ kết 3 1 0 2 9 12
1936 đến 1976 Không tham dự
1980 đến 1984 Không vượt qua vòng loại
1988 Không tham dự
Tổng cộng 1 lầnvô địch 8 4 0 4 20 27

Giải vô địch châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích của Bỉ tại Giải vô địch bóng đá châu Âu tốt hơn so với World Cup. Thành tích tốt nhất của đội là ngôi á quân năm 1980 tại Ý sau khi thua sát nút 1–2 trước Tây Đức trong trận chung kết. Bỉ là chủ nhà (hoặc đồng chủ nhà) 2 lần, xếp thứ ba năm 1972 và gây thất vọng trong năm 2000 khi là đội chủ nhà đầu tiên bị loại ngay từ vòng bảng.

Sau Euro 2000, phong độ đội tuyển không tốt khi họ không vượt qua vòng loại ở 3 kỳ Euro 2004, 2008 và 2012. Năm 2016 và 2020, với lứa cầu thủ tài năng mới, Bỉ lọt vào đến tứ kết nhưng để thua Xứ Wales và Ý. Bỉ vẫn không thể đạt thành tích tốt hơn khi phải dừng bước tại vòng 16 đội Euro 2024 sau thất bại trước Pháp.

Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa Thua Bànthắng Bànthua
1960 đến 1968 Không vượt qua vòng loại
Bỉ 1972 Hạng ba 2 1 0 1 3 3
1976 Không vượt qua vòng loại
Ý 1980 Á quân 4 1 2 1 4 4
Pháp 1984 Vòng 1 3 1 0 2 4 8
1988 đến 1996 Không vượt qua vòng loại
BỉHà Lan 2000 Vòng 1 3 1 0 2 2 5
2004 đến 2012 Không vượt qua vòng loại
Pháp 2016 Tứ kết 5 3 0 2 9 5
Liên minh châu Âu 2020 5 4 0 1 9 3
Đức 2024 Vòng 2 4 1 1 2 2 2
Cộng hòa Ireland Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 2028 Chưa xác định
Ý Thổ Nhĩ Kỳ 2032
Tổng cộng 1 lần á quân 26 12 3 11 33 30

UEFA Nations League

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích tại UEFA Nations League
Mùa giải Hạng đấu Bảng Pos Pld W D L GF GA
2018–19 A Vòng bảng 5th 4 3 0 1 9 6
Ý 2020–21 A Hạng tư 4th 6 5 0 1 16 6
2022–23 A Vòng bảng 7th 6 3 1 2 11 8
Tổng cộng 1 lầnhạng tư 3/3 16 11 1 4 36 20

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • không khung Vô địch thế giới: 0
Hạng ba: 2018
  • không khung Vô địch châu Âu: 0
Á quân: 1980 Hạng ba: 1972
  • Bóng đá nam tại Olympic:
1992 1920 1920 1900

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn] Cộng hòa Ireland  v  Bỉ
23 tháng 3 Giao hữu Cộng hòa Ireland  0–0  Bỉ Dublin, Ireland
20:45 Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Aviva Lượng khán giả: 38,128Trọng tài: Rohit Saggi (Na Uy)
Anh  v  Bỉ
26 tháng 3 Giao hữu Anh  2–2  Bỉ London, Anh
20:45
  • Toney  17' (ph.đ.)
  • Bellingham  90+5'
Chi tiết
  • Tielemans  11', 36'
Sân vận động: Sân vận động Wembley Lượng khán giả: 80,733Trọng tài: Sebastian Gishamer (Áo)
Bỉ  v  Montenegro
5 tháng 6 Giao hữu Bỉ  2–0  Montenegro Brussels, Bỉ
20:30
  • De Bruyne  44'
  • Trossard  90+3' (ph.đ.)
Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Nhà vua Baudouin Trọng tài: Kristoffer Karlsson (Thụy Điển)
Bỉ  v  Luxembourg
8 tháng 6 Giao hữu Bỉ  3–0  Luxembourg Brussels, Bỉ
20:00
  • Lukaku  42' (ph.đ.), 57'
  • Trossard  81'
Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Nhà vua Baudouin Trọng tài: Paweł Raczkowski (Ba Lan)
Bỉ  v  Slovakia
17 tháng 6 Bảng E UEFA Euro 2024 Bỉ  0–1  Slovakia Frankfurt, Đức
18:00 Chi tiết
  • Schranz  7'
Sân vận động: Waldstadion Lượng khán giả: 45,181Trọng tài: Halil Umut Meler (Thổ Nhĩ Kỳ)
Bỉ  v  România
22 tháng 6 Bảng E UEFA Euro 2024 Bỉ  2–0  România Cologne, Đức
21:00
  • Tielemans  2'
  • De Bruyne  80'
Chi tiết Sân vận động: RheinEnergieStadion Lượng khán giả: 42,535Trọng tài: Szymon Marciniak (Ba Lan)
Ukraina  v  Bỉ
26 tháng 6 Bảng E UEFA Euro 2024 Ukraina  0–0  Bỉ Stuttgart, Đức
18:00 Chi tiết Sân vận động: MHPArena Lượng khán giả: 54,000Trọng tài: Anthony Taylor (Anh)
Pháp  v  Bỉ
1 tháng 7 Vòng 16 đội UEFA Euro 2024 Pháp  1–0  Bỉ Düsseldorf, Đức
18:00
  • Vertonghen  85' (l.n.)
Chi tiết Sân vận động: Merkur Spiel-Arena Lượng khán giả: 46,810Trọng tài: Glenn Nyberg (Thụy Điển)
Bỉ  v  Israel
6 tháng 9 UEFA Nations League 2024–25 Bỉ  3-1  Israel Debrecen, Hungary
20:45
  • De Bruyne  21', 52' (ph.đ.)
  • Tielemans  48'
Chi tiết
  • Castagne  36' (l.n.)
Sân vận động: Sân vận động Nagyerdei Lượng khán giả: 0Trọng tài: Michael Oliver (Anh)
Pháp  v  Bỉ
9 tháng 9 UEFA Nations League 2024–25 Pháp  2-0  Bỉ Décines-Charpieu, Pháp
20:45
  • Kolo Muani  29'
  • Dembélé  57'
Chi tiết Sân vận động: Parc Olympique Lyonnais Lượng khán giả: 42,358Trọng tài: Tobias Stieler (Đức)
Ý  v  Bỉ
10 tháng 10 UEFA Nations League 2024–25 Ý  2–2  Bỉ Rome, Ý
20:45
  • Cambiaso  1'
  • Retegui  24'
Chi tiết
  • De Cuyper  42'
  • Trossard  61'
Sân vận động: Stadio Olimpico Lượng khán giả: 44,297Trọng tài: Espen Eskås (Na Uy)
Bỉ  v  Pháp
14 tháng 10 UEFA Nations League 2024–25 Bỉ  1–2  Pháp Brussels, Bỉ
20:45
  • Openda  45+3'
Chi tiết
  • Kolo Muani  35' (ph.đ.), 62'
Sân vận động: Sân vận động King Baudouin Lượng khán giả: 39,731Trọng tài: Irfan Peljto (Bosnia và Herzegovina)
Bỉ  v  Ý
14 tháng 11 UEFA Nations League 2024–25 Bỉ  0–1  Ý Brussels, Bỉ
20:45 Chi tiết
  • Tonali  11'
Sân vận động: Sân vận động King Baudouin Lượng khán giả: 41,367Trọng tài: Radu Petrescu (Romania)
Israel  v  Bỉ
17 tháng 11 UEFA Nations League 2024–25 Israel  1–0  Bỉ Budapest, Hungary[c]
20:45
  • Shua  86'
Chi tiết Sân vận động: Bozsik Aréna Lượng khán giả: 675Trọng tài: Sebastian Gishamer (Áo)

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Jan Vertonghen là cầu thủ khoác áo đội tuyển Bỉ nhiều nhất với 157 trận.

Tính đến 1 tháng 7 năm 2024, 10 cầu thủ khoác áo đội tuyển Bỉ nhiều lần nhất là:

# Cầu thủ Năm thi đấu Số trận Bàn thắng Vị trí
1 Jan Vertonghen 2007–2024 157 10 Hậu vệ
2 Axel Witsel 2008– 132 12 Tiền vệ
3 Toby Alderweireld 2009–2022 127 5 Hậu vệ
4 Eden Hazard 2008–2022 126 33 Tiền đạo
5 Romelu Lukaku 2010– 119 85 Tiền đạo
6 Dries Mertens 2011–2022 109 21 Tiền đạo
7 Kevin De Bruyne 2010– 105 28 Tiền vệ
8 Thibaut Courtois 2011– 102 0 Thủ môn
9 Jan Ceulemans 1977–1991 96 23 Tiền vệ/Tiền đạo
10 Timmy Simons 2001–2013 94 6 Hậu vệ/Tiền vệ

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Romelu Lukaku là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Bỉ với 85 bàn.

Tính đến 1 tháng 7 năm 2024, 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Bỉ là:

# Cầu thủ Năm thi đấu Bàn thắng Số trận Vị trí Hiệu suất
1 Romelu Lukaku 2010– 85 119 Tiền đạo 0.71
2 Eden Hazard 2008–2022 33 126 Tiền vệ/Tiền đạo 0.26
3 Bernard Voorhoof 1928–1940 30 61 Tiền đạo 0.49
Paul Van Himst 1960–1974 30 81 Tiền đạo 0.37
5 Marc Wilmots 1990–2002 29 70 Tiền vệ 0.41
6 Joseph Mermans 1945–1956 27 56 Tiền đạo 0.48
Kevin De Bruyne 2010– 28 105 Tiền vệ 0.27
Michy Batshuayi 2015– 27 55 Tiền đạo 0.49
9 Ray Braine 1925–1939 26 54 Tiền đạo 0.48
Robert De Veen 1906–1913 26 23 Tiền đạo 1.13

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

25 cầu thủ dưới đây đã hoàn thành UEFA Nations League 2024–25.[8]. Số liệu thống kê tính đến ngày 9 tháng 9 năm 2024 sau trận gặp Pháp.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Koen Casteels 25 tháng 6, 1992 (32 tuổi) 16 0 Ả Rập Xê Út Al Qadsiah
12 1TM Thomas Kaminski 23 tháng 10, 1992 (32 tuổi) 1 0 Anh Luton Town
13 1TM Matz Sels 26 tháng 2, 1992 (32 tuổi) 8 0 Anh Nottingham Forest
2 2HV Zeno Debast 24 tháng 10, 2003 (21 tuổi) 12 0 Bồ Đào Nha Sporting CP
3 2HV Arthur Theate 25 tháng 5, 2000 (24 tuổi) 20 0 Đức Eintracht Frankfurt
4 2HV Wout Faes 3 tháng 4, 1998 (26 tuổi) 21 0 Anh Leicester City
5 2HV Maxim De Cuyper 22 tháng 12, 2000 (24 tuổi) 3 0 Bỉ Club Brugge
15 2HV Thomas Meunier 12 tháng 9, 1991 (33 tuổi) 67 8 Pháp Lille
16 2HV Koni De Winter 12 tháng 6, 2002 (22 tuổi) 1 0 Ý Genoa
21 2HV Timothy Castagne 5 tháng 12, 1995 (29 tuổi) 49 2 Anh Fulham
6 3TV Amadou Onana 16 tháng 8, 2001 (23 tuổi) 19 0 Anh Aston Villa
7 3TV Kevin De Bruyne (Đội trưởng) 28 tháng 6, 1991 (33 tuổi) 107 30 Anh Manchester City
8 3TV Youri Tielemans 7 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 72 9 Anh Aston Villa
17 3TV Charles De Ketelaere 10 tháng 3, 2001 (23 tuổi) 18 2 Ý Atalanta
18 3TV Orel Mangala 18 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 20 0 Anh Everton
22 3TV Alexis Saelemaekers 27 tháng 6, 1999 (25 tuổi) 12 1 Ý Roma
23 3TV Arthur Vermeeren 7 tháng 2, 2005 (19 tuổi) 4 0 Đức RB Leipzig
9 4 Loïs Openda 16 tháng 2, 2000 (24 tuổi) 22 2 Đức RB Leipzig
10 4 Jérémy Doku 27 tháng 5, 2002 (22 tuổi) 28 2 Anh Manchester City
11 4 Dodi Lukebakio 24 tháng 9, 1997 (27 tuổi) 20 2 Tây Ban Nha Sevilla
14 4 Julien Duranville 5 tháng 5, 2006 (18 tuổi) 2 0 Đức Borussia Dortmund
19 4 Johan Bakayoko 20 tháng 4, 2003 (21 tuổi) 16 1 Hà Lan PSV Eindhoven

Triệu tập gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]
Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Arnaud Bodart 11 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 0 0 Bỉ Standard Liège v.  Anh, 26 March 2024
HV Jan Vertonghen 24 tháng 4, 1987 (37 tuổi) 157 10 Bỉ Anderlecht UEFA Euro 2024 RET
HV Ameen Al-Dakhil 6 tháng 3, 2002 (22 tuổi) 4 0 Đức VfB Stuttgart v.  Azerbaijan, 19 November 2023
HV Jorne Spileers 21 tháng 1, 2005 (19 tuổi) 0 0 Bỉ Club Brugge v.  Azerbaijan, 19 November 2023
HV Zinho Vanheusden 29 tháng 7, 1999 (25 tuổi) 1 0 Bỉ KV Mechelen v.  Serbia, 15 November 2023 INJ
HV Hugo Siquet 9 tháng 7, 2002 (22 tuổi) 1 0 Bỉ Club Brugge v.  Estonia, 12 September 2023
TV Arne Engels 8 tháng 9, 2003 (21 tuổi) 1 0 Scotland Celtic v.  Israel, 6 September 2024
TV Aster Vranckx 4 tháng 10, 2002 (22 tuổi) 7 0 Đức VfL Wolfsburg UEFA Euro 2024
TV Axel Witsel 12 tháng 1, 1989 (35 tuổi) 132 12 Tây Ban Nha Atlético Madrid UEFA Euro 2024
TV Mandela Keita 10 tháng 5, 2002 (22 tuổi) 1 0 Ý Parma UEFA Euro 2024 PRE
TV Olivier Deman 6 tháng 4, 2000 (24 tuổi) 3 0 Đức Werder Bremen v.  Anh, 26 March 2024
Yannick Carrasco 4 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 78 11 Ả Rập Xê Út Al-Shabab UEFA Euro 2024
Romelu Lukaku (Đội phó) 13 tháng 5, 1993 (31 tuổi) 119 85 Ý Napoli UEFA Euro 2024
Leandro Trossard 4 tháng 12, 1994 (30 tuổi) 37 9 Anh Arsenal UEFA Euro 2024
Michy Batshuayi 2 tháng 10, 1993 (31 tuổi) 55 27 Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray v.  Anh, 26 March 2024
  • RET Đã giã từ đội tuyển quốc gia
  • INJ Chấn thương của cầu thủ
  • ILL Bệnh của cầu thủ
  • U21 Chuyển sang đội U21
  • WD Cầu thủ đã rút khỏi đội vì vấn đề không liên quan đến chấn thương

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1910, một hội đồng của Hiệp hội bóng đá Bỉ đứng ra lựa chọn cầu thủ.

  • 1910-1913: William Maxwell
  • 1914: Charles Bunyan
  • 1920-1928: William Maxwell
  • 1928-1930: Victor Löwenfelt
  • 1930-1934: Hector Goetinck
  • 1935: Jules Turnauer
  • 1935-1940: Jack Butler
  • 1944-1946: François Demol
  • 1947-1953: Bill Gormlie
  • 1953-1954: Dougall Livingstone
  • 1955-1957: André Vandeweyer
  • 1957: Louis Nicolay (tạm quyền)
  • 1957-1958: Geza Toldi
  • 1958-1968: Constant Vanden Stock
  • 1968-1976: Raymond Goethals
  • 1976-1989: Guy Thys

  • 1989-1990: Walter Meeuws
  • 1990-1991: Guy Thys
  • 1991-1996: Paul Van Himst
  • 1996-1996: Wilfried Van Moer
  • 1997-1999: Georges Leekens
  • 1999-2002: Robert Waseige
  • 2002-2005: Aimé Anthuenis
  • 2006 - 4/2009: René Vandereycken
  • 5/2009 - 9/2009: Franky Vercauteren
  • 10/2009 - 4/2010: Dick Advocaat
  • 5/2010 - 5/2012: Georges Leekens
  • 5/2012 - 8/2016: Marc Wilmots
  • 8/2016 - 11/2022 Roberto Martínez

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Số trận và bàn thắng vào lưới România vào ngày 15 (thực tế là ngày 14) tháng 11 năm 2012, trước Luxembourg vào ngày 26 tháng 5 năm 2014 và trước Cộng hòa Séc vào ngày 5 tháng 6 năm 2017 được tính bởi RBFA nhưng không được FIFA chính thức công nhận – hai giải trước do có quá nhiều sự thay người theo Luật thi đấu,[1][2][3] thay người sau do các liên đoàn bóng đá Bỉ và Séc đã quá muộn trong việc yêu cầu một trận đấu chính thức.[4]
  2. ^ tiếng Hà Lan: Belgisch nationaal voetbalelftaltiếng Pháp: Équipe nationale belge de footballtiếng Đức: Belgische Fußballnationalmannschaft
  3. ^ Due to the Israel–Hamas war, Israel are required to play their home matches at neutral venues until further notice.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Football MATCH: 14.11.2012 (Romania v Belgium)”. EU Football. Bản gốc lưu trữ 26 tháng Bảy năm 2020. Truy cập 17 Tháng mười một năm 2017.
  2. ^ “Football MATCH: 26.05.2014 (Belgium v Luxembourg)”. EU Football. Bản gốc lưu trữ 19 tháng Chín năm 2020. Truy cập 17 Tháng mười một năm 2017.
  3. ^ “Rules & Governance – Law 3: The number of players”. The FA. Bản gốc lưu trữ 25 tháng Mười năm 2014. Truy cập 25 tháng Mười năm 2014.
  4. ^ “Welles-nietesspel rond oefenmatch tegen Tsjechië: Daarom was het geen officiële wedstrijd” [Yes or no game about friendly against Czech Republic: this is why it was no official match] (bằng tiếng Hà Lan). Sporza. 6 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ 12 Tháng sáu năm 2018. Truy cập 6 Tháng sáu năm 2017.
  5. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “European Qualifier match between Belgium and Sweden declared abandoned with half-time result confirmed as final”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 19 tháng 10 năm 2023. Lưu trữ bản gốc 23 Tháng mười một năm 2023. Truy cập 23 Tháng mười một năm 2023.
  8. ^ “25 QUỶ ĐẾN EURO 2024”. Lưu trữ bản gốc 28 tháng Năm năm 2024. Truy cập 28 tháng 5 năm 2024. Đã bỏ qua tham số không rõ |trang web= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ.
  • Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ Lưu trữ 2010-03-24 tại Wayback Machine trên trang chủ của FIFA
  • x
  • t
  • s
Bỉ Bóng đá Bỉ
Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Bỉ
Đội tuyển
  • Đội tuyển nam
  • Trẻ
    • U-21
    • U-19
    • U-18
    • U-17
  • Nữ
Hệ thống giải
Cấp 1
  • Giải bóng đá hạng nhất A quốc gia Bỉ
Cấp 2
  • Giải bóng đá hạng nhất B quốc gia Bỉ
Cấp 3
  • Giải bóng đá nghiệp dư hạng nhất quốc gia Bỉ
Cấp 4
  • Giải bóng đá nghiệp dư hạng nhì quốc gia Bỉ (3 bảng)
Cấp 5
  • Giải bóng đá nghiệp dư hạng ba quốc gia Bỉ (4 bảng)
Cấp 6–9
  • Giải bóng đá cấp tỉnh Bỉ (9 bảng: Antwerpen, Brabant, Oost-Vlaanderen, Hainaut, Liège, Limburg, Luxembourg, Namur và West-Vlaanderen)
  • Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Bỉ, Giải bóng đá hạng ba quốc gia Bỉ, Giải bóng đá hạng tư quốc gia Bỉ
Hệ thống giải nữ
  • Super League Vrouwenvoetbal
  • Hạng nhất
  • Hạng nhì
  • Hạng ba
  • BeNe League (2012–2015, chung với Hà Lan)
Cúp quốc nội
Nam
  • Cúp bóng đá Bỉ
  • Siêu cúp bóng đá Bỉ
  • cũ: Cúp Liên đoàn Bỉ
Nữ
  • Cúp bóng đá nữ Bỉ
  • BeNe Super Cup (2011–2012, chung với Hà Lan)
  • x
  • t
  • s
Các đội tuyển bóng đá quốc gia châu Âu (UEFA)
Hoạt động
  • Albania
  • Andorra
  • Armenia
  • Áo
  • Azerbaijan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bosna và Hercegovina
  • Bulgaria
  • Croatia
  • Síp
  • Cộng hòa Séc
  • Đan Mạch
  • Anh
  • Estonia
  • Quần đảo Faroe
  • Phần Lan
  • Pháp
  • Gruzia
  • Đức
  • Gibraltar
  • Hy Lạp
  • Hungary
  • Iceland
  • Israel
  • Ý
  • Kazakhstan
  • Kosovo
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Malta
  • Moldova
  • Montenegro
  • Hà Lan
  • Bắc Macedonia
  • Bắc Ireland
  • Na Uy
  • Ba Lan
  • Bồ Đào Nha
  • Cộng hòa Ireland
  • România
  • Nga
  • San Marino
  • Scotland
  • Serbia
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Ukraina
  • Wales
Không còn tồn tại
  • Tiệp Khắc
  • Đông Đức
  • Ireland (1882-1950)
  • Saarland
  • Serbia và Montenegro
  • Liên Xô (CIS)
  • Nam Tư
  • x
  • t
  • s
Bóng đá quốc tế
  • FIFA
  • Liên đoàn
  • Đội tuyển
  • Giải đấu
  • Cúp thế giới
    • U-20
    • U-17
  • Thế vận hội
  • Thế vận hội Trẻ
  • Đại hội Thể thao Sinh viên thế giới
  • Bảng xếp hạng thế giới
  • Giải thưởng FIFA The Best
  • Dòng thời gian
Châu Phi
  • CAF – Cúp bóng đá châu Phi
    • U-23
    • U-20
    • U-17
  • Khu vực (CECAFA, CEMAC, COSAFA, WAFU)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
  • Nations League
Châu Á
  • AFC – Cúp bóng đá châu Á
    • U-23
    • U-20
    • U-17
    • U-14
  • Khu vực (ASEAN, EAFF, SAFF, CAFA, WAFF)
  • Liên khu vực (AFF-EAFF)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
Châu Âu
  • UEFA – Cúp bóng đá châu Âu
    • U-21
    • U-19
    • U-17
  • Nations League
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
  • CONCACAF – Cúp Vàng
    • U-20
    • U-17
    • U-15
  • Nations League
Châu Đại Dương
  • OFC – Cúp bóng đá châu Đại Dương
    • U-19
    • U-16
Nam Mỹ
  • CONMEBOL – Cúp bóng đá Nam Mỹ
    • U-20
    • U-17
    • U-15
Không phải FIFA
  • CONIFA – Giải vô địch bóng đá thế giới ConIFA
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu ConIFA
  • IIGA – Đại hội Thể thao Đảo
  • Hội đồng các liên bang mới Nam Mỹ (CSANF)
  • Liên minh bóng đá thống nhất thế giới (WUFA)
Đại hội thể thao
  • Đại hội Thể thao châu Phi
  • Đại hội Thể thao châu Á
  • Trung Mỹ
  • Trung Mỹ và Caribe
  • Đại hội Thể thao Đông Á
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng Pháp ngữ
  • Đảo Ấn Độ Dương
  • Đại hội Thể thao Đoàn kết Hồi giáo
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng ngôn ngữ Bồ Đào Nha
  • Đại hội Địa Trung Hải
  • Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ
  • Đại hội Thể thao Liên Ả Rập
  • Đại hội Thể thao Thái Bình Dương
  • Đại hội Thể thao Nam Á
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Đại hội Thể thao Tây Á
Xem thêm Địa lý Mã Cầu thủ/Câu lạc bộ của thế kỷ Bóng đá nữ
  • x
  • t
  • s
Nhà vô địch bóng đá Nam Thế vận hội
  • 1900:  Upton Park (Anh Quốc) (GBR)
  • 1904:  Galt (Canada) (CAN)
  • 1908:  Anh Quốc (GBR)
  • 1912:  Anh Quốc (GBR)
  • 1920:  Bỉ (BEL)
  • 1924:  Uruguay (URU)
  • 1928:  Uruguay (URU)
  • 1936:  Ý (ITA)
  • 1948:  Thụy Điển (SWE)
  • 1952:  Hungary (HUN)
  • 1956:  Liên Xô (URS)
  • 1960:  Nam Tư (YUG)
  • 1964:  Hungary (HUN)
  • 1968:  Hungary (HUN)
  • 1972:  Ba Lan (POL)
  • 1976:  Đông Đức (GDR)
  • 1980:  Tiệp Khắc (TCH)
  • 1984:  Pháp (FRA)
  • 1988:  Liên Xô (URS)
  • 1992:  Tây Ban Nha (ESP)
  • 1996:  Nigeria (NGR)
  • 2000:  Cameroon (CMR)
  • 2004:  Argentina (ARG)
  • 2008:  Argentina (ARG)
  • 2012:  México (MEX)
  • 2016:  Brasil (BRA)
  • 2020:  Brasil (BRA)
  • 2024:  Tây Ban Nha (ESP)

Từ khóa » Thống Kê Bỉ