Đơn Vị Cấu Thành Là Gì
Có thể bạn quan tâm
11:01, 18/11/2020
Nội dung chính Show- 1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
- 2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
- 3. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
- 4. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ về tổ chức bộ máy
Tại Luật Viên chức đã có quy định cụ thể về khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập. Sắp tới, Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được áp dụng. Dưới đây là những điểm cơ bản cần biết về đơn vị sự nghiệp công lập.
Những điểm cơ bản cần biết về đơn vị sự nghiệp công lập (Ảnh minh họa)
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/12/2020) quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.
Ngoài ra, tại Điều 2 Luật Viên chức cũng quy định người được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức.
2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức quy định đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
-
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ: là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ: là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, gồm:
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ);
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở);
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập:
- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
-
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động;
-
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài còn phải bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ về tổ chức bộ máy
Tại Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công nghiệp thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy, cụ thể như sau:
-
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
-
Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
-
Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Lê Vy
Thành phần hội đồng kỷ luật xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Điều 17 Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
Thành phần hội đồng kỷ luật xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Điều 17 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:
1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Xem thêm: Luật viên chức 2010 số 58/2010/QH12 mới nhất áp dụng năm 2022
Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức;
b) Một ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
Xem thêm: Thế nào là cán bộ? Thế nào là viên chức? Thế nào là công chức?
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
3. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của viên chức
– Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức
– Xử lý kỷ luật khi viên chức đánh nhau
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: .
Xem thêm: Cán bộ công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
Ủy ban nhân dân huyện Tuy an ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Tuy an? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Tuy an mới nhất.
Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND quận Cẩm Lệ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ mới nhất.
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Miện ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Thanh Miện? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Miện mới nhất.
Ủy ban nhân dân TP Hải Dương ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Hải Dương? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Hải Dương mới nhất.
Văn án là gì? Hướng dẫn cách viết văn án hay và chuẩn xác? Một số văn án của các tác phẩm nổi tiếng?
Giấy khai sinh là gì? Làm giấy khai sinh ở đâu? Hồ sơ làm Giấy khai sinh? Không có sổ hộ khẩu có làm được không? Trình tự làm giấy khai sinh?
Tìm hiểu về hộ chiếu? Thời hạn của hộ chiếu? Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không?Thủ tục cấp mới hộ chiếu phổ thông? Thủ tục gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ?
Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm là gì? Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm để làm gì? Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm? Hướng dẫn soạn thảo bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm? Vai trò của cán bộ?
Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930?
Lỗ châu mai là gì? Tìm hiểu về sự xuất hiện của lỗ châu mai? Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?
Tìm hiểu về chế độ ốm đau? Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau? Thời gian hưởng chế độ ốm đau? Nghỉ chế độ ốm đau được hưởng bao nhiêu phần trăm lương? Vai trò của chế độ ốm đau?
Tìm hiểu về cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng? Các câu hỏi trong bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng? Gợi ý đáp án bài dự thi tìm hiểu về biên giới và bộ đội biên phòng?
Tôn trọng lẽ phải là gì? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải? VÍ dụ của tôn trọng lẽ phải?
Liên danh là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Nhà thầu liên danh? Hợp đồng liên danh là gì? Hợp đồng liên danh bao gồm những nội dung nào?
Quy định về chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ? Các thuật ngữ tiếng Anh? Quy định bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ? Nhiệm vụ chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ?
Cơ quan chủ quản là gì? Cơ quan chủ quản tiếng Anh là gì? Đặc điểm của cơ quan chủ quản? Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí?
Khái niệm từ phức là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Cấu tạo của từ phức? Phân loại từ phức? Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?
Giải thích các thuật ngữ pháp lý? Thuật ngữ tiếng Anh? Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Xác định người phụ thuộc theo luật?
Biển cấm dừng là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Hiệu lực của biển cấm dừng, cấm đỗ? Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ? Dừng, đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng, đỗ bị phạt bao nhiêu?
Vị trí địa lý của Việt Nam? Các thuật ngữ tiếng Anh? Việt nam nằm ở đới khí hậu nào? Đặc điểm khí hậu Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta?
Từ khóa » đơn Vị Có Tổ Chức Cấu Thành Là Gì
-
Một Số điểm Mới Trong Nghị định 90/2020/NĐ-CP Ngày 1/8/2020 (Có ...
-
Đơn Vị Công Tác Cấu Thành Là Gì? - Dân Luật
-
Đánh Giá, Xếp Loại Cần Khách Quan, Công Bằng, Chính Xác
-
Đơn Vị Có Tổ Chức Cấu Thành Là Gì - Học Tốt
-
Các Quy định Mới Về Thành Lập, Tổ Chức Lại, Giải Thể đơn Vị Sự Nghiệp ...
-
NGÀY 07/10/2020, CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 120 ...
-
Thành Phần Hội đồng Kỷ Luật Xử Lý Kỷ Luật Viên Chức - Luật Dương Gia
-
Những điểm Cơ Bản Cần Biết Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập - LawNet
-
Nghị định 120/2020/NĐ-CP Thành Lập, Giải Thể đơn Vị Sự Nghiệp ...
-
Quy định Pháp Luật Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Như Thế Nào ?
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? - Luật Minh Gia
-
Một Số điểm Mới Của Nghị định Số 107/2020/NĐ-CP Về Cơ Quan ...
-
Https:///portal/page/portal/chin...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Giáo ...