Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
- 2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
- 3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Viên chức năm 2010 như sau:
"Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước".
Ví dụ về đơn vị sự nghiệp công lập: Trường Đại học Nội vụ là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội Vụ; Bệnh viện đa khoa tỉnh X là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh X,...
2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định của khoản 2 điều 9 của Luật này, Đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành 2 nhóm gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP năm 2020 quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
- Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
- Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; trong đó chủ yếu là các cơ quan nhà nước và mỗi Đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là nhà nước đầu tư và xây dựng để vận hành, tùy thuộc vào từng loại đơn vị sự nghiệp mà từ đó nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những cấp độ khác nhau;
- Đơn vị sự nghiệp công lập phải có tư cách pháp nhân;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Mục đích đơn vị sự nghiệp công lập là hướng tới cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung cứng cho người dân như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…
- Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP năm 2020 quy định điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành);
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động;
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ khóa » đơn Vị Có Tổ Chức Cấu Thành Là Gì
-
Một Số điểm Mới Trong Nghị định 90/2020/NĐ-CP Ngày 1/8/2020 (Có ...
-
Đơn Vị Công Tác Cấu Thành Là Gì? - Dân Luật
-
Đánh Giá, Xếp Loại Cần Khách Quan, Công Bằng, Chính Xác
-
Đơn Vị Có Tổ Chức Cấu Thành Là Gì - Học Tốt
-
Các Quy định Mới Về Thành Lập, Tổ Chức Lại, Giải Thể đơn Vị Sự Nghiệp ...
-
Đơn Vị Cấu Thành Là Gì
-
NGÀY 07/10/2020, CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 120 ...
-
Thành Phần Hội đồng Kỷ Luật Xử Lý Kỷ Luật Viên Chức - Luật Dương Gia
-
Những điểm Cơ Bản Cần Biết Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập - LawNet
-
Nghị định 120/2020/NĐ-CP Thành Lập, Giải Thể đơn Vị Sự Nghiệp ...
-
Quy định Pháp Luật Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Như Thế Nào ?
-
Một Số điểm Mới Của Nghị định Số 107/2020/NĐ-CP Về Cơ Quan ...
-
Https:///portal/page/portal/chin...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Giáo ...