Đơn Vị đo Thể Tích Toán Cơ Bản Lớp 5 - Vinastudy

Nằm trong chủ đề Hình học thuộc chương trình sách giáo khoa Toán lớp 5, video ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH giúp học sinh hình thành khái niệm thể tích của một hình là gì? Làm quen với đơn vị đo thể tích cơ bản như xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối; có biểu tượng về độ lớn của đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích với nhau.

Từ đó, học sinh áp dụng được lí thuyết vào giải bài tập cụ thể như đọc, viết, so sánh các số có chứa đơn vị đo thể tích; đổi từ đơn vị đo thể tích này sang đơn vị đo thể tích khác. Thầy giáo tin rằng qua video này các em học sinh có thể giải được bài tập về đơn vị đo thể tích trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Yêu cầu kiến thức với người học

Để đảm bảo cho việc học tập bài ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH được hiệu quả, học sinh cần có những kiến thức chung về bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo diện tích đã học ở những lớp dưới. Kĩ năng quy đổi, so sánh các đơn vị đo độ dài, diện tích đã học.

Trong video bài giảng này, thầy giáo Nguyễn Thành Long sẽ giới thiệu chi tiết về thể tích của một hình và các bước đổi từ đơn vị thể tích này sang đơn vị thể tích kia một cách dễ hiểu và chính xác nhất. Đồng thời, phần hướng dẫn giải bài tập trang 118 sách giáo khoa Toán cơ bản lớp 5 sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách giải và trình bày các bài toán đó.

Lý thuyết Thể tích của một hình - Đơn vị đo thể tích

Thể tích của một hình

Thể tích của một vật là phần không gian mà vật ấy chiếm.

Đơn vị đo thể tích

Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị : Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối….

1) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là $c{{m}^{3}}.$

2) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là $d{{m}^{3}}.$

    Hình lập phương cạnh 1dm gồm : $10\times 10\times 10=1000$hình lập phương cạnh 1cm. Ta có: $1d{{m}^{3}}=1000c{{m}^{3}}$

3) Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m. Mét khối viết tắt là ${{m}^{3}}.$

     Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm. Ta có:

$1{{m}^{3}}=1000d{{m}^{3}};\,1{{m}^{3}}=1000000c{{m}^{3}}$

Nhận xét:

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.

- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng $\frac{1}{1000}$đơn vị lớn hơn tiếp liền.

$1{{m}^{3}}=1000d{{m}^{3}}$

$1d{{m}^{3}}=1000c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}{{m}^{3}}$

$1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}d{{m}^{3}}$

Nội dung video

Bài học có thời lượng khoảng 20 phút, bao gồm 2 video, video đầu tiên có nội dung tổng hợp kiến thức cơ bản về khái niệm thể tích của một hình, giới thiệu các đơn vị đo thể tích như xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối và mét khối, vận dụng kiến thức vừa học để luyện tập đổi các đơn vị đo. Video thứ hai có nội dung giải các bài tập trang 118 sách giáo khoa Toán 5 cơ bản.

Phần 1: Kiến thức cần nhớ

  1. Thể tích của một hình

- Thể tích của hình khối hộp: Hình lập phương

                                                Hình hộp chữ nhật

- Vẽ hình:

- Thể tích: Là toàn bộ phần không gian trong lòng hình khối.

  1. Đơn vị đo thể tích

Xăng-ti-mét khối : $c{{m}^{3}}$

Đề-xi-mét khối: $d{{m}^{3}}$

Mét khối: ${{m}^{2}}.$

Chú ý: Thể tích = Chiều dài $\times$ Chiều rộng $\times$Chiều cao

Cho một hình khối có chiều dài = a; chiều rộng = b; chiều cao = h.

$V=a\times b\times h$

+) $c{{m}^{3}}$nếu : $\left\{ \begin{align}& a\left( cm \right) \\ & b\left( cm \right) \\ & c\left( cm \right) \\ \end{align} \right.$

 $\Rightarrow V=a\left( cm \right)\times b\left( cm \right)\times h\left( cm \right)=a\times b\times h\left( c{{m}^{3}} \right)$

+) ${{m}^{3}}$nếu $\left\{ \begin{align}& a\left( m \right) \\ & b\left( m \right) \\ & c\left( m \right) \\ \end{align} \right.$

 $\Rightarrow V=a\left( m \right)\times b\left( m \right)\times h\left( m \right)=a\times b\times h\left( {{m}^{3}} \right)$

Phần 2: Bài tập luyện tập

Bài 1: Đổi đơn vị đo thể tích

${{m}^{3}}\to d{{m}^{3}}$

Ta có : $1m=10dm$

             $1{{m}^{2}}=10dm\times 10dm=10d{{m}^{2}}$

              $1{{m}^{3}}=10dm\times 10dm\times 10dm=10\times 10\times 10d{{m}^{3}}=1000d{{m}^{3}}$

$1{{m}^{3}}=1000d{{m}^{3}}\to 1d{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}{{m}^{3}}$

Tương tự : $1d{{m}^{3}}=1000c{{m}^{3}}\to 1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}d{{m}^{3}}$

+) $1{{m}^{3}}=....c{{m}^{3}}$

Ta có : $1m=100cm$

$1{{m}^{2}}=100cm\times 100cm=10000c{{m}^{2}}$

$1{{m}^{3}}=100cm\times 100cm\times 100cm=1000000c{{m}^{3}}$

$\Rightarrow 1{{m}^{3}}=1000000c{{m}^{3}}$

$\Rightarrow 1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000000}{{m}^{3}}$

Phần 3: Giải bài tập trang 118 SGK Toán 5

Bài 1. a) Đọc các số đo:

$15{{m}^{3}};\,205{{m}^{3}};\,\frac{25}{100}{{m}^{3}};\,0,911{{m}^{3}}$

  1. b) Viết các số đo thể tích:

$7200{{m}^{3}};\,400{{m}^{3}};\,\frac{1}{8}{{m}^{3}};\,0,05{{m}^{3}}$

Bài 2.a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối :

 $1c{{m}^{3}}=\frac{1}{1000}d{{m}^{3}}$

$5,216{{m}^{3}}=5,216\times 1000d{{m}^{3}}=5216\,d{{m}^{3}}$

$13,8{{m}^{3}}=13,8\times 1000d{{m}^{3}}=13800d{{m}^{3}}$

$0,22{{m}^{3}}=0,22\times 1000d{{m}^{3}}=220d{{m}^{3}}$

  1. b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối :

$1d{{m}^{3}}=1000c{{m}^{3}}$

$1,969d{{m}^{3}}=1,969\times 1000c{{m}^{3}}=1969c{{m}^{3}}$

$\frac{1}{4}{{m}^{2}}=0,25{{m}^{3}}=0,25\times 1000000c{{m}^{3}}=250000c{{m}^{3}}$

$19,54{{m}^{3}}=19,54\times 1000000c{{m}^{3}}=19540000c{{m}^{3}}$

Bài 3. Người ta làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa. Biết rằng hộp đó có chiều dài $5dm$, chiều rộng $3dm$ và chiều cao $2dm$. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương $1d{{m}^{3}}$ để đầy cái hộp đó ?

Giải

Ta có: $5dm\times 3dm\times 2dm=30d{{m}^{3}}$

Vậy ta có thể xếp được $30$ hình lập phương $1d{{m}^{3}}$ để đầy hộp.

 

Từ khóa » Các đơn Vị đo Thể Tích Lớp 5