Đồng Bằng Sông Cửu Long - 13 Tỉnh Thành Tây Nam Bộ
Có thể bạn quan tâm
Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là vùng đồng bằng sông Mekong, Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây. Đây là vùng cực Nam của Việt Nam một trong bảy vùng kinh tế quan trọng nhất cả nước.
Tây Nam Bộ là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, nơi cung cấp phần lớn giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: lúa gạo, trái cây, thủy hải sản,…
Mục lục
- Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Bản đồ hành chính 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long
- 1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
- 2. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
- 3. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
- 4. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
- 5. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
- 6. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
- 7. Bản đồ hành chính tỉnh Long An
- 8. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
- 9. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
- 10. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
- 11. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
- 12. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
- 13. Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
- Đặc điểm kinh tế xã hội vùng Tây Nam Bộ
- Bản đồ quy hoạch giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long
Là một trong hai phần của khu vực Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp Campuchia.
- Phía Tây Nam là vịnh Thái Lan.
- Phía Đông giáp miền Đông Nam Bộ.
- Phía Đông Nam giáp biển Đông.
– Các điểm cực trên đất liền:
- Điểm cực Tây thuộc phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- Điểm cực Đông thuộc xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Điểm cực Bắc thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
- Điểm cực Nam thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
– Diện tích: Hơn 40.000km².
– Dân số: Hơn 18.000.000 người (2019).
– Mật độ dân số: 423 người/km².
– Gồm 13 tỉnh thành: Cần Thơ; An Giang; Bạc Liêu; Bến Tre; Long An; Cà Mau; Sóc Trăng; Hậu Giang; Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang.
– Đơn vị hành chính: 18 thành phố, 10 thị xã, 5 quận, 101 huyện.
– Địa hình: chủ yếu là đồng bằng chiếm đến 95%, được bồi đắp bởi các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
– Khí hậu: thuộc vùng khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực đặc biệt, lúa ở đây được trong ba vụ mỗi năm cho năng suất cao nhất cả nước.
Bản đồ hành chính 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long
Một vài thông tin nổi bật về đơn vị hành chính:
- Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất của vùng.
- Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên và duy nhất trên cả nước.
- Đồng Tháp và Kiên Giang là 2 tỉnh có ba thành phố trực thuộc.
- Bến Tre là tỉnh được xây dựng trên ba cù lao sông.
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2021, toàn vùng có:
3 thành phố đô thị loại I: Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ.
12 đô thị loại II, gồm 12 thành phố trực thuộc tỉnh: Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc; Bạc Liêu, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc, Bến Tre, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long.
9 đô thị loại III, gồm 4 thành phố trực thuộc tỉnh: Sóc Trăng, Hà Tiên, Ngã Bảy, Hồng Ngự. 5 thị xã: Gò Công, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Bình Minh.
24 đô thị loại IV, gồm 5 thị xã: Vĩnh Châu, Kiến Tường, Ngã Năm, Giá Rai, Duyên Hải; 1 huyện: Tịnh Biên và 18 thị trấn: Mỹ An, Lấp Vò, Mỹ Thọ, Núi Sập, Phú Mỹ, Chợ Mới, Ba Tri, Bình Đại; Năm Căn, Sông Đốc, Kiên Lương, Bến Lức, Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Tiểu Cần, Mỏ Cày.
1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng đồng bằng sông cửu long. Hiện nay, Cần Thơ là đô thị loại I, là trung tâm cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Hải Phòng.
Thành phố này được thành lập năm 1972 theo quyết định của chính quyền cộng hòa miền Nam Việt Nam. Một số địa danh nổi tiếng khi đến với Cần Thơ đó là: chợ nổi Cái Răng; bến Ninh Kiều; cầu Cần Thơ; …
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
– Các điểm cực:
- Điểm cực Bắc thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
- Điểm cực Nam thuộc xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.
- Điểm cực Tây thuộc xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.
- Điểm cực Đông thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng.
– Diện tích: hơn 1400km².
– Dân số: hơn 1,2 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 885 người/km².
– Đơn vị hành chính: 5 quận, 4 huyện và 83 đơn vị hành chính cấp xã. Bao gồm: 5 thị trấn, 42 phường và 36 xã.
- 5 Quận: bình Thuỷ, Cái Răng, Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt.
- 4 Huyện: Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
2. Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
Năm 2003, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sự chia tách tỉnh Cần Thơ. Hiện tại Vị Thanh là thành phố quan trọng nhất của Hậu Giang.
Khi đến với vùng đất này, quý khách có thể thưởng thức các sản vật về cây ăn trái như: khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị; … nổi tiếng nhất là đặc sản về thủy sản cá thác lác.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
– Diện tích: hơn 1600km².
– Dân số: Hơn 730 nghìn người (2019).
– Mật độ dân số: 452 người/km².
– Đơn vị hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện được chia làm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn.
- Hai thành phố: Vị Thanh, Ngã Bảy.
- Thị xã: Long Mỹ.
- Năm huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy.
3. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất trong 13 tỉnh miền Tây Nam bộ và xếp thứ tám cả nước. Đây cũng là tỉnh đầu nguồn của sông Hậu bắt đầu từ thị xã Tân Châu.
Tỉnh An Giang là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, cựu bộ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm, cựu Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng; Nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, …
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia đường biên giới 104km.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ.
– Diện tích: hơn 3500km².
– Dân số: Hơn 1,9 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 540 người/km².
– Đơn vị hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 21 phường, 19 thị trấn và 116 xã.
- 2 thành phố: Long Xuyên và Châu Đốc.
- 1 thị xã: Tân Châu.
- 8 huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn và Phú Tân.
4. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang nằm trên vùng biển phía Tây Nam Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế của cả nước. Đây là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và lớn thứ hai ở khu vực Nam bộ.
Thành phố Phú Quốc là địa danh du lịch nổi tiếng trên cả nước cũng như thế giới bởi vẻ đẹp thiên nhiên, biển xanh cát trắng nắng vàng và nhiều sản vật địa phương độc đáo.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp vương quốc Campuchia, đường biên giới dài 56,8km.
- Phía Nam giáp 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau.
- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200km.
- Phía Đông tiếp giáp 3 tỉnh là An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
– Diện tích: 6.348,8 km².
– Dân số: Hơn 1,7 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 282 người/km².
– Đơn vị hành chính: 3 thành phố và 12 huyện với 144 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 10 thị trấn, 18 phường và 116 xã.
- 3 thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.
- 12 huyện: Kiên Lương, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Châu Thành, An Biên, An Minh, Gò Quao; Hòn Đất, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Giang Thành.
5. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
Đây là một trong hai tỉnh duy nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Mỹ Tho là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của Tiền Giang. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Bắc và thành phố Cần Thơ 100km về hướng Nam theo quốc lộ 1A.
Tỉnh Tiền Giang nằm giữa trung tâm của vùng Tây Nam Bộ là địa bàn trung chuyển giao thông đường thủy quan trọng của khu vực cũng như cả nước.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Long An.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Nam giáp 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long.
- Phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Đông Nam giáp Biển Đông.
– Diện tích: 2.510,5 km².
– Dân số: Hơn 1,7 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 698 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 7 thị trấn, 22 phường và 143 xã.
- 1 thành phố: Mỹ Tho.
- 2 thị xã: Cai Lậy và Gò Công.
- 8 huyện: Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Tân Phước, Chợ Gạo.
6. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
Cà Mau nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam với ba mặt giáp biển, đường bờ biển dài 254km. Với diện tích mặt biển rộng lớn đây là một trong những ngư trường đánh bắt thủy hải sản lớn nhất cả nước. Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản chiếm chủ đạo trong nền nông nghiệp của tỉnh.
Vườn quốc gia U Minh Hạ với các loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn phân bố dọc ven biển có quy mô 35.000ha. Đây là một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2009.
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với Biển Đông.
- Phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan.
- Phía Bắc giáp với các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang.
– Diện tích: 5.294,87 km².
– Dân số: Hơn 1,1 triệu người.
– Mật độ dân số: 232 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 8 huyện, 101 đơn vị hành chính cấp xã chia thành 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã.
- 1 thành phố: Cà Mau.
- 8 huyện: U Minh, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Thới Bình.
7. Bản đồ hành chính tỉnh Long An
Long An là một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua, ở đây đã thành lập thêm hàng chục khu công nghiệp thu hút hàng trăm doanh nghiệp tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh.
Tỉnh đóng vai trò là cầu nối giữa miền Tây với vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Hiện nay, hạ tầng giao thông của tỉnh ngày càng được nâng cấp đầu tư đồng bộ nhằm tạo ra nhiều đột phá để thúc đẩy kinh tế phát triển trong tương lai.
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh.
- Phía Bắc tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Campuchia.
- Phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.
– Diện tích: 4.494,93 km².
– Dân số: Hơn 1,7 triệu người.
– Mật độ dân số: 380 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 12 phường, 15 thị trấn và 161 xã.
- 1 thành phố: Tân An.
- 1 thị xã: Kiến Tường.
- 13 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa; Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thủ Thừa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng.
8. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn của sông Tiền. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong vùng đặc biệt là trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Tỉnh hiện nay có một di tích quốc gia đặc biệt và 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Những địa điểm tham quan, đặc sản nổi tiếng khi đến với vùng đất này là khu di tích Gò tháp, khu di tích Xẻo Quýt, lăng cụ phó bảng Nguyễn sinh sắc, vườn quốc gia Tràm Chim, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nem Lai Vung, bánh xèo Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc, khô cá lóc.
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
- Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
- Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
- Phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.
– Diện tích: 3.383,8 km².
– Dân số: Hơn 1,7 triệu người.
– Mật độ dân số: 500 người/km².
– Đơn vị hành chính: 3 thành phố và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã.
- 3 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự.
- 9 huyện: Tháp Mười, Hồng Ngự, Châu Thành; Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh.
9. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Ba cù lao này được bồi đắp bởi sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Tổng chiều dài là 295km.
Bến Tre là tỉnh trồng dừa lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là vựa trái cây chủ lực của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với các loại trái cây như bưởi da xanh, măng cụt, thanh long, …
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp Tiền Giang.
- Phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
– Diện tích: 2.360 km².
– Dân số: Hơn 1,2 triệu người.
– Mật độ dân số: 533 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 8 huyện bao gồm 157 đơn vị hành chính cấp xã chia thành 7 thị trấn, 8 phường và 142 xã.
- 1 thành phố: Bến Tre.
- 8 huyện: Bình Đại, Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Ba Tri, Giồng Trôm và Thạnh Phú.
10. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh có hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài 578km. Trong đó có các con sông lớn như sông Hậu và sông Cổ Chiên. Đây cũng là nơi hợp lưu của các cửa sông chính là cửa Cổ Chiên và cửa Định An.
Đặc sản nổi tiếng nhất của tỉnh có lẽ là dừa sáp. Đây là một loại quả đặc biệt chỉ trồng được ở khu vực huyện Cầu Kè, Cầu Ngang. Ngoài ra còn có một số đặc sản địa phương như bánh tét Trà Cuôn, mắm kho, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khía nước dừa, bánh xèo, tôm khô Vĩnh Kim, …
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển.
- Phía Tây giáp Vĩnh Long.
- Phía Nam giáp Sóc Trăng với ranh giới là sông Hậu.
- Phía Bắc giáp Bến Tre.
– Diện tích: 2.358,2 km².
– Dân số: Hơn 1 triệu người.
– Mật độ dân số: 443 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 11 phường, 10 thị trấn và 85 xã.
- 1 thành phố: TP Trà Vinh.
- 1 thị xã: Duyên Hải.
- 7 huyện: Càng Long, Trà Cú, Duyên Hải, Cầu Kè, Cầu Ngang, Tiểu Cần và Châu Thành.
11. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu có hình thoi. Với địa hình bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên tập trung nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng như vú sữa, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu xiêm, ….
Đây cũng là vùng đất có một nền văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử như Thành Long Hồ, công thần miếu Vĩnh Long; Văn Thánh miếu Vĩnh Long, khu tưởng niệm của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng, …
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp Bến Tre.
- Phía Đông Nam giáp Trà Vinh.
- Phía Tây giáp Cần Thơ.
- Phía Tây Bắc giáp Đồng Tháp.
- Phía Đông Bắc giáp Tiền Giang.
- Phía Tây Nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng.
– Diện tích: 1.525,6 km².
– Dân số: Hơn 1 triệu người.
– Mật độ dân số: 688 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 107 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 6 thị trấn, 14 phường và 87 xã.
- 1 thành phố: TP Vĩnh Long.
- 1 thị xã: Bình Minh.
- 6 huyện: Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.
12. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng vẫn là một tỉnh nghèo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Tây Nam Bộ. Từ trung tâm thành phố đi cần Thơ khoảng 62km, đi thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km Theo quốc lộ 1A.
Sóc Trăng là địa bàn cư trú của ba dân tộc chính là kinh hoa và Khmer. Vì vậy ở đây có các kiến trúc lịch sử như chùa chiền,đình, miếu: chùa dơi, chùa mãn tù, tu viện Phật giáo tiểu thừa, đền thờ bác hồ, chùa la hán, … Đặc sản ngon nhất của tỉnh là bánh pía và lạp xưởng.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông Bắc giáp các tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long.
- Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
– Diện tích: 3.311,87 km².
– Dân số: Hơn 1,2 triệu người.
– Mật độ dân số: 396 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, chia thành 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã.
1 thành phố: TP Sóc Trăng.
2 thị xã: Vĩnh Châu, Ngã Năm.
8 huyện: Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú; Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề.
13. Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, có bờ biển dài 56km. Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là các dự án điện gió điện mặt trời phủ kín khu vực bờ biển trên đất liền. Tổng vốn đầu tư hơn 4,3 tỷ đô la Mỹ.
Bạc Liêu có thế mạnh về du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo cũng như các di tích lịch sử văn hóa. Các địa điểm du lịch tiêu biểu bao gồm: tháp cổ Vĩnh Hưng, nhà thờ lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, nhà công tử Bạc Liêu, …
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng
- Phía Tây Nam giáp với tỉnh Cà Mau.
- Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông Nam giáp với Biển Đông.
– Diện tích: 2.669 km².
– Dân số: Hơn 900 nghìn người.
– Mật độ dân số: 340 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, gồm có 64 đơn vị hành chính cấp xã chia thành 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã.
- 1 thành phố: Bạc Liêu.
- 1 thị xã: Giá Rai.
- 5 huyện: Hòa Bình, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Phước Long, Đông Hải.
Đặc điểm kinh tế xã hội vùng Tây Nam Bộ
Kinh tế toàn vùng đảng phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ có sự chuyển biến nhưng chưa rõ nét. Trong vài năm tới các địa phương cần giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp và dịch vụ để nâng cao đời sống của nhân dân.
Về nông nghiệp, với diện tích đất phù sa chiếm hơn 90% diện tích, đồng bằng sông cửu long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. diện tích trồng lúa chiếm năm mốt âm 1,1 phần trăm sản lượng năm mươi mốt, tư phần trăm so với cả nước. tuy nhiên, vai trò này đang có dấu hiệu suy giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đó là tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài vào mùa khô.
Trước tình hình này, các tỉnh cần phải cơ cấu lại nền nông nghiệp của địa phương bằng cách áp dụng nông nghiệp công nghiệp cao, lựa chọn những cây trồng có thể thích ứng với biến đổi khí hậu Đang diễn ra ngày càng phức tạp trên toàn cầu.
Về công nghiệp, thực hiện cải cách hành chính để giảm bớt thủ tục nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Trong đó tập trung vào các ngành năng lượng, cơ khí chế tạo, dệt may.
Hiện nay, đồng tháp và long an là điểm sáng trong mục tiêu cải cách hành chính để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2020, chỉ Số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của 2 tỉnh này xếp lần lượt thứ 2 và 3 trong 63 địa phương.
Về dịch vụ, hiện nay du lịch là một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội quan trọng của khu vực tuy nhiên những tiềm năng này chưa được khai phá và phát triển như kỳ vọng.
Nhờ có thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch đa dạng bao gồm cảnh đẹp, đường thủy, lối sống trên thuyền và bờ biển, hệ động thực vật đa dạng và lòng mến khách của địa phương. Các địa phương cần tạo cơ chế đột phá cũng như tạo tính liên kết để thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch rất nhiều tiềm năng.
Trong hơn 20 năm qua, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rất nhiều tuy nhiên vẫn có một số khó khăn nhất định nhưng với quyết tâm của chính phủ thì tình trạng này sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trong những năm tới.
Thế nhưng một thực trạng mà khu vực này đang phải đối mặt là tình trạng di cư. Trong giai đoạn 2011- 2021 Đã có hơn 1.000.000 người dân di cư đến các tỉnh bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước để kiếm kế sinh nhai.
Về tình hình an ninh quốc phòng, sau hơn 40 năm cuộc chiến tranh biên giới tây nam thì vùng đất này luôn được đảm bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ. Quân khu 9 là đơn vị được Bộ Quốc phòng giao cho trọng trách này.
Bản đồ quy hoạch giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Với hệ thống sông, kênh, rạch dài hơn 5000km tạo nên một mạng lưới đường thủy dày đặc phù hợp cho phương tiện vận tải đường thủy. Tuy nhiên, đây chính là yếu tố “cản trở” sự phát triển kinh tế của toàn vùng trong hơn 20 năm qua. Đó là vì các kênh rạch ở đây đa phần nhỏ, và tàu vận tải lớn không thể lưu thông được.
Để tháo gỡ khó khăn cho Vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ, nhiều dự án giao thông lớn về đường bộ, đường sắt, đường thủy đã và đang được triển khai. Dự kiến, trong 10 năm tới một hạ tầng hiện đại sẽ là đòn bẩy quan trọng để vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long lấy lại thời kỳ hoàng kim như trước.
Về đường bộ:
Các đường Quốc lộ hiện tại: 1A, 91, 80, 60, 30, N2, Quản Lộ – Phụng Hiệp, … chưa được quan tâm mở rộng, đầu tư nâng cấp. Đường cao tốc chỉ có 1 tuyến dài 50km từ Bình Chánh (TPHCM) đến Châu Thành (Tiền Giang) nhưng cũng đã mãn tải.
Một đoạn khác đang được gấp rút xây dựng để khai thác cuối năm 2021 là Trung Lương – Mỹ Thuận. Khối lượng xây dựng hiện tại đạt hơn 80% sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM về Cần Thơ còn 1h30 phút.
Chỉ có một số chiếc cầu lớn được xây dựng như cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, cầu Mỹ Thuận, cầu Cổ Chiên, chỉ có 4 làn xe mới đưa vào sử dụng được vài năm đã bắt đầu quá tải.
Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 thuộc tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2023.
Cầu Rạch Miễu 2 cũng đã có chủ trương xây dựng bằng vốn ngân sách giá trị hơn 5100 tỷ đồng nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Công trình được kỳ vọng giảm tải phương tiện cho cầu Rạch Miễu hiện hữu trong các dịp lễ, tết.
Hiện tại, các đường cao tốc kết nối các trung tâm quan trọng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được đề xuất xây dựng từ năm 2022 – 2030 bao gồm:
- Cần Thơ – Cà Mau (125km);
- Mỹ An – Cao Lãnh (26km);
- An Hữu – Cao Lãnh (32km);
- Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (198km);
- Hồng Ngự – Trà Vinh (166 km);
- Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (225km).
– Về đường sắt:
Trước đây, khi còn nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp thì khu vực này có duy nhất tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho. Tuy nhiên, đến nay các dấu tích đã không còn.
Một tuyến đường sắt hiện đại đang được quy hoạch kết nối TPHCM và Cần Thơ. Với tổng chiều dài 134km, khổ đôi 1435mm, điện khí hóa, gồm 9 nhà ga đi qua 5 tỉnh, thành: TPHCM; Long An; Tiền Giang; Vĩnh Long và Cần Thơ.
Vốn đầu tư trên 10 tỷ USD, dự án đã hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi. Nếu được thông qua chủ trương đầu tư thì công trình có thể được khởi công trong năm 2025 và sử dụng từ năm 2030.
– Về hàng không:
Hiện nay, toàn khu vực chỉ có 4 sân bay trong đó lớn nhất là sân bay quốc tế Cần Thơ và Phú Quốc. Các sân bay khác là sân bay được xây dựng từ lâu và ít được nâng cấp. Điều này cũng gây khó khăn trong việc khai thác các đường bay thương mại trong cả nước.
Quy hoạch hàng không Việt Nam đến năm 2030 đã chỉ rõ ưu tiên nâng cấp các cảng hàng không tại miền Tây Nam Bộ để thu hút du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương.
– Về đường thủy:
Để đón tàu tải trọng lớn khi xuất, nhập hàng hóa các Cơ quan Trung ương đã cho nâng cấp 2 tuyến đường thủy TPHCM – Kiên Giang và TPHCM-Cà Mau đạt tiêu chuẩn cấp III cho tàu 600-800 tấn.
Tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 đã được nạo vét hoàn chỉnh cho phép tàu trọng tải 800 – 1.000 tấn lưu thông thuận tiện. Giai đoạn 2 của dự án sắp khởi động với số vốn hơn 1330 tỷ đồng. Tổng chiều dài nạo vét gần 10km, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Những dự án này góp phần nâng cao năng lực vận tải thủy của vùng, đảm bảo kết nối giữa các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM để tăng thị phần vận tải, phát huy lợi thế sông nước vốn có.
Từ khóa » Dân Số 13 Tỉnh Miền Tây 2021
-
Dân Số Miền Tây Mới Nhất 2021 - Chi Tiết Theo Tỉnh Và Phân Loại
-
Thông Tin Tổng Quan 13 Tỉnh Miền Tây Nam Bộ
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Wikipedia Tiếng Việt
-
Diện Tích Và Dân Số Các Tỉnh Việt Nam 2021
-
Tỉnh Nào đông Dân Nhất Miền Tây Nam Bộ? - VnExpress
-
Hơn 1,3 Triệu Dân Miền Tây Di Cư - VnExpress
-
Diện Tích Và Dân Số Các Tỉnh Việt Nam 2022
-
Tỉnh Nào Có Dân Số ít Nhất Miền Tây? - Tư Vấn - Zing
-
VN: 13 Tỉnh Miền Tây đề Nghị Tạm Ngưng đón Dân Về Trong 15 Ngày
-
Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long (13 Tỉnh Miền Tây) Khổ Lớn
-
Thành Phố Mỹ Tho - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Tiền Giang
-
Tỉnh Quảng Ninh - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư