Hơn 1,3 Triệu Dân Miền Tây Di Cư - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Thực trạng đáng báo động này là một trong những nội dung Báo cáo Kinh tế thường niên đầu tiên về Đồng bằng sông Cửu Long, dài 350 trang, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Trường chính sách công và quản lý Fulbright thực hiện, công bố ngày 14/12, tại Cần Thơ.
Theo báo cáo, Đồng bằng sông Cửu Long có 17,3 triệu dân, là nơi có tỷ lệ nhập cư thấp nhất nhưng xuất cư cao nhất. Giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ tăng dân số toàn vùng là 0%, so với cả nước 1,14%. Hai năm qua dân số cả vùng giảm 0,3%.
Người dân miền Tây di cư nhiều do những năm qua nơi đây đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu như hạn mặn, sạt lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường... Cấu trúc kinh tế chưa ổn định, nhân lực hạn chế, năng suất lao động thấp, hạ tầng giao thông rời rạc, thiếu kết nối khiến vùng đất này chưa phát triển như mong muốn.
"Cơ hội kinh tế nơi đây không có hoặc kém hấp dẫn buộc người ta phải di dân tới các vùng khác", tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright, nói.
Các chuyên gia cho rằng nếu không có những yếu tố đột biến, khả năng dân số miền Tây tiếp tục giảm, đến năm 2030 cả vùng chưa đầy 17 triệu người. Điều này có nghĩa một lượng người tương đương dân số một tỉnh tiếp tục rời nơi đây.
Báo cáo cũng cho thấy vai trò kinh tế của miền Tây giảm dần so với các vùng khác; đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Năm 1990, GDP của TP HCM chỉ bằng 2/3 so với miền Tây thì 20 năm sau, tỷ lệ này hoàn toàn đảo ngược và duy trì cho đến nay.
Thành tích nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long hai thập niên qua là kết quả giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực giảm từ mức gần 37% năm 1998 giảm còn hơn 12% năm 2010, 5,2% năm 2016 và tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016-2019. Dù vậy nơi đây vẫn chưa đem lại sự thịnh vượng cho phần lớn người dân.
Theo các chuyên gia, định hướng chiến lược phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long cần chú trọng bền vững lâu dài thay vì lợi ích trước mắt, chú trọng thị trường thay vì thuần tuý sản xuất, linh hoạt thay vì cứng nhắc, áp đặt, xuất khẩu gạo không đồng nghĩa với an ninh lương thực, kết nối với TP HCM và Đông Nam Bộ, cơ chế liên kết hợp tác điều phối vùng...
Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn 3,9 triệu ha, gồm 13 tỉnh thành. Đây là vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam, góp 17,7% GDP của cả nước. Toàn vùng có hơn 55.000 doanh nghiệp hoạt động. Năm 2019, vùng này đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây cả nước.
Cửu Long
- Ly hương nơi hạ nguồn Mekong
Từ khóa » Dân Số 13 Tỉnh Miền Tây 2021
-
Dân Số Miền Tây Mới Nhất 2021 - Chi Tiết Theo Tỉnh Và Phân Loại
-
Thông Tin Tổng Quan 13 Tỉnh Miền Tây Nam Bộ
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Wikipedia Tiếng Việt
-
Diện Tích Và Dân Số Các Tỉnh Việt Nam 2021
-
Tỉnh Nào đông Dân Nhất Miền Tây Nam Bộ? - VnExpress
-
Diện Tích Và Dân Số Các Tỉnh Việt Nam 2022
-
Tỉnh Nào Có Dân Số ít Nhất Miền Tây? - Tư Vấn - Zing
-
VN: 13 Tỉnh Miền Tây đề Nghị Tạm Ngưng đón Dân Về Trong 15 Ngày
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long - 13 Tỉnh Thành Tây Nam Bộ
-
Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long (13 Tỉnh Miền Tây) Khổ Lớn
-
Thành Phố Mỹ Tho - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Tiền Giang
-
Tỉnh Quảng Ninh - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư