Đăng nhập
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > - Tặng tiền điện tử miễn phí
- Phát thẻ điện thoại miễn phí
- Những nhiệm vụ kiếm tiền
- Hướng dẫn kiếm tiền Binance
FR CV NV QC Đồng bào nghĩa là gì? Tình dân tộc nghĩa đồng bào là gì?
Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nntc6761, 25 Tháng bảy 2022.
-
nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~
Bài viết: 2,167 Đồng bào nghĩa là gì? Đồng bào - cách nói của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, nghĩa là coi nhau như con cháu của cùng một tổ tiên. Đồng bào theo nghĩa đen có nghĩa là "cùng một bào thai" và dùng để chỉ những anh chị em có cùng mẹ và cha. Hiện nay trong ngôn ngữ nói và viết của Việt Nam, đồng bào được sử dụng rộng rãi. Nó được dùng thay cho từ chỉ người Việt nói chung. Đồng bào có thể hiểu đơn giản là người cùng quốc tịch, công dân của cùng một quốc gia. Tình dân tộc nghĩa đồng bào là gì? Tình dân tộc là sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam với nhau. Nghĩa đồng bào là tình yêu thương giữa những người cùng chung quê hương, chung quốc tịch. Tình dân tộc, nghĩa đồng bào là tình đoàn kết của những người con Việt Nam, tức là đồng bào, như anh em một nhà. Nghị luận về tình dân tộc, nghĩa đồng bào Tình dân tộc, nghĩa đồng bào tạo nên sức mạnh đáng tự hào của con người Việt Nam. Tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống quý báu và là nét đẹp văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác trên đất nước ta. Đó là tình đoàn kết xã hội xuyên suốt, từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc đến cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đặc biệt, càng khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh, thì tình dân tộc, nghĩa đồng bào càng thêm mạnh mẽ. Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có thể thấy, sự đoàn kết, tương thân, tương ái có vai trò hết sức quan trọng. Điều này không chỉ phản ánh chiều sâu, bản sắc văn hóa của dân tộc, mà còn là sức mạnh nội sinh của đất nước vượt qua muôn vàn hiểm nguy, thử thách. Và tinh thần tương thân tương ái này vẫn luôn chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam. Sự chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau được thể hiện rõ nhất khi quốc gia gặp khó khăn, gặp những mất mát, đau thương do đói nghèo, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh gây ra. Sự đồng cam cộng khổ khi nhường cơm sẻ áo chính là tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", "thù trong, giặc ngoài", nạn đói hoành hành. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi đồng bào cả nước: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó để cứu dân nghèo." Đồng bào cả nước đã nhanh chóng cùng nhau chia sẻ để cứu đói. Từ "hũ gạo cứu đói" của Bác, nhiều mô hình chia sẻ, giúp đỡ người nghèo đã ra đời và được duy trì cho đến ngày nay. Mỗi giai đoạn, bối cảnh, hành động đều có tên gọi và hình thức khác nhau, nhưng cốt lõi vẫn là tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, là tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Vừa qua, trước khó khăn của cuộc chiến đấu chống dịch COVID đầy khó khăn và lời kêu gọi "chống dịch như chống giặc", truyền thống quý báu của tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc lại trỗi dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đó là những hy sinh, vất vả của các lực lượng tiền phương trong cuộc chiến chống dịch, luôn sẵn sàng "chia lửa" với những vùng khắc nghiệt nhất; chia sẻ đồ ăn, thức uống cho đồng bào vùng cách ly, chốt chặn; chung sức hỗ trợ tiêu thụ nông sản của người dân vùng bị thiệt hại. Các doanh nghiệp, người lao động, học sinh.. đều đóng góp thiết thực vào Quỹ vắc xin phòng, chống dịch bệnh. Những mô hình, hành động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn của dịch bệnh và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch như: ATM gạo, cửa hàng 0 đồng, quán ăn 0 đồng.. Tình dân tộc, nghĩa đồng bào đã khiến mọi người chia sẻ yêu thương với những người xung quanh, tùy theo điều kiện và khả năng của bản thân. Tuy nhiên vẫn có một số người chưa thực sự hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của những điều này, có người lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân - đó là biểu hiện ích kỷ, không thể tồn tại lâu dài vì nó đi ngược lại với văn hóa xã hội. Trong quá trình phát triển đất nước, cùng với những thành tựu đạt được sẽ luôn có nhiều khó khăn, thách thức đan xen, và tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn sẽ luôn là động lực nội sinh cần thiết để vượt qua mọi gian khó, để hội nhập và phát triển bền vững.
Ngọc Thiền Sầu, LỤC TIỂU HỒNG, LieuDuong và 7 người khác thích bài này. Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng ba 2023 nntc6761, 25 Tháng bảy 2022 #1 Nhật ký quý phi Kiếm xu -
-
nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~
Bài viết: 2,167 Con người Việt Nam như thế nào Con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học, đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cho thấy sức sống của người Việt, sức chịu đựng, khả năng thích nghi với hoàn cảnh và vượt qua nghịch cảnh để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, thái độ coi trọng cộng đồng và coi trọng tình nghĩa cũng là tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Người Việt có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này lại ít xuất hiện. Bởi vậy, là một người Việt Nam có trong mình những đức tính đáng quý, chúng ta cần ghi nhớ phát huy, không để những truyền thống tốt đẹp của dân tộc bị mai một.
Ngọc Thiền Sầu, Ưu Đàm Thanh Ti và LieuDuong thích bài này. nntc6761, 13 Tháng ba 2023 #2 Nhật ký quý phi Kiếm xu -
nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~
Bài viết: 2,167 Người đồng bào là gì Cụm từ "người đồng bào" là cách nói hoán dụ, chỉ sự thân thiết giữa người với người, giữa mọi người với nhau, ngầm so sánh giống như được sinh ra từ cùng một bào thai, như anh chị em ruột thịt. "Đồng bào" cũng là "dân tộc" (chính xác là "người cùng dân tộc") tuy nhiên cách nói "người đồng bào" có sự gắn bó thân thiết hơn, giống như người thân ruột thịt với nhau. Đã là người đồng bào thì không còn có phân biệt, kỳ thị, chỉ có thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đó là truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam, cũng là quan niệm nhân văn xuyên suốt mọi thời đại.
Ưu Đàm Thanh Ti và LieuDuong thích bài này. Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tư 2023 nntc6761, 18 Tháng tư 2023 #3 Nhật ký quý phi Kiếm xu
Từ Khóa:
- cuộc sống
- kiến thức
- nghị luận
- ngữ văn 9
- định nghĩa
Trả lời qua Facebook
- Login with Facebook
- Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!
Đề tài cần chú ý
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
- Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải... Xem nhiều nhất tuần
- Phân tích MQH biện chứng giữa... Bát Bảo Muội Muội posted 10 Tháng mười hai 2024
Đang tải... Bạn muốn ở kết cục, Phác Trí Mẫn thành hôn với người nào?
- Kim Thạc Trân 1 phiếu
- Mẫn Doãn Kì 9 phiếu
- Kim Nam Tuấn 4 phiếu
- Trịnh Hiệu Tích 6 phiếu
- Kim Thái Hanh 3 phiếu
- Điền Chính Quốc 6 phiếu
Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...