Đồng Chí Trần Phú – Người Lãnh đạo Trí Tuệ Và Sáng Tạo Của Đảng
Có thể bạn quan tâm
Nhà lý luận sâu sắc của Đảng
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú bắt đầu từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường tại Huế, sau đó là những năm tháng đứng trên bục giảng Trường tiểu học Cao Xuân Dục, những hoạt động trong Hội Hưng Nam, Tân Việt cách mạng Đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ở Quảng Châu (Trung Quốc), đồng chí Trần Phú đã găp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, chọn lý tưởng cộng sản làm mục tiêu của đời mình và cống hiến cho lý tưởng ấy đến hơi thở cuối cùng.
Trải qua những năm tháng bôn ba ở nước ngoài vừa hoạt động vừa học tập, đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, nhận Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí bắt đầu hành trình về nước hoạt động. Tháng 7/1930 đồng chí được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Trong quá trình soạn thảo, để nắm vững tình hình thực tiễn cách mạng, đồng chí luôn tranh thủ ý kiến của các đồng chí trong Ban Chấp ủy; trực tiếp đóng vai “thầy đồ”, “nhà buôn”, sống cuộc đời thợ mỏ, thợ nề, thợ nhà máy xi măng… để thâm nhập, nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phong trào cách mạng của công nhân, nông dân và hoạt động của các chi bộ cộng sản ở nhà máy, hầm mỏ… tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình. Sau khi khảo sát tình hình thực tế và trao đổi với các đồng chí trong Ban Chấp ủy, đồng chí đã chấp bút Luận cương chính trị của Đảng ngay trong tầng hầm ngôi nhà của một quan chức thực dân Pháp ở phố Giăng Xôle (nay là số nhà 90, phố Thợ Nhuộm, Hà Nội).
Tháng 10/1930, tại Hồng Kông (Trung Quốc) Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và nhất trí thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo. Luận cương chính trị khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách mạng: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”[1].
Cống hiến lý luận của bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của giai cấp vô sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam.
Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Đồng thời, sau khi cân nhắc tình hình nhiều mặt, Trung ương Đảng quyết định đóng trụ sở trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định, do đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng gồm 3 người đều về Sài Gòn hoạt động. Sự kiện này làm tăng thêm sức mạnh lãnh đạo của Đảng đối với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã trực tiếp chủ trì nhiều hội nghị quan trọng như Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 12/1930, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 1/1931, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ, Hội nghị Công vận Đông Dương và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn tháng 3/1931. Đồng chí cũng đã chấp bút hàng loạt các văn kiện quan trọng như Thông cáo, Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Thường vụ Trung ương góp phần đưa phong trào cách mạng Đông Dương phát triển lên một tầm cao mới.
Đánh giá dự thảo Luận cương, sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong bản cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng ta đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường”[2].
Nhà số 90 Thợ Nhuộm - nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị. (Ảnh tư liệu)Những đóng góp sáng tạo cho thực tiễn cách mạng Việt Nam
Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời ở Hồng Kông đồng ý dời trụ sở Trung ương Đảng về Sài Gòn. Trong bối cảnh khủng bố trắng của kẻ thù thì đây là một quyết định đầy dũng cảm của Trung ương Đảng, mà đồng chí Trần Phú là người lãnh đạo cao nhất. Nhằm hoạt động một cách hiệu quả các đồng chí đã chấp nhận đối diện với hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ mà cách mạng giao phó.
Tại Sài Gòn, Trung ương đã xây dựng nhiều địa điểm để các đồng chí lãnh đạo sống và làm việc, các địa điểm hội họp cũng như nhà in của Trung ương. Không những vậy, thực tiễn cách mạng sinh động của Sài Gòn nói riêng và Nam Kỳ nói chung cũng là một hiện thực khách quan góp phần quan trọng giúp Trung ương Đảng có thể tổng kết kinh nghiệm và xây dựng nên những văn kiện, nghị quyết chỉ đạo kịp thời cho phong trào cách mạng và hoạch định đường lối cách mạng cho cả nước.
Với cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú trực tiếp điều hành công việc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại Sài Gòn được hơn 5 tháng. Đây là một khoảng thời gian ngắn ngủi, song đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng những năm 1930 - 1931 vừa giải quyết được một khối lượng công việc khó có thể tưởng tượng được của Đảng về lý luận. Và cũng chính tại Sài Gòn, Trung ương Đảng mà đồng chí Trần Phú là người lãnh đạo cao nhất đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ 2 vào tháng 3/1931, Hội nghị đã đánh giá sự phát triển của phong trào cách mạng trên cả nước, nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và đã nêu lên những vấn đề cần phải chú trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nghị quyết của Hội nghị đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của Đảng ta về tư tưởng, chính trị cũng như củng cố về mặt tổ chức, xây dựng lực lượng, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Đảng cũng như của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết đã thổi một làn gió mới đầy sinh khí vào phong trào cách mạng của thành phố Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, một nội dung quan trọng, bức thiết được đề cập tại 2 Hội nghị Trung ương là việc phải thành lập tổ chức Đoàn Thành niên Cộng sản. Tại Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 10/1930, vấn đề thành lập tổ chức Đoàn TNCS được đặt ra như một yêu cầu tất yếu của cách mạng Việt Nam, cần có một tổ chức tập hợp thanh niên, rèn luyện họ thông qua trường học Cộng sản để trở thành nguồn bổ sung những chiến sĩ kiên trung cho cách mạng Việt Nam. Đến Hội nghị lần thứ hai vào tháng 3/1931, Trung ương quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
Ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3/1931, do sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 18/4/193l, Tổng Bí thư Trần Phú bị địch bắt ở Sài Gòn. Sống trong điều kiện hết sức nghiệt ngã của nhà tù đế quốc, thực dân, chịu đựng mọi thủ đoạn tra tấn tàn độc của kẻ thù, đồng chí Trần Phú vẫn một lòng son sắt thủy chung với Đảng, trong ngục tối của kẻ thù vẫn mãi sáng ngời khí tiết của một chiến sĩ cách mạng bất khuất kiên trung. Trước giờ vĩnh biệt đồng chí, đồng bào thân yêu, đồng chí Trần Phú đã truyền lại khí phách của người cộng sản Việt Nam, dồn toàn bộ tâm huyết, trí lực vào một lời vừa giản dị vừa cao thượng, ngắn gọn, súc tích, đủ sức lay động mọi trái tim của đồng chí đồng bào trong cuộc đấu tranh: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Trong lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại lễ truy điệu và di dời hài cốt đồng chí Trần Phú, cố Tổng Bí thư của Đảng, đã nêu rõ: “Phẩm chất cộng sản kiên trung và khí tiết lẫm liệt của đồng chí Trần Phú trước kẻ thù là tấm gương cổ vũ các thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến đấu cho độc lập tự do cho dân tộc, ấm no cho nhân dân” .
Tấm gương chiến đấu kiên cường và sự hy sinh lẫm liệt của đồng chí Trần Phú vì độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam chúng ta.
Nguyễn Võ Cường
________________
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG – Sự Thật, Hà Nội, 1998. t.2, tr.100
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 407
Từ khóa » Tổng Bí Thư Sau Trần Phú
-
Tổng Bí Thư | Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Tổng Bí Thư Qua Các Thời Kỳ - Đại Hội Đảng Lần Thứ XIII
-
Cuộc đời, Sự Nghiệp đồng Chí Trần Phú, Tổng Bí Thư đầu Tiên Của ...
-
Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Trần Phú – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chân Dung 12 Tổng Bí Thư Trong 90 Năm Lịch Sử Của Đảng Cộng Sản ...
-
CÁC TỔNG BÍ THƯ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-
TRẦN PHÚ - Tổng Bí Thư đầu Tiên Của Đảng, Một Tấm Gương Bất Diệt.
-
Tổng Bí Thư Trần Phú - Người Cộng Sản Bất Khuất, Nhà Lãnh đạo Xuất ...
-
Thăm Khu Di Tích Tổng Bí Thư đầu Tiên Của Đảng - Báo Hà Tĩnh
-
Lý Tưởng, Niềm Tin Và Chí Khí Chiến đấu Của Tổng Bí Thư Trần Phú
-
Tự Hào Quê Hương Tổng Bí Thư đầu Tiên Của Đảng
-
Những Cống Hiến Của Trần Phú
-
Khởi Sắc Trên Quê Hương Tổng Bí Thư Trần Phú - Báo Kinh Tế đô Thị