Đồng Dao Là Gì? Top 30+bài đồng Dao Hay Cho Trẻ Mầm Non
Có thể bạn quan tâm
Nếu tuổi thơ của chúng ta thế hệ 8X, 9X gắn liền với những trò chơi dân gian cùng với những bài đồng dao dễ thuộc và rất vui tai thì trẻ em trong xã hội hiện đại ngày nay lại thân thuộc hơn với nhiều đồ chơi hiện đại cùng những hình thức giải trí thông minh như xem phim hoạt hình, xem youtube,…. Do đó, khi nhắc đến những bài đồng dao thì thế hệ trẻ hiện nay biết đến khá ít và giường như nó đang dần mai một. Vậy thực chất đồng dao là gì?
Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm đồng giao là gì cũng như đặc điểm, ý nghĩa và nguồn gốc của đồng giao cùng tuyển tập các bài đồng dao hay cho trẻ mầm non dễ nhớ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Tìm hiểu về đồng dao là gì?
- 2 Các đặc trưng của đồng dao Việt Nam
- 3 Nghệ thuật của đồng dao là gì?
- 4 Tổng hợp các bài đồng dao cho trẻ mầm non dễ nhớ
- 4.1 Đồng dao về củ
- 4.2 Đồng dao tay đẹp
- 4.3 Đồng dao đi cầu đi quán
- 4.4 Đồng dao dung dăng dung dẻ
- 4.5 Đồng dao lúa ngô là cô đậu nành
- 4.6 Đồng dao gánh gánh gồng gồng
- 4.7 Đồng dao chi chi chành chành
- 4.8 Đồng dao rồng rắn lên mây
- 4.9 Đồng dao kéo cưa lừa xẻ
- 4.10 Đồng dao rềnh rềnh ràng ràng
- 4.11 Đồng dao chú cuội ngồi gốc cây đa
- 4.12 Đồng dao nu na nu nống
- 4.13 Đồng dao thằng bờm
- 4.14 Đồng dao con mèo mà trèo cây cau
- 4.15 Đồng dao hai bàn tay
- 4.16 Đồng dao nhong nhong nhong
- 4.17 Đồng dao tập tầm vông
- 4.18 Đồng dao nói ngược
- 4.19 Đồng dao Ta cầm con dao
- 4.20 Đồng dao lộn cầu vồng
- 4.21 Đồng dao chim ri là dì sáo sậu
- 4.22 Đồng dao con chim se sẻ
- 4.23 Đồng dao các loài cá
- 4.24 Đồng dao ông Sao
- 4.25 Đồng dao trồng đậu trồng cà
- 4.26 Đồng dao nghé bầu nghé bạn
- 4.27 Đồng dao bà còng đi chợ trời mưa
- 4.28 Đồng dao con kiến mà leo cành đa
- 4.29 Đồng dao trốn tìm
- 4.30 Đồng dao Ông tiển ông tiên
- 4.31 Đồng dao Hoa bé ngoan
- 4.32 Đồng dao cho tôi đi cày
- 4.33 Đồng dao Ô ăn quan
- 5 Lời Kết
Tìm hiểu về đồng dao là gì?
Đồng dao thực chất là những bài thơ ca dân gian của trẻ em Việt Nam truyền miệng nhau trong xã hội xưa. Đồng dao bao gồm rất nhiều loại điển hình như là: các câu hát, bài hát trẻ em, lời hát ru em hay lời hát trong các trò chơi,…. Và loại thường gặp nhất trong cuộc sống đó chính là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi của trẻ.
Các bài đồng dao tuy chỉ được lưu truyền qua các thế hệ bằng phương thức truyền miệng nhưng nó đã mang lại cho trẻ em đời sống tinh thần phong phú với những cảm xúc vui tương, trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ. Hơn nữa các bài đồng dao còn được xem như một môi trường giáo dục mang tính học tập cộng đồng.
Các đặc trưng của đồng dao Việt Nam
– Tương tự như các thể loại văn học dân gian khác thì đồng dao cũng được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng vì thế mà nó thể hiện rõ tính tập thể và cả tính dị bản. Tuy nhiên khi so sánh với ca dao, tục ngữ thì tính dị bản của đồng dao có phần phóng túng, tự do hơn.
Để phù hợp với sinh vật, cảnh quan cũng như ngôn ngữ của từng địa phương thì ngôn ngữ, nội dung của các bài đồng dao đôi khi có thể được cải biên để nhằm phù hợp nhất với những yếu tố trên. Đặc biệt, trẻ trong quá trình hát với nhau có khả năng thay đổi một số từ và cả một số chi tiết của bài đồng dao. Ví dụ:
Kéo cưa lừa xẻ.
Ông thợ nào khỏe,
Về ăn cơm vua.
Ông thợ nào thua,
Về bú tí mẹ.
Đã được biến thấu thành:
Kéo cưa lừa xẻ.
Thợ khỏe cơm vua.
Thợ thua cơm làng.
Thợ nào dẻo dang,
Về nhà bú tí.
– Trong các bài đồng giao thường xuất hiện một số câu khó hiểu, đặc biệt là những câu mở đầu. Mà nói như nhà văn Vũ Ngọc Khánh thì: “Thực ra, đi tìm ý nghĩa của những câu này, e cũng giống việc đi tìm chính ngọ lúc 14 giờ mà thôi”. Tuy nhiên những câu mở đầu không có nghĩa này không phải vô tác dụng mà nó thực chất là những lời dẫn cảm để có thể gây được sự hứng thú cho trẻ.
Đặc trưng các bài đồng dao ở những câu mở đầu vẫn có một quy tắc đặt lời dẫn cảm để tuân theo chứ không phải là sáng tác một cách vô ý thức. Bởi đây là cách phát âm, cách nói rất gần với đặc điểm phát âm bập bẹ hoặc đôi khi là bỏ rơi âm tiết lúc trẻ ở giai đoạn tiền ngôn ngữ.
– Cũng có lúc dựa ngay vào động tác của trò chơi được nói đến trong bài đồng dao mà người ta lấy nó làm chính cùng việc sử dụng phương pháp cấu tạo tiếng đệm hay cấu tạo từ láy để phát triển thành một ngữ. Ví dụ: Trong bài đồng dao dung dăng dung dẻ có nói về trò Dung dăng dung dẻ thì chữ “dăng” được lấy từ hành động dăng tay; Trò Vu vi vút vút thì chữ “vút” được lấy từ hành động vung roi.
– Chủ đề của các bài đồng dao không có đề tài tập trung trừ các bài mà người ta có dụng ý tập hợp riêng để giới thiệu điển hình như: vè trái cây, vè về củ, vè chim chóc,… Các bài hát, thơ đồng dao trẻ em chỉ là những đoạn chắp vá, ghe[s lại, tản mạn, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè cho dễ nghe, vui tai mà thôi. Điều này sẽ phù hợp hơn với đặc điểm tư duy ngoại vật thiên về ấn tượng ở trẻ thay vì tư duy lý luận.
– Không gian nghệ thuật trong các bài đồng dao luôn được thể hiện là một không gian quen thuộc, gần gũi với trẻ; có đời sống diễn xướng gắn liền với các hoạt động vui chơi của trẻ thơ. Theo đó, đồng dao đã tạo ra một thế giới đa sắc màu, ngập tràn hình ảnh ngộ nghĩnh, vui tươi về những con vật, đồ vật, cỏ cây hoa lá thân thương để có thể đáp ứng tâm lý của các em.
Từ chính các thể loại dân gian mà thiên nhiên, cuộc sống xã hội đã mở ra mênh mông trước mắt trẻ hay còn được gọi là “ca dao thiếu nhi” này.
– Kết cấu của các bài đồng dao thường ngắn gọn và giàu tính nhạc. Đặc điểm đặc trưng của các bài đồng dao, những bài hát “vô nghĩa có duyên” này là phần nhạc điệu, chủ yếu tổ chức theo nhịp chẵn tạo nên sự nhịp nhàng, đều đặn về tiết tấu. Ngoài ra, khi xét về cấu trúc thanh nhạc thì đồng dao thuộc gam tưởng với âm giai thánh thót vì thế dễ dàng chắp cánh tâm hồn trẻ thơ bay cao.
– Trong các bài đồng dao thường xuyên xuất hiện các phép trùng lặp, ví dụ như trong bài:
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau nốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi, con voi…
Trong bài đồng dao trên chúng ta vừa lấy ví dụ có kiểu kết cấu vòng tròn. Đây là kiểu kết cấu có tác dụng tạo cho các bài đồng dao sự nối vòng giúp kéo dài nội dung của bài cho đến khi kết thúc lời trêu vẹo của trẻ nhỏ hay đến khi kết thúc trò chơi.
Nghệ thuật của đồng dao là gì?
Nghệ thuật dân gian khác đồng dao được truyền miệng từ đời này đến đời khác, từ vùng này đến vùng kia và trong quá trình truyền miệng nhau rất có thể bị thay đổi, sai lạc, đôi khi bị thất truyền hoặc bị lãng quên.
Các bài đồng dao đều không xác định được tác giả hay nói một cách chính xác hơn thì tác giả chính là dân gian. Tuy vậy nhưng các bài đồng dao lại giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện bản sắc đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Các bài đồng dao thuở ban đầu chỉ được truyền miệng nhưng nhờ ưu điểm ngắn gọn đơn giản chỉ có 3 -4 hoặc 5 chữ rất ngô nghê cùng vần điệu tiết tấu nhịp nhàng nên dễ hiểu và rất dễ nhớ. Về sau này thì nhiều bài đồng dao được đặt nhạc nên nó mới được phổ biến rộng rãi.
Tổng hợp các bài đồng dao cho trẻ mầm non dễ nhớ
Đồng dao về củ
Ngồi chơi trên đất
Là củ su hào
Tập bơi dưới dao
Đen xì củ ấu
Không cần phải nấu
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi riềng sả
Củ lạc đến hạ
Có hạt uống bia
Nước mũi ông hề
Là củ cà rốt
Đồng dao tay đẹp
Một tay đẹp
Hai tay đẹp
Ba tay đẹp
Tay dệt vải
Tay vãi rau
Tay buông câu
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào song
Tay cạo lông
Tay mổ lợn
Tay bắt vượn
Tay bắt voi
Tay bẻ roi
Tay đánh hổ
Đồng dao đi cầu đi quán
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đêm về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau đi mau
Kẻo trời sắp tối
Đồng dao dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho chó về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây
Đồng dao lúa ngô là cô đậu nành
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành…
Đồng dao gánh gánh gồng gồng
Gánh gồng gánh gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp…
Đồng dao chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vươn bú tí
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đồng dao rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có quả đồng hồ
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Đồng dao kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Kéo cưa lừa kít
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo
Đồng dao rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gầy chân béo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Rềnh rềnh ràng ràng
Đồng dao chú cuội ngồi gốc cây đa
Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Đồng dao nu na nu nống
Lời 1:
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt
Lời 2:
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Đồng dao thằng bờm
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim,
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười
Đồng dao con mèo mà trèo cây cau
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Đồng dao hai bàn tay
Hai bàn tay
Tay này có
Tay này không
Xòe tay này
Xòe tay nọ
Tày này có
Tay này không
Tay có bông
Dâng tặng mẹ
Đồng dao nhong nhong nhong
Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Đồng dao tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay nào có
Tay nào không?
Đồng dao nói ngược
Bong bóng thì chìm
Gỗ lim thì nổi
Đào ao bằng chổi
Quét nhà bằng mai
Hòn đá dẻo dai
Hòn xôi rắn chắc
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi
Nhất thơm thì cú
Đàn ông to vú
Đàn bà rậm râu
Hay cắn là trâu
Hay càu là chó
Đồng dao Ta cầm con dao
Làm sao cho sắc.
Để mà dễ cắt.
Để mà dễ chặt.
Chặt lấy củi cành
Trèo lên rừng xanh.
Chạy qua sườn núi.
Một mình thui thủi.
Chặt cây chặt củi.
Tìm chốn ta ngồi.
Ngồi mát thảnh thơi.
Kia một đàn chim.
Ở đâu bay đến,
Ở đâu bay lại
Con đang cắn trái
Con đang tha mồi
Quan lối nọ nó ăn
Cái con hươu kia
Mày đang ăn lộc
Lộc vả lộc xung
Mày không thấy tớ
Tớ không đuổi mày
Mày qua lối nọ làm chi?
Đồng dao lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng
Đồng dao chim ri là dì sáo sậu
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác bồ nông
Bồ nông là ông sáo sậu
Sáo sậu là cậu chim ri
Chim ri là…
Đồng dao con chim se sẻ
Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hạt ngô
Nó ăn lép nhép
Nó ăn gạo nếp
Nó vãi ra sân
Ở láng giềng gần
Đuổi con chim sẻ.
Đồng dao các loài cá
Cá biển cá bầy
Ăn ngày hai bữa
Là con cá cơm
Nhọn mồm nhọn mũi
Là con chào rao
Nhận hũ nhận vò
Là con cá nhét
Nở ra đỏ chẹt
Là con cá khoai
Đi ăn trộm hoài
Là con cá nhám
Khệnh khệnh khạng khạng
Là con cá căn
Già rụng hết răng
Là con cá móm
Bà đi lọm khọm
Là con cá bò
Ăn chẳng biết no
Là con cá hốc.
Đồng dao thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối đổ tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu.
Đồng dao ông Sao
Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai nhóp nhép
Cái tôm cái tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng lớn
Ông ngồi dậy
Ông về trời.
Đồng dao trồng đậu trồng cà
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt
Đồng dao nghé bầu nghé bạn
Nghé bầu nghé bạn
Trâu cày ruộng cạn
Mẹ cày ruộng sâu
Lúa tốt bằng đầu
Cò bay thẳng cánh
Một sào năm gánh
Một mẫu năm trăm
Một bông lúa chăm
Một trăm hạt thóc
Hạt bằng đấu bảy
Hạt bằng đấu ba
Hạt bằng trứng gà
Hạt bằng trứng vịt
Hạt bằng trái mít
Hạt bằng bình vôi
Hạt nào vỡ đôi
Bằng nồi gánh nước
Nghé ơi…
Đồng dao bà còng đi chợ trời mưa
Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà đến quãng đường đông
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.
Đồng dao con kiến mà leo cành đa
Mỏ gà thời tròn
Mỏ vịt thời dẹt
Vịt kêu cạc cạc
Gà gáy le te
Ai thời thích nghe
Ai ngủ thời chớ.
Đồng dao trốn tìm
Mít mật mít dai
Mười hai thứ mít
Vào làng ăn thịt
Ra làng ăn xôi
Chú chẳng nghe tôi
Tôi bịt mắt chú
Ẩn đâu cho kín
Bao giờ lúa chín thì về.
Đồng dao Ông tiển ông tiên
Ông tiển ông tiên,
Ông có đồng tiền,
Ông giắt mái tai,
Ông cài lưng khố,
Ông ra ngoài phố.
Ông mua miếng trầu,
Ông nhai nhóp nhép.
Ông mua mớ tép,
Về ông ăn cơm.
Ông mua bó rơm,
Đẻ về ông thổi.
Ông mua cái chổi,
Về ông quét nhà.
Ông mua con gà,
Về cho ăn thóc.
Ông mua con cóc,
Về thả gầm giường.
Ông mua nén hương,
Về ông cúng cụ.
Đồng dao Hoa bé ngoan
Hoa nào mẹ yêu nhất
Hoa nào thơm ngát hương
Hoa nào tươi thắm nhất
Đó là hoa bé ngoan
Em được mẹ thương nhất
Em được cô giáo yêu
Khi nào em ngoan nhất
Đó là hoa bé ngoan.
Đồng dao cho tôi đi cày
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy ông nắng lên
Cho trẻ con chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày.
Đồng dao Ô ăn quan
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.
Lời Kết
Trên đây mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ tới quý bạn đọc những thông tin về đồng dao Việt Nam. Mong rằng các bạn đã hiểu đồng dao là gì? Đặc trưng cũng như ý nghĩa của đồng dao Việt Nam. Thông qua gợi ý các bài đồng dao hay dễ thuộc cho trẻ bạn cũng có thể lựa chọn cho bé nhà mình một số bài dễ nhớ, dễ học tạo cảm giác vui tươi cho bé.
Từ khóa » Các Bài đồng Dao Về Chủ đề Thực Vật
-
Một Số Bài đồng Dao Theo Chủ đề Cho Trẻ Mầm Non
-
Đồng Dao - Trồng đậu, Trồng Cà
-
Bài Giảng Giáo án Mầm Non - CÁC BÀI ĐỒNG DAO CHỦ ĐIỂM ...
-
Top 50 Bài đồng Dao Hay Nhất Cho Trẻ Mầm Non
-
NHỮNG BÀI CA DAO ,ĐỒNG DAO HAY NHẤT CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ...
-
[Top Bình Chọn] - Bài đồng Dao Về Các Loại Quả - Trần Hoàng Cường
-
Những Bài đồng Dao Về Con Vật Hay Nhất
-
Câu Truyện Bài Thơ Ca Dao đồng Dao Trò Chơi Bài Hát Bé Yêu
-
Bài đồng Dao Chủ đề Thực Vật
-
Các Bài Đồng Dao Cho Trẻ Mầm Non ❤️️95+ Bài Thơ Cho Bé Hay
-
Top 15 Bài Thơ, Bài đồng Dao Về động Vật Dễ Thuộc, Dễ Nhớ Cho Trẻ ...
-
Sưu Tầm, Viết Lời Mới Cho Một Số Bài đồng Dao để đồng ... - 123doc
-
Những Bài đồng Dao Dân Gian Việt Nam Hay Nhất Dành Cho Thiếu Nhi
-
CHÙM THƠ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT - TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HƯNG