Động đất Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại, Các Vùng Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Động đất là gì? Bạn có tò mò về hiện tượng này hay không? Bạn đang muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này? Đừng lo lắng, hãy cùng theo dõi qua bài viết sau.
Động đất là gì?
Trong khoa học người ta còn sử dụng một thuật ngữ khác để gọi tên thay cho cụm từ động đất đó là địa chấn. Vậy động đất hay địa chấn là gì? Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản thì nó là sự chuyển động trong lòng đất tạo nên sự rung lắc của các sự vật trên mặt đất.
Còn theo một khái niệm chính thống trên các tài liệu thì hiện tượng này được giải thích như sau. Sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất sẽ tác động lên bề mặt của trái đất sinh ra hiện tượng sóng địa chấn.
Động đất chỉ xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo lớp ở ngoài đặc biệt như trái đất chúng ta. Sự phá vỡ kết cấu bề mặt trái đất tạo nên các sóng địa chấn có thể xảy ra bất cứ nơi đâu trên bề mặt trái đất. Tuy nhiên thì mức độ của nó sẽ tùy thuộc vào kết cấu địa chất và được đo lường bằng đơn vị richter.
Thông thường những cơn động đất nhẹ xảy ra hầu như tất cả mọi nơi, nhưng đặc biệt là những trận động đất từ 7 richter trở lên chỉ xảy ra ở một số địa điểm nhất định. Mức độ động đất và tác động của nó cụ thể như sau:
- Động đất từ 1 tới 2 độ richter: Với mức độ này thì người bình thường sẽ không nhận biết được do nó rất nhẹ, cần dùng các công cụ đo lường chuyên dụng.
- Từ 3 tới 4 độ richter: Mức độ này khá nhẹ nên có thể bắt đầu cảm nhận được nhưng nó cũng không thể gây ra hậu quả gì đáng kể.
- Từ 4 tới 5 độ richter: Đây là mức độ mọi người có thể cảm nhận rõ ràng nhất khi động đất xảy ra ở mức không gây thiệt hại mà chỉ có sự rung lắc nhẹ.
- Từ 5 tới 6 độ richter: Khi nó xảy ra sẽ khiến một số công trình xây dựng bị ảnh hưởng như nghiêng, nứt hay rung chuyển.
- Từ 7 tới 8 độ richter: Đây là mức độ động đất gây nên sự tổn hại về tài sản cho con người nghiêm trọng, nó sẽ tàn phá các công trình cơ bản.
- Từ 8 tới 9 độ richter: Mức độ nguy hiểm này sẽ khiến thiệt hại cả về người và của. Thậm chí nó sẽ phá vỡ cả lớp cấu tạo nên bề mặt trái đất, không chỉ làm sụp đổ các công trình mà nó sẽ gây nên hiện tượng sạt lở các dãy núi.
- Từ 9 độ richter trở lên: Hiếm khi xảy ra nhưng ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Nguyên nhân của động đất?
Cho tới nay, động đất được tìm ra bởi 2 nguyên nhân chủ yếu đó là do những tác động từ bên trong và do ảnh hưởng của ngoại lực. Những ảnh hưởng từ bên trong như: núi lửa phun trào, sụt lở của các hang động trong lòng đất, sự chuyển động đứt gãy thạch quyển… Nguyên nhân khách quan tới từ tự nhiên là sự va chạm của các thiên thạch trong quá trình rơi làm va vào bề mặt của trái đất tạo nên một ngoại lực mạnh gây ra.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tới một nguyên nhân khách quan nữa đó chính là do con người. Khi mà xã hội ngày càng phát triển hiện đại thì những hoạt động của con người có thể nguyên nhân chính làm xảy ra hiện tượng này. Các cuộc phóng thử hạt nhân, các vụ nổ nhà máy hạt nhân hoặc do áp suất quá cao của các công trình thủy điện cũng dễ dàng tạo nên những trận động đất.
Tác hại của động đất
Động đất xảy ra luôn mang lại những thiệt hại không mong muốn cho con người. Chúng ta thấy rằng khi một cơn địa chấn đi qua nó sẽ để lại những hậu quả hiển nhiên như: phá vỡ, hư hỏng, suy sụp các công trình xây dựng, thay đổi cấu tạo địa chất, gây ra sóng thần, hỏa hoạn… Không những vậy nó còn khiến cho các sinh hoạt của con người bị gián đoạn, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng con người, làm lây lan dịch bệnh…
Các vùng động đất tại Việt Nam
Tên vùng | Độ Richter | Tên vùng | Độ Richter |
Sơn La | 6,8 | Sông Mã – Fumâytun | 6,5 |
Đông Triều | 6,0 | Sông Hồng – Sông Chảy | 6.0 |
Sông Cả – Khe Bố | 6,0 | Rào Nạy | 5,5 |
Cao Bằng – Tiên Yên | 5,5 | Đông Bắc trũng Hà Nội | 5,5 |
Cẩm Phả | 5,5 | Sông Lô | 5,5 |
Phong Thổ – Than UyênMường La – Chợ Bờ | 5,5 | Sông Đà | 5,5 |
Mường Nhé | 5,5 | Hạ lưu sông Mã | 5,5 |
Sông Hiếu | 5,5 | Khe Giữa – Vĩnh Linh | 5,5 |
Trà Bồng | 5,5 | Huế | 5,5 |
Đà Nẵng | 5,5 | Tam Kỳ – Phước Sơn | 5,5 |
Sông Pô Cô | 5,5 | Sông Ba | 5,5 |
Ba Tơ – Củng Sơn | 5,5 | Kinh tuyến 109,5 | 5,5 |
Tuy Hoà – Củ Chi | 5,5 | Thuận Hải – Minh Hải | 5,5 |
Vũng Tàu – Tôn Lê Sáp | 5,5 | Sông Hậu | 5,5 |
Phú Quý 1 | 5,5 | Phú Quý 2 | 5,5 |
Trên đây là những thông tin bài viết về động đất, mong rằng mọi người đã giải đáp được những thắc mắc của mình. Động đất luôn mang lại những hậu quả khủng khiếp nên mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin để bảo vệ mình.
4.1/5 - (68 bình chọn)Nội dung liên quan:
- Cà chua thân gỗ tamarillo có tác dụng gì? Cách trồng
- Konjac là gì? Những tác dụng của khoai nưa Konnyaku
- Rừng amazon ở đâu? Ở nước nào? Diện tích, vai trò, thổ dân
- Rau mầm là gì? Có tốt không, cách trồng rau mầm trong thùng xốp
- 4 loài nấm độc ở Việt Nam và cách nhận biết nấm độc
- Mưa axit là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
- Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hậu quả
Từ khóa » đất Là Hiện Tượng Gì
-
Các Nguyên Nhân Gây động đất, Căn Cứ để Nhận Biết Sắp Có Sóng Thần
-
Động đất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động đất Là Gì? Động đất được Hình Thành Như Thế Nào?
-
Động đất Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Của Hiện Tượng Động đất
-
Động đất Là Gì? Nguyên Nhân Và Tác Hại Của động đất
-
Động đất Là Gì? Tại Sao Lại Có động đất? - Intrase
-
Vì Sao Có Hiện Tượng Động Đất? Động Đất Là Gì? - YouTube
-
ĐỘNG ĐẤT LÀ GÌ NGUYÊN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA ...
-
Tìm Hiểu Về động đất
-
Vì Sao Có động đất? - Tuổi Trẻ Online
-
Thế Nào Là Hiện Tượng động đất, Núi Lửa? - Nguyễn Lê Tín - HOC247
-
Nguyên Nhân Gây Ra động đất Là Gì ? Khi Nào Xảy Ra ? - Selfomy Hỏi ...
-
[PDF] Hãy Phòng Bị Cho Những Khi Xảy Ra động đất
-
Hiện Tượng động đất Là Gì? Hậu Quả Của động đất? Nếu đang Trong ...