Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Trang chủ KINH TẾ - XÃ HỘI Kinh tế CTV gửi bài Site map Động lực và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021 03/02/2021 - 09:29 AM Cỡ chữ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 2,91% (trong đó tăng trưởng bốn quý lần lượt là 3,68%; 0,39%; 2,69%; 4,48%). Bức tranh tăng trưởng kinh tế quý IV đã nổi nên nhiều gam màu sáng giúp cho toàn bộ bức tranh kinh tế năm 2020 được đánh giá là khá thuyết phục trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ những tháng đầu năm 2020 tới nay. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 thấp nhất trong mười năm qua, song lại thuộc nhóm cao nhất thế giới. Đây là kết quả ghi nhận sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Nhà nước, doanh nghiệp và toàn thể người dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Trong mức tăng trưởng năm 2020 của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng cao nhất 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng 2,68%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm tăng trưởng; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 1,02 điểm phần trăm tăng trưởng. Nguồn: Internet Có điểm đáng chú ý là, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy khó khăn do đại dịch Covid - 19 hiện nay, kinh tế Việt Nam năm 2020 tuy không bị suy giảm mạnh như các nước nhưng cũng khiến mục tiêu tăng trưởng toàn giai đoạn 2016-2020 không thể hoàn thành. Bước sang năm 2021, trước diễn biến chưa sáng sủa của dịch bệnh, kinh tế Việt Nam dự báo cũng sẽ chưa thể đạt bứt phá mạnh mẽ như kỳ vọng. Nền kinh tế thế giới có thể đối mặt với một số rủi ro tiềm ẩn bao gồm: (i) Các đợt bùng phát dịch Covid-19 tái diễn ở nhiều nơi; (ii) Các điều kiện tài chính thắt chặt; (iii) Bất ổn xã hội gia tăng; (iv) Căng thẳng địa chính trị; (v) Sự không chắc chắn về chính sách thương mại và những mâu thuẫn về công nghệ; (vi) Thiên tai do biến đổi khí hậu. Ngày 11/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 124/2020/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, trong đó nêu rõ Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6% và tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%. Trong điều kiện bình thường, mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% hoàn toàn khả thi nhưng trong điều kiện hiện tại, đây sẽ là thách thức không nhỏ cho toàn Đảng, Chính phủ và toàn dân, bởi năm 2021 là năm khởi đầu của chu kỳ 5 năm kế hoạch kinh tế - xã hội mới 2021-2025; và thông thường sẽ được nhìn nhận là năm có tính khuyến khích, thúc đẩy, làm động lực cho các năm kế hoạch tiếp sau. Động lực tăng trưởng năm 2021 tiếp tục sẽ là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với nhiều dự án lớn đang được đầu tư, triển khai, nhiều doanh nghiệp tập trung ở các ngành: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt may; Da giầy; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; Giấy và sản phẩm từ giấy; Sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Ngành xây dựng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2020, với các dự án đường cao tốc đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm 2021. Ngành sản xuất điện, dự kiến tăng công suất phát điện thêm trên 6200 MW với việc hoàn thành nhiều nhà máy điện gió và điện mặt trời tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Dự báo các ngành dịch vụ như bán buôn, bán lẻ, thông tin truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ phi thị trường như y tế, giáo dục, quản lý nhà nước tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá trong năm 2021. Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng âm trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 như: Dịch vụ lưu trú ăn uống, vận tải, du lịch… sẽ được phục hồi trong năm 2021. Ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) được xem là yếu tố, động lực tiềm năng mang đến sự phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ, các cấp, các ngành đang giành nhiều tâm huyết và nỗ lực để cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, năng suất lao động chính là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là vấn đề sống còn đối với tất cả các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì nó đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đuổi kịp các quốc gia trong khu vực. Năng suất các nhân tố tổng hợp chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế được cải thiện trong những năm gần đây: Bình quân giai đoạn 2016-2020 là 45,72%, cao hơn nhiều so với mức 32,84% giai đoạn 2011-2015. Nhiều dự báo khả năng kinh tế Việt Nam có thể đạt tăng trưởng tốt trong năm 2021. Tuy nhiên, trước rất nhiều khó khăn và thách thức cần có các biện pháp cấp bách mạnh mẽ gắn với các giải pháp vĩ mô, xuyên suốt và quyết liệt trong điều hành nhằm đạt được những chỉ tiêu, kế hoạch mà Chính phủ và Quốc hội đã đề ra: Dựa vào đầu tư công để hỗ trợ và kích thích nền kinh tế Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đầu tư của toàn nền kinh tế sẽ giảm trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước. Để có thể kích thích tiêu dùng, vực dậy sản xuất, cần tập trung vào đầu tư công, phát triển một số ngành mũi nhọn, từ đó tạo tác động lan tỏa đến các ngành liên quan, giúp nền sản xuất trong nước phát triển. Vốn đầu tư công sẽ là động lực lớn, góp phần thúc đẩy, thu hút và lan tỏa đầu tư, tạo động lực, nền tảng cho phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong thời gian tới. Vì vậy, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương cần phải có những giải pháp cụ thể, đồng bộ và quyết liệt để đẩy mạnh thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đặc biệt là thực hiện theo Luật Đầu tư công sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2020 với những quy định mới, nhiều thủ tục sẽ được đơn giản hơn, tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện. Khai thác và thực hiện hiệu quả hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (Hiệp định EVFTA) được kỳ vọng đem đến nhiều cơ hội thuận lợi, là điểm nhấn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, có khả năng tạo khởi sắc ấn tượng trong quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu nói riêng, cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung. Ngoài ra, thông qua Hiệp định EVFTA, Việt Nam sẽ khẳng định được vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của mình trong khu vực, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cho giá trị gia tăng cao ở thị trường EU (như gạo, thủy sản…) có thể tận dụng ngay được các cam kết xóa bỏ thuế quan từ Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), từ đó đẩy mạnh giá trị xuất khẩu các mặt hàng này vào khu vực EU. Các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu về Hiệp định EVFTA; tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, liên kết tạo thành chuỗi sản xuất, kinh doanh để hội tụ đủ nguồn lực đối mặt với áp lực cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng cần hết sức lưu ý những cam kết về phát triển bền vững như các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động, bảo vệ môi trường do đây là những nội dung mà phía EU đặc biệt quan tâm. (3) Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã có chủ trương chuyển dần sang chuyển đổi số trong những năm sắp tới. Đây là xu hướng tất yếu và phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Với việc dựa trên 3 lĩnh vực chính: Kỹ thuật số, công nghệ sinh học; Robot thế hệ mới... cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) sẽ là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Do đó, cần thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó chú trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. (4). Tăng cường tính tự lực, tự cường của nền kinh tế, cần chủ động các nguồn nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu để nâng tỷ lệ giá trị giá tăng của hàng xuất khẩu. (5). Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính cũng như hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý để tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh theo tính chất kiến tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hài hòa, ổn định của các thành phần kinh tế./. ThS. Dương Mạnh Hùng Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoản quốc gia - TCTK Về
trang trước In
trang Các bài viết khác
Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá
29/11/2024
M&A là kênh huy động vốn hiệu quả khi kinh tế phục hồi
28/11/2024
Việt Nam góp mặt trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới
26/11/2024
Vài nét đo lường khu vực phi chính thức ở Việt Nam, giai đoạn 2020-2022
25/11/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh kết nối đầu tư và chuyển giao công nghệ
25/11/2024
Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
21/11/2024
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
20/11/2024
Chuyển đổi số tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
19/11/2024
Thị trường mua bán - sáp nhập Việt Nam năm 2024: Khởi sắc trong những tháng cuối năm
15/11/2024
Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024
14/11/2024
Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
12/11/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, với nhiều điểm sáng
12/11/2024
Chủ động ứng phó với thách thức trong công tác điều hành giá những tháng cuối năm
11/11/2024
Việt Nam sẽ vươn lên đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn
08/11/2024
Quyết tâm tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC
07/11/2024
Việt Nam tiếp tục xuất siêu 2 con số trong 10 tháng năm 2024
07/11/2024
Bức tranh kinh tế cả nước 10 tháng nhiều điểm sáng
07/11/2024
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bắt nhịp đà tăng trưởng tiêu dùng cuối năm
06/11/2024
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
06/11/2024
Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười và 10 tháng năm 2024
06/11/2024
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2024
06/11/2024
Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh
04/11/2024
Từng bước chinh phục thị trường thực phẩm Halal toàn cầu
31/10/2024
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
31/10/2024
Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024: Kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD
30/10/2024
Tận dụng lợi thế EVFTA đem lại hiệu quả tích cực
30/10/2024
Đến năm 2030, hệ thống đô thị và nông thôn sẽ được sắp xếp, phân bố thống nhất, hiệu quả, toàn diện
25/10/2024
Kinh doanh trạm sạc xe điện - lối đi đầy tiềm năng cho chủ cây xăng tư nhân
25/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ phát triển ngành Halal chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả
24/10/2024
Phát triển công nghiệp ô tô - Lực đẩy từ chính sách và thị trường
23/10/2024
Chính phủ đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 7-7,5%
22/10/2024
Tọa đàm trao đổi về thông tin đầu vào xây dựng Báo cáo Ổn định Tài chính - Tình hình kinh tế Việt Nam
21/10/2024
Đánh giá các rủi ro chính của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam
21/10/2024
Đến năm 2025, hàng thủ công mỹ nghệ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD
17/10/2024
Du lịch Việt Nam với giải pháp tăng tốc đón khách quốc tế những tháng cuối năm
17/10/2024
Một số điểm sáng nổi bật của sản xuất công nghiệp trong quý III và 9 tháng năm 2024
16/10/2024
Tin tức nổi bật
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030
Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024 Giới thiệu Tạp Chí IN
Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660)
Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659)
Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658)
Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657)
Infographic
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh
Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê
Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9
Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam
Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh
Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động cơ quan Tổng cục Thống kê năm 2019 Video
Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024
Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024
Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng:
phiếu TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn
© 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved.
Đang online: 78 Tổng truy cập: 54.954.003 Top