Đồng Minh Chiếm đóng Đức – Wikipedia Tiếng Việt

Đồng Minh chiếm đóng Đức
Tên bản ngữ
  • Alliierte Besetzung Deutschlands
1945–1949
Quốc kỳ Germany#After World War II (1945–49) Quốc kỳ
Quốc ca: Trizonesien-Song (không chính thức, phổ biến trong các sự kiện thể thao)[1]
Quốc kỳ các nước Đồng MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandLiên XôPhápHoa Kỳ
      Vùng Pháp chiếm đóng       Vùng Anh chiếm đóng[a]       Vùng Hoa Kỳ chiếm đóng       Vùng Liên Xô chiếm đóng[b]       Vùng bảo hộ Saar do Pháp kiểm soát      Vùng Pháp chiếm đóng       Vùng Anh chiếm đóng[a]      Vùng Hoa Kỳ chiếm đóng       Vùng Liên Xô chiếm đóng[b]       Vùng bảo hộ Saar do Pháp kiểm soát
Tổng quan
Vị thếChiếm đóng quân sự
Thủ đô
  • Berlin(de jure)
  • Frankfurt(vùng Hoa Kỳ chiếm)
  • Bad Oeynhausen(vùng Anh chiếm)
  • Baden-Baden(vùng Pháp chiếm)
  • Đông Berlin(vùng Liên Xô chiếm)
Ngôn ngữ thông dụng
  • Tiếng Đức
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Nga
  • Tiếng Pháp
Thống đốc (1945) 
• Vùng của Anh Bernard Montgomery
• Vùng của Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower
• Vùng của Pháp Jean d.L. de Tassigny
• Vùng của Liên Xô Georgy K. Zhukov
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh Lạnh
• Đầu hàng 9 tháng 5 năm 1945
• Hội đồng kiểm soát Đồng Minh 5 tháng 6 năm 1945
• Vùng bảo hộ Saara 15 tháng 12 năm 1947
• Cộng hòa Liên bang Đức 23 tháng 5 năm 1949
• Cộng hòa Dân chủ Đứcb 7 tháng 10 năm 1949
• Hiệp ước 2 + 4c 12 tháng 9 năm 1990
Dân số 
• 1945 64.260.000
• 1949 68.080.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệ
  • Reichsmark(1945–1948)
  • Rentenmark(1945–1948)
  • Deutschmark(T: 1948–1949)d
  • Deutschmark Đông Đức(Đ: 1948–1949)e
  • Mác Saar(Saar: 1947–1948)
  • Franc Saar(Saar: 1948–1949)
Tiền thân Kế tục
Đức Quốc Xã
Chính phủ Flensburg
Tây Đức
Đông Đức
Saar
Tây Berlin
Hiện nay là một phần của Đức
  1. Gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) vào ngày 1 tháng 1 năm 1957.
  2. Tái hợp nước Đức bằng cách gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.
  3. Thống nhất nước Đức diễn ra vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.
  4. Sử dụng tại khu vực do các nước phương Tây kiểm soát.
  5. Sử dụng tại vùng Liên Xô kiểm soát.
Bản đồ Berlin bị chiếm đóngBerlin bị chia thành bốn vùng do bốn nước Đồng Minh kiểm soát.

Đồng Minh chiếm đóng Đức là thời kỳ nước Đức bị lực lượng quân Đồng Minh chiếm đóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai chia phía tây đất nước theo giới tuyến Oder-Neisse thành bốn khu vực chiếm đóng cho các mục đích hành chính trong thời gian 1945-1949. Trong những tuần cuối của cuộc chiến ở châu Âu, Quân đội Hoa Kỳ đã đẩy vượt ra ngoài ranh giới đã thoả thuận trước cho các vùng chiếm đóng về sau, ở một số nơi đã vượt quá 200 dặm. Các dòng tiếp xúc giữa Liên Xô và các lực lượng Mỹ vào cuối chiến sự là tạm thời. Trong hai tháng sau đó họ đã tổ chức các khu vực đã được phân công vào các khu của Liên Xô, lực lượng Mỹ rút trong những ngày đầu tiên của tháng 7 năm 1945[2]. Một số kết luận rằng đây là một động thái quan trọng trong việc thuyết phục Liên Xô cho Mỹ, Anh, Pháp và các lực lượng khác vào khu quân sự ở Berlin, xảy ra gần như cùng thời điểm (tháng 7 năm 1945).

Những vùng bị chiếm đóng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một bản đồ thực tế cho thấy vị trí chiếm đóng của bốn nước Đồng minh.

Các vùng không còn thuộc Đức

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia hoặc các vùng bị Đức Quốc xã chiếm đóng đều được giải phóng hoặc trả lại như cũ. Ngoài ra, các vùng phía đông theo đường giới tuyến Oder-Neisse được trao trả cho Ba Lan nhằm bồi thường lại các vùng bị mất sau sự chiếm đóng của Liên Xô (Liên Xô được giữ lại các vùng chiếm được của Ba Lan sau Thế chiến). Phần Bắc và Đông Phổ được sáp nhập vào Liên Xô và trở thành tỉnh Kaliningrad. Một phần lãnh thổ phía tây được trao cho Hà Lan.

Sự chiếm đóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự chiếm đóng này nhằm mục đích giải giới nước Đức. Các nước Đồng Minh đều đồng ý là nước Đức sẽ không bị chia cắt và sẽ trả lại sau vài năm. Để thực hiện việc này, nước Phổ sẽ bị giải thể và các bang được tổ chức lại một cách hợp lý hơn.

Vùng của Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng của Mỹ bao gồm các bang Bayern, Hessen, Württemberg-Baden (sau là một phần tạo nên bang Baden-Württemberg). Mỹ cũng muốn nắm giữ phần Tây Bắc Đức do đó họ được thêm thành bang Bremen (bao gồm cả Bremerhaven). Ngoài ra họ còn có một phần của thành phố Berlin mặc dù thường không được tính vào vùng này. Thủ phủ vùng chiếm đóng là Frankfurt am Main. Trưởng vùng là tướng Eisenhower.

Vùng của Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng của Anh có bang Hamburg, vốn được hồi phục sau khi Đức Quốc xã giải thể. Họ cũng taọ mới bang Schleswig-Holstein từ tỉnh thuộc Phổ cùng tên; Niedersachsen – sáp nhập bởi các tỉnh Brunswick, Oldenburg và Schaumburg-Lippe cùng bang Hannover năm 1946; và Nordrhein-Westfalen – sáp nhập bang Lippe, tỉnh Rheinland (phần Bắc) và tỉnh Westfalen. Năm 1947, thành bang Bremen chuyển sang phần của Mỹ. Họ cũng có vùng chiếm đóng ở Berlin. Thủ phủ là thành phố Bad Oeynhausen.

Vùng của Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu Pháp không tham gia chiếm đóng do họ không đóng góp nhiều trong cuộc chiến. Nhưng sau khi Anh can thiệp, Pháp cũng tham gia. Vùng của Pháp bao gồm bang Rhineland-Palatinate và bang Baden-Württemberg. Chính phủ Thụy Sĩ cũng cho phép Pháp chiếm đóng vùng thuộc Đức nhưng trong lãnh thổ Thụy Sĩ. Nước này cũng có một phần nhỏ ở Berlin. Thủ phủ là ở Baden-Baden. Ngoài ra họ còn có lãnh thổ Saar và gia nhập Tây Đức năm 1957.

Vùng của Liên Xô

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Xô có vùng chiếm đóng rộng nhất do có nhiều binh sĩ Nga đã hi sinh trong Thế chiến. Vùng của họ có bang Brandenburg (từ tỉnh cùng tên thuộc Phổ), Mecklenburg-Vorpommern, Sachsen, Sachsen-Anhalt và Thüringen. Thủ phủ là ở Đông Berlin dù theo quy định Berlin không thuộc vùng chiếm đóng. Khác với các vùng chiếm đóng khác, vùng của Liên Xô sau này tạo thành nước Đông Đức còn các vùng khác tạo thành Tây Đức.

Các vùng nhỏ hơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bao gồm các vùng thuộc Bỉ, Luxembourg, Na Uy, Canada,... hầu hết là cùng với Pháp và được tính là thuộc Pháp.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đồng Minh chiếm đóng Áo
  • Chiến tranh thế giới thứ hai
  • Kế hoạch Roosevelt

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phần lãnh thổ tách rời của Hoa Kỳ trong vùng Anh chiếm là Bremen.
  2. ^ Khu vực tứ giác bên trong vùng Liên Xô chiếm là Berlin.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Schiller, Melanie. Soundtracking Germany. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ What Is to Be Done? Lưu trữ 2013-08-26 tại Wayback Machine Time, ngày 9 tháng 7 năm 1945

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đồng Minh chiếm đóng Đức.

Từ khóa » đông đức Bắc Triều Tiên Thuộc Phạm Vi Chiếm đóng Của Nước Nào