ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG - Cốt Bách Bổ

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, khối lượng xương khiến xương suy yếu, mất khả năng chịu lực, đàn hồi nên rất dễ bị tổn thương. Theo đông y điều trị bệnh loãng xương cần phải giải quyết và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh rồi bồi bổ cung cấp dinh dưỡng để giúp xương phục hồi lại hoàn toàn.

Ở bài viết này Cốt Bách Bổ sẽ giúp mọi người tìm hiểu về bệnh loãng xương theo quan niệm y học cổ truyền và cách điều trị bệnh loãng xương theo đông y.

Bệnh loãng xương theo đông y
Bệnh loãng xương theo đông y

Quan niệm bệnh loãng xương theo đông y

Theo đông y, bệnh loãng xương là tình trạng cốt suy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng bệnh chủ yếu là do 3 tạng thận, can, tỳ đang gặp vấn đề. Trong đó đặc biệt là tạng thận có vai trò quan trọng với bệnh loãng xương.

Thận chủ tàng tinh nghĩa là tinh được tàng trữ ở thận,tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu…

Tỳ vị chủ vận hóa đồ ăn vai trò tiêu hóa, hấp thu vận chuyển chất tinh của đồ ăn vào huyết rồi cung cấp nuôi dưỡng các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Nếu tỳ vị bị tổn thương sẽ dẫn đến cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng, xương cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến suy yếu, loãng xương.

Can chủ tàng huyết nghĩa là lưu trữ và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Khi nghỉ ngơi nhu cầu huyết dịch ít thì huyết được tàng trữ ở can, khi hoạt động can bài xuất khí huyết cung cấp cho cơ thể. Nếu can hư sẽ dẫn đến khí huyết kém lưu thông, các cơ quan bộ phận sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có xương cốt.

Do đó nguyên nhân gây bệnh loãng xương theo đông y là do thận dương hư, thận âm suy yếu, can tỳ hư, khí huyết ứ trệ nên bệnh loãng xương trong đông y thường được chia ra thành 3 thể bệnh chính bao gồm: thể tỳ thận dương hư, thể can thận âm hư, thể khí huyết ứ trệ.

Đông y có thể chữa trị bệnh loãng xương hiệu quả
Đông y có thể chữa trị bệnh loãng xương hiệu quả

Điều trị bệnh loãng xương bằng đông y

Tùy thuộc vào từng thể bệnh loãng xương khác nhau mà đông y có các phương pháp điều trị đúng đắn giải quyết nguyên nhân loãng xương, phục hồi lại xương cốt:

Bệnh loãng xương thể tỳ thận dương hư

Người bệnh loãng xương có các biểu hiện: Lưng và thắt lưng đau, yếu, người xanh xao yếu mệt, không có lực, tinh thần uể oải, da lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, ăn ngủ kém, đại tiện phân lỏng, nước tiểu trong, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.

Điều trị bệnh loãng xương thể tỳ thận dương cần phải sử dụng các vị thuốc giúp kiện tỳ, ích khí, bổ thận, tráng dương, mạnh gân xương:

+Bài thuốc: Thục địa 30g, Kỉ tử 15g, Sơn thù 12g, Hoài sơn 12g, Phụ tử 9g, Đỗ trọng 9g, Cốt toái bổ 9g, Bạch truật 9g, Nhân sâm 6g, Nhục quế 6g, Trích thảo 6g.

+Có thể thêm những vị thuốc có tác dụng bồi bổ gân cốt như: thổ phục linh, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạ, phá cố chỉ, tang ký sinh, ngũ gia bì và cao xương động vật như: cao ban long, cao ngựa, cao rắn.

Bệnh loãng xương thể can thận âm hư

Người bệnh loãng xương có các biểu hiện: đau lưng mỏi gối, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, nóng hâm hấp trong xương, buổi chiều có sốt nhẹ, miệng khô họng ráo, khát nước, chân tay mỏi yếu, vận động nhiều là đau các khớp xương, táo bón, nước tiểu vàng.

Điều trị bệnh loãng xương thể can thận âm hư cần phải: bổ thận dưỡng can, tư âm, cường gân tráng cốt

+Bài thuốc: Thục địa 30g, Kỉ tử 15g, Tang kí sinh 15g, Hoài sơn 15g, Phục linh 9g, Sơn thù 9g, Cốt toái bổ 9g, Trích thảo 6g.

+Sắc các vị thuốc với nước, cô lại khoảng 3 bát, uống trong ngày.

Bệnh loãng xương nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng gãy xương
Bệnh loãng xương nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng gãy xương

Bệnh loãng xương thể khí huyết ứ trệ

Biểu hiện của người loãng xương là: đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết, đau mình mẩy...

Điều trị bệnh loãng xương thể khí huyết ứ trệ cần sử dụng các vị thuốc: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, thông kinh lạc, chỉ thống.

+Bài thuốc: Xuyên khung 12g, Hoàng kỳ 16g, Hồng hoa 10g, Tô mộc 20g, Ngải diệp 10g, Huyết đằng 12g, Tục đoạn 12g, Phòng sâm 12g, Bạch truật 12g, Xa tiền 12g, Uất kim 10g, Hương phụ tử chế 12g, Trần bì 10g, Cam thảo 12g.

+Ngày 1 thang, sắc với nước, chia ra uống 3 lần.

Một số lưu ý cho người bệnh loãng xương khi điều trị bằng liệu pháp đông y là cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài do tác dụng của các vị thuốc đông y chậm tuy nhiên hiệu quả mang lại rất cao và đặc biệt phương pháp này hầu như không có tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Google+ Pinterest Twitter Facebook

Từ khóa » Thuốc Loãng Xương đông Y