Dos Là Gì? Tìm Hiểu Về Tấn Công Từ Chối Dịch Vụ Dos Và DdoS

Dos là gì? Tìm hiểu về tấn công từ chối dịch vụ Dos và DdoS và những thiệt hại mà dos gây ra. Để bạn có thể nắm bắt và khắc phục được điều này

1. Dos là gì?

Dos là gì?
Dos là gì?

Dos – Denial Of Service được dịch ra là từ chối dịch vụ, đây là một hình thức tấn công khá phổ biến khiến cho máy tính mục tiêu không thể xử lý kịp các tác vụ dẫn đến quả tải. Hay nói cách khác mục đích của Dos là làm sập một máy chủ hoặc mạng khiến người dùng không thể truy cập vào máy chủ/mạng đó. Người tấn công thực hiện điều này bằng cách tuồn ồ ạt traffic hoặc gửi thông tin có thể kích hoạt sự cố đến máy chủ, hệ thống mạng,…

Các cuộc tấn công Dos thường nhắm đến các máy chủ ảo hay web server ngân hàng, tài chính, các trang thương mại điện tử,… Dos thường chỉ được tấn công từ một địa điểm duy nhất, xuất phát tại một điểm và chỉ có một dải IP duy nhất.

Ví dụ trực quan: Khi đăng nhập vào ULR của một website vào trình duyệt, bạn gửi yêu cầu đến máy chủ của trang. Tuy nhiên máy chủ chỉ có thể xử lý một số yêu cầu nhất định trong một khoảng thời gian, những kẻ tấn công sẽ canh thời điểm và gửi ồ ạt các yêu cầu đến máy chủ để làm chúng bị quả tải và không thể xử lý yêu cầu của bạn.

2. Ddos là gì?

Ddos – Distributed Denial Of Service được dịch là từ chối dịch vụ phân tán, hình thức này là một dạng tấn công nỡ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập với traffic từ nhiều nguồn.  Ddos khiến cho người bị tấn công không thể sử dụng một dịch vụ nào đó, không thể kết nối với dịch vụ internet nào đó hoặc làm ngưng hoạt động của một chiếc máy tính, một mang LAN nội bộ hoặc thậm chí cả một hệ thống mạng.

Tấn công Ddos mạnh hơn Dos ở chỗ là hình thức này có thể phân tán được từ nhiều dải IP khác nhau, khiến người bị tấn công khó phát hiện để ngăn chặn. Kẻ tấn công có thể sử dụng máy tính của bạn để tấn công vào các máy tính khác bằng cách lợi dụng những lỗ hổng của bảo mật để giành lấy quyền điều khiển máy tính của bạn.

Ba loại tấn công cơ bản của Ddos:

  • Volume-based: Sử dụng lưu lượng truy cập cao để làm tràn ngập băng thông mạng
  • Protocol: Tập trung vào việc khai thác các tài nguyên máy chủ
  • Application: Tập trung vào các ứng dụng web và được xem là loại tấn công tinh vi và nghiêm trọng nhất

3. Các loại tấn công từ chối dịch vụ phổ biến

  • SYN Flood: khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP được gọi là bắt tay ba chiều. Máy chủ nhận thông điệp đồng bộ SYN để bắt đầu bắt tay. Máy chủ nhận tin nhắn bằng cách gửi cờ cảnh báo đến máy lưu trữ ban đầu và đóng kết nối.
  • UDP Flood – User Datagram Protocol: đây là một giao thức mạng không session. UDP Flood nhắm đến các cổng ngẫu nhiên tại một máy tính hoặc mạng với các gói tin UDP.
  • HTPP Flood: giống như các yêu cầu GET, POST hợp pháp được khai thác bởi một hacker ít sử dụng băng thông, có thể buộc máy chủ sử dụng các nguồn lực tối đa.
  • Ping Of Death: điều khiển giao thức IP bằng cách gửi những mã độc đến hệ thống.
  • Smurf Attack: khai thác giao thức internet IP và ICMP sử dụng một chương trình phần mềm độc hại là smurf, giả tạo một địa chỉ IP và ICMP sau đó ping các địa chỉ IP trên mạng nhất định.
  • Fraggle Attack: sử dụng lượng lớn lưu lượng UDP và mạng phát sóng của router.
  • Slowloris: kẻ tấn công sử dụng nguồn lực tối thiểu trong 1 cuộc tấn công và các mục tiêu trên máy chủ web. Sau khi kết nối mục tiêu giữ liên kết đó mở càng lâu càng tốt cùng với HTTP tràn ngập.
  • Application Level Attacks: tấn công khai thác lỗ hổng trong các ứng dụng với mục tiêu tấn công vào các ứng dụng với những điểm yếu.
  • NTP Amplification: NTP – Network Time Protocol một giao thức được sử dụng để đồng bộ thời gian mạng làm ngập tràn lưu lượng UDP. Đây là reflection attack bị khuếch đại có phản hồi từ máy chủ đến IP giả mạo, khi bị khuếch đại phản hồi từ máy chủ sẽ không tương xứng với yêu cầu ban đầu.
  • Advancel Persistent DoS: là một loại tấn công được sử dụng bởi hacker với mong muốn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Sử dụng được nhiều kiểu tấn công, thường nhắm tấn công theo kiểu gửi hàng triệu yêu cầu/giây. Mỗi cuộc tấn công có thể kéo dài lên đến hàng tuần phụ thuộc vào khả năng của hacker.
  • Zero – day Ddos Attacks: đây là một phương pháp tấn công mới khai thác các lỗ hổng chưa được vá.
  • HTTP GET: là một kiểu tấn công lớp ứng dụng với quy mô nhỏ nhắm đến những mục tiêu. Chúng khai thác các lỗ hổng trong các ứng dụng.

4. Cách nhận biết và ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ Dos và DdoS

Cách nhận biết các cuộc tấn công từ chối dịch vụ Dos và Ddos:

  • Mạng sẽ thay đổi, bất ngờ chậm hơn so với bình thường khi bạn mở các file hoặc website, blog nào đó.
  • Không thể truy cập vào một website, blog nào đó.
  • Không thể truy cập vào một website hay blog nào cả.
  • Thư rác tăng đột biến.

Cách ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ Dos và DdoS

Việc ngăn chặn toàn bộ Dos và Ddos là điều không thể, nhưng những bước sau cũng sẽ làm giảm bớt một phần nào đó từ những cuộc tấn công từ chối dịch vụ:

  • Cài đặt duy trì phần mềm diệt virus.
  • Cài đặt tường lửa và cấu hình của nó để hạn chế các lượng truy cập vào và đi từ máy tính của bạn.
  • Thực hiện biện pháp bảo mật để phân tán địa chỉ email của bạn, áp dụng các bộ lọc thư điện tử giúp quản lý tốt hơn các lưu lượng truy cập không mong muốn.

Dos là gì? Thuận Nhật tổng hợp các thông tin liên quan về tấn công từ chối dịch vụ DOS và DDOS. Hy vọng thông tin hữu ích với quý khách!

>>> Tham khảo: PLC là gì?

Từ khóa » Ddos Attack Là Gì