Đợt Cấp COPD - Nỗi Kinh Hoàng Của Bệnh Nhân - Bảo Khí Khang

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chưa có biện phát kiểm soát bệnh hiệu quả sẽ có nguy cơ xuất hiện các đợt cấp COPD ngày càng thường xuyên hơn. Vậy đợt cấp là gì, nguyên nhân gây ra đợt cấp là gì, triệu chứng nhận biết đợt cấp, các biến chứng nguy hiểm và cách điều trị - phòng ngừa đợt cấp như thế nào thì hiệu quả, mời các bạn xem bài phân tích.

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

  • 1. Đợt cấp COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây đợt cấp COPD
    • 2.1. Nguyên nhân do nhiễm trùng
    • 2.2. Nguyên nhân không nhiễm trùng
  • 3. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt cấp COPD
  • 4. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp COPD
    • 4.1. Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh COPD đợt cấp
    • 4.2. Thăm dò chẩn đoán đợt cấp COPD
    • 4.3. Chẩn đoán xác định đợt cấp COPD
  • 5. Cách điều trị xử lý và giảm tần xuất đợt cấp COPD
  • Phương pháp điều trị COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mới nhất
  • Rùng mình với 5 biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD
  • Chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng Đông y

Đợt cấp COPD

Bệnh nhân COPD đợt cấp phải nhập viện để điều trị

1. Đợt cấp COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD được hiểu là những đợt diễn biến xấu của bệnh, những đợt nặng lên đột ngột của giai đoạn COPD ổn định trước đó với khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và có thể thay đổi trong màu sắc của đờm.

Theo thống kê trung bình mỗi năm người bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có từ 1,5 -2,5 đợt COPD cấp.

2. Nguyên nhân gây đợt cấp COPD

Đợt cấp COPD sẽ dễ dàng tìm đến bạn hơn nếu bạn là bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thời gian mắc bệnh lâu năm, từng nhiều lần phải nhập viện điều trị, thường xuyên ho và khạc đờm hay cao tuổi,... Tất nhiên, đó chỉ là những yếu tố nguy cơ của COPD còn nguyên nhân gây nên bệnh COPD đợt cấp gồm 2 nhóm chính:

2.1. Nguyên nhân do nhiễm trùng

Nhiễm trùng gây bùng phát đợt cấp COPD bội nhiễm là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm tới 70-80% nguyên nhân của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

nhiem-trung-duong-ho-hap

Bệnh đường hô hấp

 

Trong đó do vi khuẩn gặp nhiều nhất (gặp từ 40-50%), nhiễm virus gặp khoảng 30% và vi khuẩn không điển hình gặp từ 5-10%.

  • Vi khuẩn: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Enterobacteriacea, hoặc Pseudomonas aeruginosa…
  • Virus: Cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp, rhinovirrus.

Tình trạng nhiễm trùng này làm nặng thêm các triệu chứng COPD khiến các phế quản bị hẹp lại nhiều hơn do co thắt, do phù nề và tăng tiết nhiều đờm khiến người bệnh ho, khò khè, khó thở và khạc đờm nhiều hơn

2.2. Nguyên nhân không nhiễm trùng

Bên cạnh yếu tố nhiễm trùng, người bệnh COPD cũng có thể xuất hiện đợt  COPD cấp nếu:

  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm với khói thuốc lá, khói bụi nghề nghiệp,..
  • Khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột.
  • Điều trị không đúng thuốc hoặc đột ngột bỏ điều trị.
  • Người bệnh sử dùng thuốc an thần, thuốc ngủ.

3. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt cấp COPD

Bệnh đợt cấp COPD xảy ra sẽ làm đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng hô hấp, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tăng tỷ lệ tử vong và tàn phế, và tăng gánh nặng về tài chính.

anh-huong-dot-cop-dem-suc-khoe-nguoi-benh

Ảnh hưởng của đợt cấp COPD đến sức khỏe người bệnh

Sau mỗi đợt COPD cấp, người bệnh thường không thể trở lại trạng thái như trước được nữa. Bệnh nhân có cảm giác mệt hơn, khó thở nhiều hơn, chất lượng cuộc sống giảm.

Bệnh nhân dễ gặp các biến chứng COPD nguy hiểm như viêm phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn…Người bệnh thường có cảm giác lo lắng về căn bệnh của mình và dễ dẫn tới trầm cảm.

Cùng với đó, chi phí khám bệnh, nằm viện và chi phí chăm sóc bệnh nhân COPD cấp tại bệnh viện trực tiếp, gián tiếp cũng gây áp lực lên bệnh nhân và gia đình.

Nghiên cứu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, năm 2008, trung bình một bệnh nhân COPD nhập viện do đợt cấp tiêu tốn 7-8 triệu đồng cho chi phí trực tiếp liên quan đến thuốc, xét nghiệm… Như vậy, nếu tính cả chi phí gián tiếp và chi phí ngoại trú cho bệnh nhân thì số tiền sẽ hơn thế nhiều lần.

4. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp COPD

Đến đây chắc bạn cũng đã biết đợt cấp bệnh COPD - phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm đến thế nào rồi. Vậy thì hãy nắm bắt được những dấu hiệu đợt cấp COPD sớm có cách xử trí phù hợp để ngăn ngừa mối nguy hiểm đó nhé. 

4.1. Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh COPD đợt cấp

Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và xuất hiện các triệu chứng nặng hơn thường ngày, hoặc bạn là một người trung niên chưa được chẩn đoán COPD, nhưng bạn có các triệu chứng dưới đây thì có khả băng cao bạn sẽ bị COPD cấp

  • Triệu chứng hô hấp: Ho tăng, khó thở tăng, khạc đờm tăng và có hoặc không sự thay đổi màu sắc của đờm – đờm chuyển thành đờm mủ. Nghe phổi thấy tiếng rì rào phế nang giảm.
  • Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh mà bạn có thể có triệu chứng tim mạch (nhịp tim nhanh, loạn nhịp. nặng ngực), triệu chứng toàn thân (sốt, rối loạn tri giác, giảm khả năng gắng sức, mất ngủ, trầm cẩm,…) và dấu hiệu suy hô hấp cấp nếu đó là đợt cấp COPD nặng (thở nhanh nông hoặc thở chậm, nói ngắt quãng, vã mồ hôi, tím môi đầu chi,…).

4.2. Thăm dò chẩn đoán đợt cấp COPD

Nếu bạn có các dấu hiệu lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh.

  • Đo SpO2
  • Xét nghiệm máu
  • Điện tim, siêu âm tim
  • Xét nghiệm đờm
  • Chụp X-quang phổi
  • Chức năng thông khí.

4.3. Chẩn đoán xác định đợt cấp COPD

Bạn đã được chuẩn đoán bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và xuất hiện các triệu chứng đợt cấp theo tiêu chuẩn Anthonisen:

  • Khó thở trong copd tăng
  • Khạc đờm tăng
  • Màu sắc đờm thay đổi, chuyển thành đờm mủ.

5. Cách điều trị xử lý và giảm tần xuất đợt cấp COPD

Khi xuất hiện các dấu hiệu của đợt cấp COPD, người bệnh thường phải nhập viện và được điều trị đợt cấp COPD trực tiếp tại bệnh viện.

Tùy thuộc vào nguyên nhân của đợt cấp, biểu hiện các triệu chứng, cũng như sự xuất hiện của các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị đợt cấp COPD thích hợp.

Điều trị COPD đợt cấp kịp thời và đúng cách rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong của bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp để làm giảm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa tần số xuất hiện và mức độ trầm trọng của đợt cấp. 

Tuân thủ điều trị của bác sĩ và sử dụng thêm các chế phẩm cung cấp dinh dưỡng và các thực phẩm chức năng từ thảo dược giúp phòng ngừa đợt cấp COPD, đặc biệt là những sản phẩm chứa thành phần như cây lá hen…

Nhiều bệnh nhân COPD chia sẻ sau một thời gian kết hợp thuốc Tây và viên uống có chứa thảo dược Lá Hen hỗ trợ điều trị đã giảm Đờm, ho, khó thở rõ rệt, giảm tần suất lên cơn hen và sau 6 tháng có thể không cần sử dụng thuốc Tây nữa.

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » đợt Cấp Copd Bội Nhiễm Là Gì