Kháng Sinh Trong đợt Cấp CODP Bạn Cần Biết - Máy Thở Oxy

Sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Chia sẻ với các bạn trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến một số thông tin cùng tham khảo nhé!

 

 

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

 

Các cuộc điều tra tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chung là 4,2%, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi rõ rệt theo miền: miền Bắc: 5,7%; miền Trung: 4,6% và miền Nam: 1,9%. Đa phần bệnh nhân đang trong đợt cấp. Các tiêu chí đánh giá đợt cấp hiện nay đều dựa vào sự xuất hiện của 3 dấu hiệu: ho tăng, khó thở tăng, khạc đờm tăng, thay đổi màu sắc của đờm. Mỗi khi có đợt cấp, sức khỏe người bệnh diễn biến xấu đi rõ rệt.

 

Thông thường nguyên nhân gặp ở các đợt cấp là nhiễm khuẩn hô hấp hấp do các chủng vi khuẩn điển hình như Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Enterobacteriacea, hoặc Pseudomonas aeruginosa…Vi rút và vi khuẩn không điển hình ít có vai trò quan trọng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

 

Điều trị kháng sinh trong đợt cấp COPD

 

Cách điều trị thông thường trong đợt cấp của CODP bao gồm: kháng sinh, corticoid đường toàn thân thuốc giãn phế quản. Theo các bác sĩ chuyên môn, việc lựa chọn kháng sinh trong đợt cấp bệnh CODP rất quan trọng, nhất là trước thực trạng vi khuẩn kháng thuốc tràn lan như hiện nay.

 

Các khuyến cáo cho thấy, loại kháng sinh , β-lactam/ β-lactamase và quinolone là những lựa chọn hàng đầu trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do bội nhiễm. Nên dùng liều cao ciprofloxacin, levofloxacin hoặc các β-lactam có tác dụng tốt với Pseudomonas aeruginosa cho những trường hợp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp hoặc các yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn này. Thông tin bổ sung khác

 

Độ dài đợt điều trị kháng sinh

 

Dùng kháng sinh trong đợt cấp bệnh COPD phổi tắc nghẽn mạn tính thông thường là 10 ngày, nếu dùng kháng sinh trong thời gian ngắn sẽ ít hơn 5 ngày có tỉ lệ khỏi về lâm sàng và vi sinh tương tự khi sử dụng kháng sinh dài ngày, hơn nữa còn giảm được tác dụng không mong muốn và nguy cơ kháng thuốc.

 

Kháng sinh trong thời gian ngắn này đạt hiệu quả khi mức độ vừa và nhẹ có ít nhất một trong hai dấu hiệu sau: ho nhiều hơn và/hoặc khó thở, tăng thể tích đờm và tăng đờm mủ. Ưu điểm đó là tăng sự tuân thủ điều trị và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.

 

Đọc thêm: Những câu hỏi liên quan đến bệnh COPD

 

Kháng sinh để phòng ngừa đợt cấp COPD có hiệu quả không

 

Các nghiên cứu sử dụng kháng sinh erythromycin hoặc azithromycin ít nhất là 6 tháng thu được lợi ích của việc phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đồng thời làm giảm tần suất mắc đợt cấp 27%, giảm các chỉ số chỉ điểm viêm và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.Tuy nhiên có 25% bệnh nhân bị giảm thính lực và cần phải ngừng thuốc khi dùng azithromycin trên một năm.

 

Áp dụng kháng sinh đề phòng đợt cấp COPD vẫn chưa được thông qua, vì vậy cần phải phân tầng rõ ràng bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh trước khi điều trị và nên nhớ tại thời điểm hiện tại điều trị đợt cấp BPTNMT đều không khuyến cáo sử dụng kháng sinh dài hạn để phòng ngừa các đợt cấp.

Từ khóa » đợt Cấp Copd Bội Nhiễm Là Gì