Đột Quỵ Tim: Tình Trạng Tim Mạch Cấp Tính Nguy Hiểm | TCI Hospital

Đột quỵ tim là tình trạng cấp tính nguy hiểm, rất dễ dẫn tới tử vong do những rối loạn trong hoạt động của tim gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm của các biến cố tim mạch này cũng như cách điều trị và phòng tránh qua bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Đột quỵ tim là gì?
  • 2. Đột quỵ do tim gồm những dạng nào?
    • 2.1 Nhồi máu cơ tim – Loại đột quỵ tim phổ biến
    • 2.2 Ngừng tim (Trụy tim)
    • 2.3 Sốc tim
    • 2.4 Vỡ tim – Dạng đột quỵ tim dễ gặp do tăng huyết áp
  • 3. Cần làm gì khi bị đột quỵ tim?
  • 4. Phòng tránh đột quỵ tim bằng cách nào?

1. Đột quỵ tim là gì?

Đột quỵ tim là thuật ngữ chỉ tình trạng tim giảm nghiêm trọng hoặc ngừng hoạt động do thiếu máu cung cấp, rối loạn chức năng hay chấn thương gây ra. Đây là tình trạng cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tàn phế mà người bệnh cần được xử trí kịp thời.

đột quỵ tim là loại bệnh gì?

Đột quỵ tim là tình trạng tim ngừng đập hoặc mất hoàn toàn chức năng, khiến cơ thể.

2. Đột quỵ do tim gồm những dạng nào?

2.1 Nhồi máu cơ tim – Loại đột quỵ tim phổ biến

Nhồi máu cơ tim là tình trạng ngừng cung cấp máu đột ngột, khiến cơ tim – bộ phận chịu trách nhiệm chính cho việc co bóp của tim – bị hoại tử. Điều này khiến hoạt động của tim gặp rối loạn nghiêm trọng, bệnh nhân thường đối mặt với nguy cơ tử vong cao hoặc gặp phải những di chứng nặng nề. 

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim có thể là do một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành. Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến được cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi.

Khi gặp phải cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh thường cảm thấy cơn đau thắt ngực kéo dài trên 15 phút liên tục, nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch cũng không đỡ. Trong cơn đau có thể kèm theo khó thở, mệt mỏi, vã mồ hôi lạnh,… Đôi khi người bệnh đột ngột ngất đi mà không có bất cứ biểu hiện gì.

2.2 Ngừng tim (Trụy tim)

Ngừng tim hay còn gọi là trụy tim, ngừng tuần hoàn. Đây là tình trạng tim đột ngột mất đi các chức năng và bất ngờ ngừng đập. Bệnh xảy ra khi hệ thống điện của tim gặp trục trặc khiến tim đột nhiên ngừng làm việc. Khi tim ngừng đập, não không được cung cấp đầy đủ máu và oxy có thể bị tổn thương nghiêm trọng chỉ trong vài phút, gây tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn trong vòng 4-6 phút. 

Nguyên nhân gây ngừng tim chủ yếu là do các rối loạn nhịp tim như rung thất, rung nhĩ. Người bệnh có thể ngã xuống đột ngột, không có mạch, ngừng thở, bất tỉnh, tức ngực, chóng mặt, khó thở…

2.3 Sốc tim

Sốc tim xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm đủ máu khiến quá trình cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể bị gián đoạn. Hiện tượng này thường xảy ra sau một cơn đau tim nghiêm trọng. Bệnh nhân bị sốc tim có thể tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu kịp thời.

Các triệu chứng của sốc tim thường xuất hiện rất đột ngột gồm: mất ý thức, huyết áp giảm, thở nhanh và gấp, nhịp tim nhanh và thay đổi đột ngột, đổ mồ hôi nhưng lạnh tay chân, da nhợt nhạt, tim đập yếu, tiểu ít hoặc vô niệu,…

2.4 Vỡ tim – Dạng đột quỵ tim dễ gặp do tăng huyết áp

Vỡ tim là một biến chứng của nhồi máu cơ tim, có thể gây hoại tử thành cơ tim và làm vỡ thành cơ tim tại những điểm cơ tim bị suy yếu do hoại tử. Đây là một tình trạng cấp tính rất nguy hiểm, toàn bộ cơ thể có thể bị tê liệt nhanh chóng do không được cung cấp máu.  Một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do tăng huyết áp, stress. Nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị vỡ tim do chấn thương. 

các dạng đột quỵ do tim

Nhồi máu cơ tim, trụy tim, sốc tim, vỡ tim… là những dạng đột quỵ do tim thường gặp.

3. Cần làm gì khi bị đột quỵ tim?

Đột quỵ do tim là tình trạng khẩn, vì thế, khi thấy các dấu hiệu của bất cứ dạng biến cố nào, bạn cũng nên gọi cấp cứu ngay hoặc nhờ người thân hỗ trợ. 

Tại các cơ sở y tế có chức năng điều trị tim mạch, bạn sẽ được thực hiện các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Thông thường nếu là đột quỵ tim do tắc nghẽn bởi cục máu đông thì bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Nếu nguyên nhân do rối loạn hệ thống điện tim thì các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc điều hòa nhịp tim, hoặc các biện pháp kích thích nhịp tim như sốc điện tim. Nếu cơ tim bị hoại tử do tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa thì các biện pháp can thiệp ngoại khoa có thể được áp dụng nhằm tái thông các mạch máu bị tắc nghẽn, giúp khôi phục quá trình cung cấp máu cho cơ tim. 

Các biện pháp điều trị trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Muốn biết Hệ thống Thu Cúc TCI sử dụng phương pháp điều trị nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

4. Phòng tránh đột quỵ tim bằng cách nào?

Các biến cố tim mạch kể trên hầu hết đều là kết quả của quá trình tổn thương tim lâu dài, do các bệnh lý tim mạch không được điều trị hiệu quả hoặc xảy ra do những bất thường đột ngột như chấn thương, căng thẳng, stress,… Do vậy, để phòng tránh tình trạng này,  bạn nên:

– Thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị tích cực các bệnh lý tim mạch và dự phòng các nguy cơ

– Ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, chất kích thích có hại cho tim, bổ sung các loại thịt trắng, các loại rau xanh và trái cây

– Tập luyện thường xuyên các bài tập vừa sức

– Không hút thuốc lá

– Tránh căng thẳng quá mức

– Bảo vệ cơ thể, hạn chế tối đa các chân thương, đặc biệt ở vùng ngực.

cách điều trị và phòng ngừa các biến cố tim mạch

Thăm khám thường xuyên tại chuyên khoa tim mạch sẽ giúp điều trị hoặc phòng ngừa các biến cố tại tim có thể xảy ra.

Hi vọng những thông tin về đột quỵ tim trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức để nhận diện và phòng tránh. Những kiến thức chỉ mang tính tham khảo. Tốt nhất, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bất thường và điều trị hiệu quả. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, bạn hãy liên hệ với chứng tôi để được hỗ trợ.

Từ khóa » Sốc Trụy Mạch