DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT LÚA GẠO - - Kế Hoạch Việt

Dự án Nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

I.TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Giới thiệu chủ đầu tư –    Tên công ty                  :

–    Mã số doanh nghiệp   :

–    Đăng ký lần đầu          :

–    Đại diện pháp luật      :                                               Chức vụ: Giám đốc

–    Địa chỉ trụ sở               :

1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án –    Tên dự án                     : Nhà máy xay xát lúa gạo

–    Địa điểm xây dựng     : TP. Lào Cai- Tỉnh Lào Cai

–    Diện tích đầu tư          : 2600m2

–    Mục tiêu đầu tư           : Đầu tư xây dựng mới và mua sắm mới dây chuyền sản xuất, chế biến lúa gạo.

–    Mục đích đầu tư          :

+ Cung cấp sản phẩm lúa gạo cho thị trường;

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai;

+ Đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;

–    Hình thức đầu tư         : Đầu tư xây dựng mới

–    Hình thức quản lý       : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

–    Tổng mức đầu tư         : 12,624,218,000 đồng

+ Vốn tự có là                 : 3,787,265,000 đồng chiếm 30%.

+ Vốn vay ngân hàng     : 8,836,953,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (dùng để xây dựng, mua sắm thiết bị công nghệ)

–    Tiến độ đầu tư             :

+ Dự kiến khởi công: quý III/2016

+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý I/2017

II.CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 2.1 Nghiên cứu thị trường

2.1.1. Thị trường lúa gạo Lào Cai

Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Do đó, khối lượng tiêu thụ gạo trên thế giới và Việt Nam nói riêng rất lớn.

Tuy nhiên người nông dân Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu lúa gạo, do sự cạnh tranh rất lớn từ những đối thủ trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Campuchia…

Trong tương lai, các sản phẩm nông nghiệp, nhất là lúa gạo sẽ được tiến hành tự do hóa thương mại trong khu vực ASEAN. Do đó, xuất khẩu gạo thơm và gạo có chất lượng cao cần được hỗ trợ khuyến khích nhiều hơn nữa để nâng cao lực cạnh tranh, nhưng phải thực sự đảm bảo chất lượng cao. Ngoài ra, mong đợi lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa sớm được nghiêm chỉnh áp dụng đại trà, vì đó là bước cơ bản để thiết lập thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam và đảm bảo quyền lợi người trồng lúa.

2.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

Trong thời gian gần đây Chính Phủ đã áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp thu mua tạm trữ lúa gạo để giảm bớt khó khăn cho người dân. Nhưng việc thu mua, tiêu thụ hết lượng lúa gạo còn tồn đọng cho nông dân là vấn đề không dễ trong một sớm một chiều có thể làm tốt được, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, một trong những giải pháp thực thi nhất là tổ chức xây dựng hệ thống thu mua lúa gạo nói riêng và hàng nông sản nói chung. Cụ thể là xây dựng thí điểm các chợ lúa gạo theo tinh thần Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 06/03/2010 của Chính phủ nhằm “ Giúp cho nông dân tiêu thụ lúa gạo và thực hiện các dịch vụ khác cho sản xuất nông nghiệp, như cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tưới tiêu, thu hoạch,…” Sắp tới đây thí điểm sẽ hình thành các sàn giao dịch lúa gạo sẽ giúp người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên sản lương thực tăng cao nhưng chất lượng lúa, gạo vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay, đa phần gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn là gạo cấp thấp, giá gạo thường thấp hơn của Thái Lan.

2.2.Mục tiêu của dự án Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu sau:

Thu mua lúa gạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Phát triển công nghệ bảo quản với kỹ thuật cao hơn;

Đảm bảo cung ứng đầy đủ cho thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Không những vấn đề đầu vào là nguyên vật liệu được chú trọng, dự án còn nỗ lực tạo kênh phân phối nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm bằng cách xây dựng hệ thống kênh phân phối trưc tiếp và gián tiếp.

Đối với kênh bán hàng trực tiếp, công ty tìm hiểu và xây dựng hệ thống các siêu thị mini trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chuyên bán các sản phẩm của công ty, góp phần đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đồng thời tạo sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó xây dựng lực lượng bán hàng năng động, nhiệt huyết tiếp cận và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Song song với việc xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp, dự án còn phát triển kênh bán hàng gián tiếp. Công ty đã có kế hoạch tiếp cận và xây dựng hệ thống đại lý thông qua việc rà soát, thương thảo và kí hợp đồng với các nhà phân phối, các tiểu thương trong địa bàn, ngoài ra công ty cũng có kế hoạch tiếp cận với các hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh, tích cực làm việc để có thể đưa những sản phẩm của dự án vào hệ thống các siêu thị này, đây là vấn đề cần chú tâm thực hiện, từ hệ thống siêu thị, các sản phẩm của dự án sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng.

Cùng với việc phát triển kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp, công ty tích cực xây dựng hệ thống bán hàng online, thông qua website: thucphamvang.com, các sản phẩm sẽ dễ dàng được khách hàng nắm bắt hơn (số lượng, giá cả, xuất xứ, công dụng…), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận các sản phẩm của dự án. Hơn thế nữa, công ty còn có kế hoạch phối hợp với đài truyền thông tỉnh Lào Cai làm chuyên đề về thực phẩm vàng, giới thiệu về các sản phẩm của công ty, những tiêu chuẩn chất lượng cũng như những lợi ích mà sản phẩm của công ty đem lại, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để người tiêu dùng không chỉ trong tỉnh Lào Cai mà còn cả nước biết đến các sản phẩm này.

Bên cạnh những mục tiêu kinh tế có lợi cho chính chủ đầu tư, chúng tôi còn mong muốn rằng dự án này sẽ mang lại hiệu quả xã hội to lớn. Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghệ cao, dự án sẽ phần nào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, từng bước xây dựng và cải tạo môi trường sống trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt chúng tôi hy vọng rằng, những sản phẩm, đặc sản nuôi trồng từ chính đất và nước, từ bàn tay lao động của người dân Lào Cai sẽ ra khắp Việt Nam và được thị trường trong nước đón nhận.

2.3.Sự cần thiết đầu tư Lào Cai là địa phương có năng suất, sản lượng lương thực trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc và đang tiếp tục có hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế nông nghiệp với giải pháp sản xuất lương thực theo hướng hàng hóa.

Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 63.000 ha đất trồng lúa, ngô, trong đó, diện tích trọng điểm sản xuất cây lương thực trên 16.000 ha, canh tác 2.000 ha lúa chất lượng cao. Đánh giá tình hình sản xuất lương thực của tỉnh, ông Dương Đức Huy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Đây là một trong những lĩnh vực thành công nhất trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp của tỉnh những năm gần đây.

Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các ngành và sự hưởng ứng của người dân, các doanh nghiệp là điều kiện đảm bảo những thành công trong sản xuất lương thực. Theo đó, hàng loạt các giải pháp được triển khai đồng bộ như: Nghiên cứu và sản xuất giống lúa, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao năng lực dự báo và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, phát triển dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nổi bật là chương trình nghiên cứu và sản xuất giống lúa nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hiện, tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 3 giống lúa lai LC 25, LC 212, LC 270 là giống cây trồng mới, được lưu hành trên toàn miền Bắc.

Bên cạnh đó, Lào Cai có cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu (đường sắt và đường bộ) với 3 điểm thông quan: Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng (là điểm nối giữa đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (Việt Nam) với đường cao tốc Hà Khẩu – Côn Minh (Trung Quốc) là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN. Trung tâm của Hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) với thị trường Tây Nam – Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, có đầy đủ hệ thống dịch vụ của đô thị loại III cũng như các dịch vụ thương mại vận tải, kho bãi, logicstics, giám định hàng hóa, cảng ICD…

Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị, vai trò là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN cùng với các điều kiện về giao thông, nguồn tài nguyên khoáng sản, tiềm năng du lịch… Lào Cai có điều kiện phát triển nền kinh tế nhanh, mạnh, bền vững, trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Bắc Việt Nam và có tác động lan tỏa ra các vùng lân cận.

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nông sản tại đây được bán ra thị trường chủ yếu dưới dạng thô, chưa ra một công đoạn sơ chế nên giá thành không cao ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các hộ dân tại đây. Sư xuất hiện các công ty chế biến nông sản, thủy sản là sự cần thiết, là chiếc cầu nối giữa các hộ dân và thị trường.

Hiểu rõ những hạn chế của nông dân trong sản xuất nông thủy sản và nắm bắt được định hướng chủ trương phát triển của tỉnh Lào Cai  trong việc xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản, tăng sản lượng, giá trị và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường; đa dạng hoá cây trồng trên nền tảng sử dụng tối đa đất và nước; Xây dựng ngành trồng trọt, thủy sản trở thành ngành kinh tế hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu với chất lượng cao; Chú trọng những cây trồng có giá trị kinh tế, nhu cầu thị trường cao và có khả năng xuất khẩu; Khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành xây dựng Nhà máy xay xát lúa gạo.

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng Dự án xay xát lúa gạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 3.1. Địa điểm đầu tư dự án Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo” được đầu tư TP.Lào Cai-Tỉnh Lào Cai.

3.2. Phương án quản lý – vận hành dự án Công ty thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu mua trái cây từ nông dân đem về nhà máy sản xuất và bán cho các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và khu chợ truyền thống,…xuất khẩu trong tương lai.

3.2.1 Cơ cấu sản phẩm sản xuất

Sản phẩm của dự án là các mặt hàng nông sản, thủy sản xứ lạnh như: nước ép mận hậu, nước ép mận tam hoa, thảo quả khô nghiền, thảo quả khô đóng bao bì, trà giảo cổ lam, trà atiso, cao atiso, rau xứ lạnh (susu, rau chân vịt, cải thảo, bí đao…), tỏi đen, cá hồi…

3.2.2 Công suất huy động

Dự án xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động vào tháng 01/2017 và đạt công suất thiết kế ngay trong năm hoạt động.

3.2.3. Công nghệ, trang thiết bị

  1. a) Hệ thống điện

Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên.

Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

  1. b) Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:

– Nước sinh hoạt.

– Nước cho hệ thống chữa cháy.

Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.

  1. c) Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 W và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện.

Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.

Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành.

  1. d) Hệ thống PCCC

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

  1. e) Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng.

3.3. Nhân sự dự án Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng là

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự:

Công ty sẽ tuyển lao động theo hình thức ký hợp đồng lao động giữa giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền và người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật.

Công ty sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương, đặc biệt là người dân sống trong khu vực triển khai dự án.

Những đối trượng lao động thuộc nhóm lao động phổ thông sẽ được công ty đào tạo kỹ năng công việc phù hợp với những vị trí làm việc theo sự phân công của BGĐ nhà máy.

3.4. Tiến độ đầu tư Giai đoạn 1 :

+ Dự kiến khởi công: quý III/2016.

+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý I/2017.

Căn cứ vào những điều kiện phù hợp cũng như mặt hạn chế của môi trường, địa điểm đầu tư, công ty đã tiến hành hoạch định những phương pháp kĩ thuật, tuyển dụng và phân bổ nhân lực để tiến hành dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ.

3.5.  Quy trình công nghệ xử lý lúa:

Gạo nguyên liệu được nạp vào học nguyên liệu và hệ thống bồ đài lần lượt đưa qua sàng tạp chất để tách tạp chất như: rác, dây, giấy, kim loại, bụi,… Tiếp tục qua công đoạn xát trắng để tách bớt lượng cám trước khi vào hệ thống máy đánh bóng nước kiểu phun sương nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp gạo được đưa qua gằng tách thóc nhằm tách các hạt thóc lẫn còn sót trong gạo nguyên liệu, đảm bảo yêu cầu của gạo xuất khẩu.

Trong quá trình chế biến, tùy theo yêu cầu, nếu qua kiểm tra độ ẩm chưa đạt, gạo sẽ được đưa vào máy sấy liên tục (bằng nhiêu liệu than đá) để xử lý ẩm độ hoặc làm nguội gạo nhờ hệ thống quạt làm mát.

Hỗn hợp gạo và tấm phát sinh qua quá trình chế biến liên tục nhờ bồ đài chuyển vào hệ thống đảo và chống phân loại hạt theo chiều dài để phân ly thành các hạt riêng biệt theo yêu cầu: gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2-3 và đưa vào các silo chứa riêng biệt. Tại đây, tùy theo yêu cầu gạo được được đưa qua máy tách màu điện tử để phân loại ra “các tạp chất màu” lẫn trong gạo như: hạt đen, hạt hỏng, hạt đỏ, hạt vàng, bạc bụng,.. Đáp ứng các tiêu chuẩn gạo cao cấp để xuất khẩu.

Cuối cùng gạo thành phẩm sẽ đưa vào thiết bị cân để tịnh hàng, đóng gói tự động theo yêu cầu để xuất hoặc song trùng các lô hàng trước khi xuất theo yêu cầu của đơn vị mua hàng.

Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến so với trình độ kỹ thuật chế biến gạo hiện nay tại Việt Nam. Đây là quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận hành, kiểm tra, thu được gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường thế giới bởi những ưu điểm chính như sau:

– Phương pháp chế biến gạo với mức độ tự trọng cao, ít phụ thuộc chủ quan vào nhân công vận hành, hoạt động tin cậy, ổn định. Khâu vệ sinh và kiểm tra chất lượng được cải thiện và đạt hiệu quả cao.

– Từ quy trình có thể thu được gạo trắng thành phẩm đồng nhất, tỷ lệ gạo nguyên cao và chất lượng bề mặt tốt (độ bóng).

– Hệ thống máy móc gọn gàng, ít chiếm mặt bằng và dễ vận hành nhờ các hệ thống điều khiển tự động. Bụi và tiếng ồn được xử lý ngay trong cả hệ thống máy nên tránh được ô nhiễm môi trường.

IV.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

4.1. Tài sản cố định Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án 12,624,218,000 đồng, chia làm hai giai đoạn bao gồm:

Tổng giá trị đầu tư

(ĐVT: nghìn đồng)

4.2. Vốn lưu động sản xuất

Nhu cầu vốn lưu động cần cho sản xuất nhà máy:

Khoản phải thu 30%  Doanh thu
Khoản phải trả 10%  CP hoạt động
Tiền mặt 5%  CP hoạt động

V.NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

5.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án Với tổng mức đầu tư là 12,624,218,000 đồng, dự án cần vay số tiền tổng cộng là 8,836,953,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (nguồn vốn vay này dùng để xây dựng, mua sắm dây chuyền công nghệ, thiết bị), vốn tự có là chiếm 30%, Nguồn vốn vay này sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàng.

5.2. Phương án vay và hoàn trả nợ Phương thức vay: Số tiền vay là 8,836,953,000 đồng vay trong thời gian 6 năm 4 tháng, ân hạn 4 tháng đầu, trả vốn gốc trong thời gian 6 năm, Lãi suất áp dụng là 10%/năm, Lãi vay và nợ gốc được trả đều hàng năm.

VI.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

⇒Nhận xét:

–    NPV = 80,569,570,000đồng > 0

–    IRR = 37.77% >>WACC=15%

⇒Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn

–    Thời gian hoàn vốn 05 năm,

+ Nhận xét: Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy rằng dự án đều có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư, Chỉ số IRR dự án tương đối phù hợp và đảm bảo tính sinh lợi cho dự án không những đám ứng nhu cầu tài chính, mà dự án còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển và giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp.

VII.  KẾT LUẬN

Việc thực hiện đầu tư Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo” được đánh giá khả thi bởi xuất phát từ những nhu cầu thiết thực cộng với mong muốn kinh doanh thu lại lợi nhuận trong tương lai. Dự án không chỉ cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho thị trường,,,mà còn tạo việc làm, nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội phường Duyên Hải, tỉnh Lào Cai. Riêng về mặt tài chính, dự án được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu.

Vì vậy, Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam mong muốn các cơ quan ban ngành, các đơn vị tài trợ vốn đầu tư xem xét, phê duyệt để dự án sớm được triển khai đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi xin phép được đề xuất như sau:

–    Được miễn tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.

–    Được miễn Thuế TNDN bốn năm (04) kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế và được giảm 50% Thuế TNDN phải nộp trong chín (09) năm tiếp theo.

–    Được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định cho dự án.

–    Được vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi.

–    Được hưởng các chính sách ưu đãi theo nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Công ty Cổ phần NTA cam kết:

–    Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ xin chủ trương đầu tư.

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đầu tư.

Từ khóa » Dự án Nhà Máy Xay Xát Lúa Gạo