Dự án Về Thuốc Lá điện Tử đạt Giải Nhì Tại Cuộc Thi Khoa Học, Kỹ Thuật ...
Có thể bạn quan tâm
Cô giáo Nguyễn Thị Thu và hai học trò Nguyễn Tuấn Khanh (phải), Ngô Mai Anh (trái) trao đổi về hướng phát triển đề tài.
Nửa năm sau, dự án tâm huyết “Nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử” do 2 em thực hiện được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao về tính ứng dụng trong thực tiễn và góp phần giúp các bạn học sinh hiểu được về hậu quả, tác hại của thuốc lá điện tử. Dự án thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, vinh dự đạt giải Nhì tại cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2021-2022.
Chia sẻ về ý tưởng khởi nguồn cho đề tài này, cả Nguyễn Tuấn Khanh và Ngô Mai Anh đều nhắc đến suy nghĩ của bản thân khi chứng kiến những hình ảnh học sinh hút thuốc lá điện tử: “Một lần tình cờ xem được đoạn clip trên mạng xã hội, em thấy bất ngờ khi những bạn cùng trang lứa tụ tập, hút thuốc lá điện tử một cách vui vẻ. Em thấy không chỉ có hại cho sức khoẻ, hình ảnh ấy rất phản cảm đối với lứa tuổi học sinh”; “Trước những hình ảnh đó, em luôn nghĩ phải làm thế nào để các bạn hiểu rõ về tác hại của thuốc lá điện tử, nhắc nhở, khuyên bảo thế nào để các bạn chưa hút thì tránh xa còn các bạn hút rồi thì thôi không hút nữa”; “Thuốc lá điện tử được rao bán công khai trên mạng xã hội, việc mua bán rất dễ dàng và được các bạn sử dụng như một “trend” (từ để nói về một xu hướng - PV) vậy”, “Nhiều bạn dùng thuốc lá điện tử để “khoe” về đẳng cấp của bản thân, vì thế ngày càng có nhiều bạn tiếp cận thuốc lá điện tử”…
Từ ý tưởng ban đầu để trở thành một dự án hoàn thiện thật không dễ dàng với hai cô cậu học trò cuối cấp bộn bề bài vở. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo chủ nhiệm, cuối cùng sản phẩm “Nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử” được Tuấn Khanh và Mai Anh hoàn thành. Nói thêm về dự án, Tuấn Khanh cho biết: “Dưới sự dẫn dắt của cô Thu, sau khi thống nhất đề cương, chúng em bắt tay vào việc, vừa sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, vừa quan sát, xâm nhập thực tế, làm điều tra xã hội học, phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia, thống kê, phân tích số liệu. Chúng em học hỏi được nhiều kỹ năng quan trọng khi thực hiện dự án này”
Cô trò nhỏ Mai Anh chia sẻ thêm “Vì nghiên cứu, khảo sát trên phạm vi khá rộng, là 5 trường THPT tại thành phố Từ Sơn, tập trung vào cả 2 nhóm đối tượng là học sinh và giáo viên nên thời gian chúng em thực hiện kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 12 năm 2021. Có những ngày cô trò ở trường từ sáng đến tối để xử lý một đống số liệu, thông tin”. “Các bạn đua nhau sử dụng thuốc lá điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, trong lớp học, hành lang, căng tin, nhà vệ sinh… nhưng là nữ, em phải nhường phần điều tra khu vực nhà vệ sinh cho bạn Khanh”.
Tỏ ra hài lòng với khả năng tiếp cận nhanh, quyết tâm thực hiện dự án một cách tốt nhất cũng như kỹ năng phân tích, tổng hợp của hai học trò, cô giáo Nguyễn Thị Thu cho biết: “Cùng học trò tìm hiểu kỹ về nội dung của dự án, tôi thấy đây là một đề tài mới, có tính thời sự và ý nghĩa thiết thực, có thể giúp học sinh nhận thức được hậu quả, tác hại của việc hút thuốc lá điện tử, từ đó các em tránh xa loại hình thuốc lá thế hệ mới, nâng cao môi trường văn hoá học đường; giúp thầy cô, các bậc phụ huynh học sinh thấy được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc học sinh hút thuốc lá điện tử và sự cần thiết của việc ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng này trong các trường THPT”.
Cũng trong quá trình khảo cứu, nhóm tác giả thấy rằng thuốc lá điện tử vẫn còn là điều mới mẻ với cả giáo viên và phụ huynh học sinh. Do thiết kế của thuốc lá điện tử rất đa dạng, thậm chí “biến hoá” về mẫu mã, có loại nguỵ trang, nhìn bề ngoài giống như một chiếc USB hay thỏi son… để tránh sự phát hiện của giáo viên. Dự án cũng chỉ ra thực trạng đáng báo động: Đối tượng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử cũng rất đa dạng, không chỉ bắt gặp ở học sinh nam mà một số học sinh nữ cũng sử dụng do sức hấp dẫn của hình thức, mùi hương. Phân tích số liệu điều tra cũng cho thấy, không chỉ học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả mới sử dụng thuốc lá điện tử (chiếm 30%), phần lớn học hút thuốc lá điện tử có hoàn cảnh kinh tế trung bình (53%), còn lại là học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (17%). Điều đáng nói, học sinh không chỉ là người sử dụng mà còn là người buôn bán thuốc lá điện tử và việc này diễn ra khá phổ biến bằng hình thức mua bán trực tiếp hoặc online thông qua các trang mạng xã hội, vì không có nhiều tiền để tích trữ số lượng lớn nên hầu hết các bạn học sinh thường làm cộng tác viên cho các cửa hàng bán thuốc lá điện tử và hưởng hoa hồng.
Trên cơ sở phân tích chi tiết nguyên nhân từ nhiều phía như: Học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp: Vẽ tranh tuyên truyền; phát miễn phí khẩu trang in chữ “No Vaping - Trường học không khói thuốc”; thiết kế bài tuyên truyền bằng phần mềm Powerpoint; tăng cường kiểm tra, giám sát; kiến nghị hướng phát triển đề tài bằng việc tổ chức cuộc thi vẽ tranh thường niên với chủ đề “Thuốc lá điện tử - hiểm hoạ của thế hệ trẻ”; tổ chức thường niên cuộc thi “Tìm hiểu về tác hại của thuốc lá điện tử” ở các trường THPT; sân khấu hoá với chủ đề “Thuốc lá điện tử - Hãy dừng lại trước khi quá muộn”...
Từ khóa » Tác Hại Của Thuốc Lá điện Tử Với Học Sinh
-
Tác Hại Của Thuốc Lá điện Tử: 8 ảnh Hưởng Nghiêm Trọng
-
Học Sinh Hút Thuốc Lá điện Tử: Hiểm Họa Khôn Lường
-
Phòng Ngừa Thuốc Lá Thế Hệ Mới đối Với Học Sinh
-
Phòng Tránh Tác Hại Của Thuốc Lá điện Tử Trong Học đường
-
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI HỌC SINH - Quangnam CDC
-
Tác Hại Của Thuốc Lá điện Tử, Thuốc Lá Nung Nóng
-
Phòng Ngừa Việc Sử Dụng Thuốc Lá điện Tử Trong đoàn Viên Thanh Niên
-
Những Hệ Lụy Từ Hút Thuốc Lá Tới Sức Khỏe Của Học Sinh
-
Tại Sao Giới Trẻ Lại Có Xu Hướng Hút Thuốc Lá điện Tử
-
Báo động Tình Trạng Học Sinh, Sinh Viên Hút Thuốc Lá ở Hà Nội
-
Không Có Tiêu đề
-
8 Tác Hại Khôn Lường Của Thuốc Lá điện Tử
-
Tác Hại Của Thuốc Lá điện Tử, Thuốc Lá Nung Nóng | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
TRUYỀN THÔNG VỀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ ...