Dư Axit Dạ Dày: Biểu Hiện Và Cách Làm Giảm Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Tình trạng dư axit dạ dày sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là khi không được phát hiện và chữa trị sớm. Cụ thể như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Vậy, nhận biết tình trạng này bằng cách nào và làm sao để điều trị hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Dư axit dạ dày: Biểu hiện và cách làm giảm hiệu quả
Tìm hiểu nguyên nhân gây dư axit dạ dày, biểu hiện và cách làm giảm hiệu quả

Vai trò của axit dạ dày

Axit clohydric (HCl – công thức hóa học) được xác định là thành phần chính của axit dạ dày. Đối với người khỏe mạnh, nồng độ axit clohydric ở dạ dày sẽ dao động từ 0,0001 – 0,001 mol/l, nồng độ pH sẽ dao động trong khoảng 3 – 4.

Đối với hệ tiêu hóa axit dạ dày giữ vai trò vô cùng quan trọng, đó là:

  • Làm rỗng dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Kích thích tụy cùng với ruột non sản xuất nhanh những emzyme tiêu hóa với mục đích phá vỡ protein, chất béo…
  • Ức chế hoạt động và tiêu diệt nhanh những chủng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào dạ dày từ bên ngoài. Từ đó giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa.
  • Giữ vai trò quan trọng trong việc đóng – mở các van môn vị và âm vị.

Cần đảm bảo axit dạ dày được cân bằng để ổn định và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Tình trạng thiếu hoặc dư axit dạ dày đều có khả năng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với chức năng tiêu hóa của dạ dày và sức khỏe tổng thể.

Xem chi tiết: Axit dạ dày là gì? Vai trò, chức năng của chất này

Dư axit dạ dày là gì?

Dư axit dạ dày xảy ra khi độ pH dưới 3.5 và nồng độ axit dạ dày tăng cao, vượt khỏi 0,001 mol/l. Tình trạng này xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của dạ dày và làm phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Dư axit dạ dày xảy ra khi độ pH dưới 3.5 và nồng độ axit dạ dày tăng cao, vượt khỏi 0,001 mol/l
Tình trạng dư axit dạ dày xảy ra khi độ pH dưới 3.5 và nồng độ axit dạ dày tăng cao, vượt khỏi 0,001 mol/l

Nguyên nhân gây dư axit dạ dày

Tình trạng thừa axit dạ dày thường phát sinh do một số nguyên nhân sau:

  • Lạm dụng rượu bia: Những người tiêu thụ quá nhiều rượu bia thường có nồng độ axit dạ dày cao, xuất hiện những tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể dẫn đến loét, trường hợp nặng gây thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
  • Ăn uống thất thường: Khiến nồng độ axit dạ dày tăng cao.
  • Căng thẳng thần kinh: Khiến dạ dày phải co bóp, axit dạ dày tiết nhiều dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày và làm phát sinh cơn đau.
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Khiến dạ dày tiết ra nhiều axit và kéo theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày.
  • Hút thuốc lá: Tạo môi trường thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Hp, kích thích tăng tiết axit dạ dày.
  • Thiếu ngủ: Ảnh hưởng đến các hoạt động của dạ dày và gây tăng tiết axit dạ dày.

Triệu chứng dư axit dạ dày

Việc tăng tiết và dư axit dạ dày sẽ làm phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu sau:

  • Có cảm giác nóng rát và đau thượng vị
  • Miệng có mùi hôi, chua miệng
  • Ợ chua, đầy hơi
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Nước tiểu có màu sẫm kéo dài
  • Da khô và nổi nhiều mụn nhọt
  • Mất ngủ
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Căng thẳng thần kinh.
Có cảm giác nóng rát và đau thượng vị
Nóng rát và đau thượng vị, ợ chua, đầy hơi, miệng có mùi hôi, chua miệng… là những triệu chứng thường gặp khi bị dư axit dạ dày

Dư axit dạ dày có nguy hiểm không?

Chức năng dạ dày sẽ bị phá hủy nếu tăng tiết và dư thừa axit dạ dày, đồng thời làm bào mòn những cơ quan trong hệ tiêu hóa và thành dạ dày.

Lâu ngày, axit dạ dày sẽ tác động nhiều đến niêm mạc dạ dày và làm tổn thương sâu hơn, từ đó gây ra những bệnh lý sau:

  • Đau dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
  • Một số biến chứng khác: Suy giảm hoặc mất sức đề kháng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh mãn tính xuất hiện như ung thư, loãng xương, bệnh gút, sỏi thận, bệnh về gan, béo phì, bệnh về mật…

Cảnh báo: Dư thừa axit dạ dày khi mang thai có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm

Dư axit dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường tình trạng dư thừa axit dạ dày sẽ được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng (chủ yếu), tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe.

Trong trường hợp các biểu hiện không rõ ràng hoặc có nghi ngừa thừa axit dạ dày do Helicobacter Pylori hay xuất hiện một số biến chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh và có hướng điều trị đúng đắn hơn.

Phương pháp điều trị dư axit dạ dày

Dư axit dạ dày được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

1. Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày

Để ổn định nồng độ axit dạ dày, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày với liều lượng thích hợp.

  • Thuốc làm tăng nồng độ pH và giúp trung hòa lượng axit dư thừa đang được sử dụng phổ biến gồm: Alusi, Maalox, Gastropulgite…
  • Thuốc làm giảm tiết axit dạ dày, hạn chế tác động xấu và những tổn thương của axit lên niêm mạc dạ dày gồm: Cimetidin, Lansoprazol, Ranitidin, Omeprazol…
Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày
Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày giúp làm tăng nồng độ pH và trung hòa lượng axit dư thừa

Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày để tránh phát sinh những tác dụng ngoại ý.

Tham khảo thêm: Các thuốc trung hòa axit dạ dày hiệu quả nhất [MỚI CẬP NHẬT]

2. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Để cải thiện tốt tình trạng dư axit dạ dày và phòng ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn, người bệnh cần chú ý thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

  • Ăn uống điều độ, không bỏ bữa và nên ăn tối đúng giờ.
  • Cần tránh ăn quá no trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn những món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng hoặc có vị chua như ớt, các loại dưa chua, giấm…
  • Tránh để cơ thể quá đói; Nên ăn chậm và nhai kỹ.
  • Tránh sử dụng nước ngọt có gas, rượu bia và những loại đồ uống chứa chất kích thích khác.
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Trung hòa nồng độ axit bằng cách thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Không thức khuya, nên ngủ đủ giấc.
  • Lạc quan, suy nghĩ tích cực, luôn giữ tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng.
  • Tăng cường vận động với những bài tập có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ…

3. Bổ sung những loại thực phẩm giúp giảm axit dạ dày

Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và dạ dày có thể kể đến như:

  • Rau lá xanh: Những loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn…
  • Tỏi: Trong tỏi chứa allicin với hàm lượng cao. Hoạt chất này có tác dụng giảm sự hình thành của axit và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Dưa hấu: Mỗi ngày uống một ly nước ép dưa hấu hoặc ăn vài lát dưa hấu sẽ giúp giảm tiết axit dạ dày.
  • Chuối: Nhờ có tính kiềm, chuối được đánh giá là một loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit dạ dày.
  • Thực phẩm khác: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, hạt hạnh nhân, quả óc chó, thịt gia cầm, ổi, táo, bí xanh…
Bổ sung những loại thực phẩm giúp gảm axit dạ dày
Bổ sung thực phẩm giúp giảm axit dạ dày như rau lá xanh cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, hạt hạnh nhân, quả óc chó…

Đừng bỏ qua: Giải pháp trung hòa axit trong dạ dày qua những món ăn và đồ uống

4. Biện pháp làm giảm axit dạ dày từ nguyên liệu thiên nhiên

Một số loại thảo dược thiên nhiên dưới đây có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và chống viêm mà không cần phải sử dụng thuốc.

  • Củ gừng

Những thành phần học được tìm thấy trong gừng có khả năng kháng viêm, trung hòa axit dạ dày và trào ngược dạ dày do dư axit. Để điều trị dư axit dạ dày, người bệnh nên uống trà gừng ấm vào mỗi bữa sáng hoặc ăn từ 2 đến 3 lát gừng tươi mỗi ngày.

  • Mật ong nguyên chất

Trong mật ong nguyên chất chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó vitamin E, vitamin C cùng các khoáng chất như kali, kẽm và canxi có hàm lượng cao nhất giúp giảm sản xuất axit, cân bằng độ pH trong dạ dày.

Mật ong nguyên chất
Mật ong nguyên chất có tác dụng làm giảm tăng tiết axit, cân bằng độ pH trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc

Người bệnh có thể sử dụng mật ong kết hợp với nghệ để cải thiện tình trạng bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa dư axit dạ dày

Để phòng ngừa tình trạng dư axit dạ dày, bạn cần:

  • Tránh ăn những món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, có vị chua, thực phẩm giàu chất béo.
  • Ăn uống điều độ, không bỏ bữa và nên ăn tối đúng giờ.
  • Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ để tránh làm tăng áp lực lên dạ dày và tăng tiết axit.
  • Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, rượu bia đồ uống chứa chất kích thích và cồn
  • Ăn uống lành mạnh và đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá béo, thực phẩm giàu protein.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về hiện tượng dư axit dạ dày và biết cách điều trị hiệu quả nhất. Nếu chưa tìm được giải pháp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Mách mẹ cách giảm axit dạ dày khi mang thai khá hữu hiệu
  • Bị Dư Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì, Tránh Gì Trung Hòa Tốt?

Từ khóa » Cách Làm Giảm Axit Trong Dạ Dày