Dự Báo Tác động Của Biến đổi Khí Hậu đến Vùng Bắc Trung Bộ Giai ...

Thực trạng biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung bộ

Tăng nhiệt độ trong giai đoạn 1980-2017

Qua phân tích số liệu khí tượng của các trạm khí tượng thuộc khu vực Bắc Trung bộ, diễn biến nhiệt độ khu vực trong giai đoạn biểu hiện như sau:

Hình 1. Nhiệt độ trung bình tháng 1 vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 1980-2013

Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016 - 2030

Nhiệt độ trung bình các tháng chính đông: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng chính đông ở Bắc Trung bộ từ 1981-2017 nhìn chung có xu hướng tăng trên toàn khu vực, trừ một số vùng núi như: Hồi Xuân - Thanh Hóa, Tương Dương - Nghệ An và Hương Sơn, Vũ Quang - Hà Tĩnh. Không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối tháng tháng 8 đã xuất hiện), số đợt nhiều hơn, cường độ không mạnh như nhiều năm trước đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm, rét hại kéo dài mang tính lịch sử như các năm 2009, 2010, 2011, 2016. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng từ 12 - 14oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đạt 5 - 7oC.

Nhiệt độ các tháng chính hè: Nhiệt độ trung bình các tháng chính hè ở Bắc Trung bộ có xu thế tăng. Nhiệt độ trung bình tháng 6,7 thời gian gần đây hầu hết đều xấp xỉ từ 28- 300C, có nơi trên 300C. Tháng 7/2006 nhiệt độ trung bình đạt 31,60C; tháng 5,6,7 năm 2010 số ngày có nhiệt độ từ 33- 350C đều vượt quá 15 ngày, riêng tháng 6 có đến 62-80 ngày, tất cả các địa phương trên toàn khu vực đều có nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối từ 41- 420C. Số ngày nóng và tháng có nắng nóng tăng lên đáng kể.

Giảm lượng mưa trong giai đoạn 1980-2017

Từ số liệu của các trạm khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung bộ, so sánh lượng mưa trung bình năm giữa các thập niên với lượng mưa cả thời kỳ từ 1981 đến 2017, ta thấy rằng lượng mưa trung bình năm ở tất cả các tỉnh có xu thế chung là giảm dần qua các thập niên gần đây. Điển hình là tại Quảng Trị lượng mưa trung bình năm các thập niên lần lượt là 2691.0 mm; 2617,9 mm và 2301.1 mm.

Biến đổi của lượng mưa trung bình năm qua các thập niên (mm)

Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016 - 2030

Dự báo BĐKH giai đoạn 2016-2030 cho khu vực Bắc Trung bộ

Theo kịch bản BĐKH và mực nước biển dâng năm 2016 của Bộ TNMT giai đoạn 2016-2035 thì nhiệt độ trung bình mùa Đông và mùa Xuân các tỉnh vùng Bắc Trung bộ đều tăng trung bình 0,6 hoặc 0,70C, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng từ 0,7 hoặc 0,80C. Lượng mưa trung bình mùa Đông các tỉnh vùng Bắc Trung bộ đều tăng trung bình từ 7,8 hoặc 12,8 mm, lượng mưa trung bình mùa Hè tăng từ 2,0 hoặc 21,1 mm. Do ảnh hưởng của BĐKH, các vùng đất vùng trũng của sáu tỉnh Bắc Trung bộ có nguy cơ bị ngập lụt, trong đó Thừa Thiên Huế có nguy cơ bị ngập nhiều nhất, mất 7,69% diện tích đất tự nhiên.

Dự báo tác động của BĐKH đến Vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2016-2030

Tác động đến nuôi trồng thủy sản: Theo điều tra, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu” (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012) thì vùng Trung bộ có diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương lên tới 200 ha. Giai đoạn 2012 - 2015, diện tích đất nuôi trồng thủy sản dễ bị tổn thương là trên 31.000 ha; cũng trong giai đoạn này diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thương trung bình là 160.000 ha. Đến năm 2020, diện tích đất nuôi trồng thủy sản rất dễ bị tổn thương là 30.357 ha. Con số này sẽ là khoảng 40.567 ha vào năm 2030.

Tác động đến ngành du lịch: Du lịch là một trong các thế mạnh của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Thời tiết thất thường diễn ra trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm khiến cho các điểm du lịch thường lâm vào tình trạng vắng khách, nhiều tour du lịch đã phải trì hoãn hoặc chấm dứt do mưa bão. Nhiều công trình, di tích, danh lam thắng cảnh của nhiều địa phương trong vùng cũng bị tàn phá nghiêm trọng. Các công trình, di tích văn hóa của vùng cũng đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy do bão lũ.

Tác động đến sinh kế người dân: Vùng Bắc Trung bộ là vùng có tỷ lệ các hộ nghèo đứng thứ ba cả nước. Thiên tai, BĐKH sẽ tác động đến nơi cư trú và sinh kế của người dân tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất, xói lở. Do người dân trong vùng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác thủy hải sản ven biển nên đời sống của người dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào biển và điều kiện thời tiết. Những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết đối với sinh kế người dân làm việc trong lĩnh vực nông - ngư nghiệp sẽ làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo và cản trở công cuộc xóa đói giảm nghèo của toàn vùng.

Tác động đến tài nguyên đất: Vùng Bắc Trung bộ thường xảy ra các quá trình ngoại sinh rất mãnh liệt như: xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, mặn hóa do triều lấn,... đã làm cho hiện tượng hoang mạc hóa diễn ra khắc nghiệt nhất trong tất cả các vùng trên cả nước, đặc biệt là ở hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Quá trình hoang mạc hóa ở Quảng Bình và Quảng Trị diễn ra phức tạp do thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt 700 mm, khiến cho những vùng cát trắng có nguy cơ lan rộng.

Tác động đến đa dạng sinh học: Là khu vực ven biển với đường bờ biển kéo dài, khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có HST ven biển đa dạng, rất thuận lợi để khai thác thủy, hải sản với chủng loại đa dạng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, hệ sinh thái ven biển miền Trung đang phải chịu những nguy hại nặng nề do tác động của thiên tai và BĐKH. Nghiên cứu trường hợp với hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho thấy tác động nghiêm trọng của BĐKH đối với sinh thái của vùng: 1) Sự xuất hiện của nhiều đợt nắng nóng bất thường trong mùa khô làm cho mực nước trong đầm phá thấp hơn mực nước biển. Khi triều cao, nước biển chảy vào đầm phá làm tăng nồng độ muối trong đầm kết hợp với tình trạng nước biển dâng gây ảnh hưởng đến môi trường sống, thức ăn của các loài thủy sinh; 2) Lũ lụt trên diện rộng làm tăng lượng nước ngọt đổ vào đầm phá gây giảm nồng độ muối khiến một số loài thủy sinh vùng nước lợ (đặc biệt là loài nhuyễn thể vỏ kép như ngao, sò…) có thể chết hàng loạt.

Kết luận

Biến đổi khí hậu có xu thế tăng nhiệt độ và tăng lượng mưa trong giai đoạn 2016-2030 ở khu vực Bắc Trung bộ, trái ngược với hiện trạng giảm lượng mưa ở giai đoạn hiện tại. Việc tăng lượng mưa và tăng nhiệt độ làm cho khu vực Bắc Trung bộ bị tác động nhiều đến sinh kế người dân, làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo. Bên cạnh đó BĐKH làm suy giảm TNĐ, ĐDSH.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ TN&MT. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Hà Nội, 12/2008.

[2]. Số liệu quan trắc khí tượng của các trạm khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ

[3]. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016.

[4]. Lê Thị Diễm Kiều, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Tăng cường quản lý HST vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và phát triển sinh kế bền vững nhằm ứng phó với BĐKH, Báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí Toàn quốc lần thứ 8.

TRẦN THỊ THANH HUYỀN, NGUYỄN THỊ THẢO

NGUYỄN VĂN VINH, MAI VĂN THÔNG, NGUYỄN THỊ HẰNG

Phân hiệu Trường Đại học TN&MT Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

Từ khóa » Khí Hậu Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ