VÙNG DU LỊCH Bắc TRUNG Bộ - 123doc

Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng du lịch với 5 di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận, 3 di tích đặc biệt cấp quốc gia cùng 536 di tích cấp quốc gia khác, đặc biệt có nhiều

Trang 1

MỤC LỤC

1 Khái quát chung

Vùng Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, là cầu nối giữa hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước (Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh) Vùng du lịch này gồm 6 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương : Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

Vùng Bắc Trung Bộ có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài 1.294 km với các cửa khẩu tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào và các nước Đông Nam á trên lục địa

Bắc Trung Bộ nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, giữa một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông mênh mông Với đường bờ biển dài cùng nhiều cửa khẩu giáp với Lào, khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực trên hành lang Đông - Tây

Đây là một mãnh đất biến động theo suốt chiều dài lịch sử, có lẻ không một mãnh đất nào trên đất nước ta lại có nhiều nét tưởng phản sâu sắc và fat được nhiều cực trị như vùng này cả về tự nhiên, Kinh tế xã hội và cả về lịch sử

Trang 2

2 Ti m năng du l ch ề ị

2.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên

2.1.1 Địa hình

Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình) Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng

ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân

2.1.2 Khí hậu

Trang 3

Khí hậu Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu bắc bộ vẫn có mùa đông lạnh nhưng ngắn hơn ( 90 ngày ) Nhiệt độ thường cao hơn vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 1-2 độ C Nhiệt độ trung bình năm là 23-25 độ C, Tổng lượng nhiệt 8200- 9200 độ C , Số giờ nắng 1.460- 1.920 giờ Tổng lượng mưa lớn 1.500-2.500mm/năm Vùng mưa nhiều nhất là Huế Độ ẩm không khí từ 83-78 % Diễn biến của khí hậu trong năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc Bộ Điều kiện khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

2.1.3 Nguồn nước

Mạng lưới thủy văn của vùng du lịch bắc trung bố khá phát triển với mật độ 0,5- 1km/km2 gồm các con sông bắt nguồn từ trường sơn đông đổ ra biển , chúng có đặc trưng chung đó là ngắn và dốc lưu lượng nhỏ, phù sa ít và có lũ mùa vào mùa đông

Các con sông chính ở vùng Bắc Trung Bộ là sông Giang, sông nhật lệ và sông hương

- Tài nguyên biển:

Bắc Trung Bộ có bờ biển dài 670km với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng để phục vụ cho vận tải đánh bắt như là Nghi Sơn, Thanh Hóa, Cửa Lò, Cửa Hội Nghệ An…Biển có nhiều tôm cá, 30 đến 40 loài cá kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn có khả năng khai thác 270.000 tấn trong đó cá nổi

52 đến 58%, chiếm 20 – 27% trữ lượng khai thác của cả nước Riêng tôm cũng có 30 loài tôm: tôm he khả năng khai thác hằng năm 3.300 tấn, tôm hùm 350-400 tấn, mực 5.000 tấn, ven biển với 30.000ha nước lợ cửa sông, Đầm Phá có khả năng nuôi trồng

Trang 4

- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng mà nổi bật là một số loại có tỷ trọng lớn so với các vùng khác So với cả nước Bắc Trung Bộ chiếm 100% trữ lượng cromit 60% trữ lượng sắt 44% trữ lượng đá vôi Một số khoáng sản có ý nghĩa quốc gia của vùng như đá vôi có ở hầu hết các tỉnh 37,8 tỷ tấn (44 %), quặng sắt ( thạch khê- Hà Tĩnh ) : 554 triệu tấn chiếm 60%, cromit (Thanh Hóa) khoảng 3,2 triệu tấn, ngoài ra còn có măng-gan ở Nghệ An, titan ở Phú Bài –Thừa Thiên Huế…nhưng quy mô nhỏ, phân bố phân tán Khoáng sản phi kim loại đáng kể là các mỏ đá quý như Hồng Ngọc, đất sét trắng ở Quảng Bình, cát xây dựng, cát thủy tinh ở ven biển ven sông Khoáng sản năng lượng ít, chỉ có than với một số mỏ có trữ lượng lớn, phân bố tập trung là những thế mạnh góp phần không nhỏ vào việc hình thành các ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ

2.1.4 Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật tương đối phong phú và đa dạng Rừng có nhiều lâm sản quý hiếm nhất là vườn quốc gia bạch mã ( với hệ sinh thái rừng á nhiệt đới và một số loài đặc hữu nhữ trĩ sao vọc trà vá ) và phong nha kẻ bàng (hệ sinh thái rừng với các kiểu rừng miền trung, các loài đặc hữu mang giá trị lớn )

Biển của vùng có nhiều ngư trường lớn, là nguồn thực phẩm dồi dào, lắm cá nhiều tôm nhiều loại thủy hải sản có giá trị được du khách ưa chuộng

2.2 Tiềm năng du lịch nhân văn

2.2.1 Các di tích lịch sử văn hóa khảo cổ

Trang 5

Ngoài địa hình độc đáo, hệ sinh thái tương đối đa dạng tập trung nhiều vườ quốc gia, khu bải tồn thiên nhiên Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng du lịch với 5 di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận, 3 di tích đặc biệt cấp quốc gia cùng 536 di tích cấp quốc gia khác, đặc biệt có nhiều di tích lịch sử cách mạng có giá trị như Khe Gát, Hang Tám thanh niên xung phong, Thành cổ Quảng Trị, Sông Bến Hải- Cầu Hiền Lương, Đường 9 – khe sanh, Đường mòn Hồ Chí Minh, Chiến khu dương hòa huyện Dương Trà và Chiến khu hòa mỹ huyện phong điền, Địa đạp khu úy Trị Thiên… Nổi bật nhất là hệ thống di tích chiến tranh đồ sộ và độc đáo ở Quảng Trị, với nhiều di tích đặc biệt quan trọng làm nền tảng sinh động về chiến tranh Với nhiều du khách quốc tế đến với quảng trị là để tìm hiểu và hồi tưởng về quá khứ Hệ thống di tích chiến tranh cùng với các lễ hội cách mạng đặc sắc có giá trị tinh thần lớn lao góp phần phát triển loại hình du lịch tham quan hồi tưởng của vùng Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ có nhiều di tích lịch sử văn hóa cách mạng có giá trị cho hoạt động du lịch nổi bật như : Thành cổ Nghệ An, Ngã Ba Đồng Lộc, Khu di tích thường niệm Nguyễn Du, thành Đồng Hới, Thành Cham Pa Ninh viễn, Thành quách thời Trịnh- Nguyễn, Cầu Tràng Tiền, Chùa Báo Quốc, ,…

Đặc biệt các hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như toàn vùng nói chung

là đối tượng thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan

Ở Bắc Trung Bộ cũng được phát hiện nhiều di tích khảo cổ như : di tích văn hóa núi đọ, di tích khảo cổ Đông Sơn, Di tích khảo cổ Quỳnh Văn ( Quỳnh lưu ), di tích khảo cổ văn hóa Đa Bút, …

Vùng Bắc Trung Bộ đặc biệt là Thừa Thiên Huế có nhiều công trình kiến trsc

có giá trị nổi bật là nhà vườn Huế và vườn cổ Phước Tích

Trang 6

Bắc Trung Bộ không có nhiều khu di tích văn hóa tín ngưỡng như đền chùa so Đồng Bằng Sông Hồng , tuy nhiên tại đây cũng có nhiefu công trình có giá trị như chùa Thiên Mụ ( Huế), Chùa Hương Tích ( Hà Tĩnh )…

Đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch hết sức có giá trị đối với du lịch Xu hướng xuất hành du lịch tâm linh về phía khu vực Bắc Trung Bộ của thị trường Hà Nội đã bước đầu xuất hiện và hứa hẹn mở ra một thị trường du lịch mới cho toàn vùng Mặc dù là khu vực có nhiều di tích lịch sử văn hóa khảo cổ có giá trị nhưng việc đưa các di tích phục vụ, khai thác du lịch còn chưa tốt do điều kiện cơ sở

hạ tầng thấp kém, tình trạng các di tích hiện nay đan bị xuống cấp mà không được các

cơ quan có trách nhiệm quan tâm thỏa đáng, không có biện pháp trùng tu tôn tạo hoặc

có trùng tu tôn tạo thì lại không đảm bảo được tính chân xác nguyên vẹn của di tích Ngoài những di tích lớn nổi tiếng còn lại đa số các di tích chưa được quan tâm đúng mức gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nói chung và hoạt động bảo vệ trùng tu tôn tạo các di tích nói riêng

2.2.2 Lễ hội văn hóa dân gian

Lễ hội : Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử là nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, là linh hồn cuat mỗi vùng, địa phương Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều di tích lịch sử gắn bó với nhiều lễ hội truyền thống Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn

về mặt lịch sử, văn hóa có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền Lễ hội

ở Bắc Trung Bộ rất phong phú và đa dạng mang nhiều màu sắc đặc trưng của từng tập tục, hình thành và phát triển theo 3 loại hình lễ hội sau:

a Lễ hội tín ngưỡng

Thường là tín ngưỡng dân gian thờ các thần thánh như thờ thánh Hoàng, thờ mẫu , thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp , lâm nghiệp, ngư nghiệp… Những lễ hội tiêu biểu như : lễ hội

Trang 7

b Các lễ hội văn hóa lịch sử

Thường gắn với các tưởng niệm các nhân vật lịch sử của dân tộc đã có công đấu tranh bảo vệ tổ quốc như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn ở thọ xuân – Thanh Hóa, huyện nghi lộc- Nghệ An Ngoài ra còn có lễ hội đền nguyễn xí : Lễ hội chùa Hương tích ở Hà Tĩnh: lễ hội đêm thành cổ Quảng Trị lễ hội trường sơn huyền thoại

c Lễ hội dân gian gắn với hoạt động vui chơi

Lễ hội đua thuyền truyền thống, lễ hội cầu ngư, hội chơi chòi,lễ hội đập trống của ngườu Ma Coong: hội cướp cù, lễ hội truyền thống ngành ca nhạc Huế… Ngoài

ra các lễ hội truyền thống Festival Huế được tổ chức 2 năm một laafncuxng là một trong những hoạt dộng du lịch hết sức quan trọng và hấp dẫn của vùng bắc trung bộ cũng như cả nước

Ca nhạc

Bắc Trung Bộ là vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống với những làn điệu

ca múa nhạc vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lại vừa giàu sắc thái riêng Dải đất này là xứ sở của những làng điệu dân ca thiết tha trữ tình mang sắc thái dân gian như hò sông Mã, hát sầm xoan ( Thanh Hóa) : hát ví dặm , hát phường vãi ở Nghệ An , Hòa Khoang – Quảng Bình, nhạc lễ cổ truyền, các làn điệu dân ca của dân tộc Vân Kiều ( Quảng Trị ) các điệu hò ru con , hát Chào Văn ở Thừa Thiên Huế Đặc biệt là

có nhã nhạc Cung Đình Huế đã được UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Đây cũng chính là một trong những tài nguyên du lịch hấp dẫn, có giá trị của vùng Chính vì thế mà ngành du lịch của một số tỉnh Bắc Trung Bộ đã và đang đẩy mạnh khai thác đưa lễ hội truyền thống vào phục vụ du khách làm phong phú thêm hoạt động du lịch của du khách

Ẩm thực

Trang 8

Bắc Trung Bộ có những món ăn truyền thống dân giả mang đậm hồn quê và đặc trưng của vùng như nem chua Thanh Hóa , Cháo lương Nghệ An, Cu đơ- Hà Tĩnh, Bánh Canh – Quảng Bình, mè xững, các loại bánh xứ Huế….Đây là một trong đặc sản nổi tiếng của vùng mà bất cứ du khách nào đến thăm cũng phải thưởng thức

và mua về làm quà

2.2.3 Các bảo tàng

Vùng du lịch bắc trung bộ có một đặc trưng riêng mà các vùng khác ít có Đó

là sự hiện hữu của những khu di tích mà bản thân chúng đã là những bảo tàng sống như Cố Đô Huế, Đường mòn Hồ Chí Minh, Các làng dân tộc ở A Lưới, hay bảng tàng

tự nhiên như Vườn Quốc Gia Bạch Mã……

Ngoài ra vùng du lịch này còn nổi tiếng với bảo tàng chàm Nơi đây còn lưu giữ những tinh hoa đặc sắc nhất của nền nghệ thuật điêu khắc chàm

3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

3.1 Cơ sở hạ tầng

3.1.1 Giao thông vận tải

Vùng kinh tế Bắc Trung bộ nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (quốc lộ 7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An ) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma

Hệ thống giao thông của vùng nhìn chung thuận lợi cho hoạt động du lịch Đường sắt và đường bộ Bắc – Nam chạy dọc địa phận của vùng, vùng còn có quốc lộ

9 dài 89km từ cảng Cửa Việt đến cửa khẩu Lao Bảo Cửa khẩu Lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế vào năm 1993, thuận lợi cho du lịch quá cảnh với Lào,

Trang 9

Thái Lan Đường giao thông đến huyện lỵ của vùng đang được chú ý nâng cấp, đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng và quốc lộ 14 chạy dọc phía tây của vùng thuận tiện cho phát triển du lịch với các tỉnh Tây Nguyên

3.1.2 Hệ thống cung cấp điện nước cho vùng khó khăn

Các sông ở đây thường ngắn và dốc ( ít có giá trị về thủy điện ) than và dầu khí rất ít, Các tiềm năng thủy điện khác có nhưng chưa có điều kiện khai thác Điện ở vùng du lịch này chủ yếu là do nhà máy thủy điện Yaly, nhà máy thủy điện hòa và một số nhà máy điện khác cung cấp

Việc cấp nước ở các đô thị và các điểm du lịch quan trọng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu

3.1.3 Mạng lưới thông tin liên lạc bưu chính viễn thông vẫn còn trình độ thấp trừ một số thành phố lớn

3.2 Vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của vùng hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách, có nhiều khách sạn, nhà hàng, nghỉ dưỡng có chất lượng cao Tp Huế, Tp Đà Nẵng, thị xã Hội An, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Nhật Lệ có nhiều khách sạn được xếp sao, nhiều nhà hàng sang trọng đáp ứng nhu cầu dịch vụ có chất lượng cao, đa dạng của du khách

4 Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

4.1 Các sản phẩm du lịch đặc trưng

Trang 10

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan các di tích lịch sử kết hợp với du lịch biển, hang động và quá cảnh

- Một số sản phẩm có thể khai thác bao gồm :

+ Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới truyền thống : di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế

+ Tham quan nghiên cứu các di tích thời kì kháng chiến chống Mỹ

+ Tham quan Vườn Quốc Gia, khu dự trữ thiên nhiên

+ Nghĩ dưỡng, giải trí ở các cảnh quan ven biển, hồ, núi và hang động

+ Các hình thức du lịch biển ( ven biển, hải sản )

4.2 Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

- Các khu vực tập trung nhiều di sản văn hóa truyền thống

+ Di sản văn hóa thời Nguyễn tập trung ở Huế và các tỉnh lân cận : Cấm thành, khu lăng tẩm, Cảnh quan, tài nguyên nước khoáng quanh Huế và các di tích dọc sông

ở Hương

+ Di sản văn hóa chàm như thành cổ Quảng Trị, Đồng Hới

+ Di sản văn hóa các dân tộc ít người ở huyện vùng cao như A Lưới, khu công giáo Lă Văng ( Hải Lăng- Quảng Trị )

- Các khu cảnh quan nghĩ dưỡng và giải trí vùng sông hồ : Phá Tam Giang, đầm cầu Hai ( Thừa Thiên Huế), Sông Hương ( Huế)

+ Cảnh quan nghĩ dưỡng vùng núi: Bạch Mã ( Huế)

Trang 11

+ Cảnh quan núi đá, hang động : Động Phong Nha- Quảng Bình động lớn nhất

ở Việt Nam

- Khu vực tập trung nhiều di tích thời kì kháng chiến chống mỹ cứu nước :

+ Cụm vĩnh Mốc – Hiền Lương ( quảng trị) địa đạo, di tích ở ranh giới tạm thời bị chia cắt giữa 2 miền đất nước trên sông Bến Hải thời kì chống Mỹ

+ Cụm quốc lộ 9 : Cửa việt, sân bay Ái Tử, Cam lộ ( Quảng Trị )

+ Cầu Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị, Cửa thuận An

+ Sân bay : Phú bài ( Huế)

- Thành phố cổ: Huế là thành phố có cảnh quan bố cục hài hòa, có hệ thông di tích thời Nguyễn

4.3 Các trung tâm lưu trú chủ yếu

Do yêu cầu của việc liên kết trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch giữa Thừa thiên Huế, trung tâm lưu trú chính là Huế

Sau khi sân bay Phú Bài được mở rộng, sử dụng thường xuyên thì trung tâm phụ sẽ là Đông Hà, bởi vì đây là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng nối đường số

9 với đường xuyên Việt và Lao Bảo

5 Các điểm du lịch tiêu biểu

5.1 Bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa

Sầm Sơn là bãi biển chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường

Lệ, là bãi biển nổi tiếng nhất của Thanh Hóa với bãi cát vàng, làn nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất tốt cho sức khoẻ con người Ngoài bãi tắm đẹp, thiên

Từ khóa » Khí Hậu Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ