Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam - Làng Văn Hóa
Có thể bạn quan tâm
(LVH) - Là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam, cùng với hoạt động thường xuyên giới thiệu bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc tại đây, đã góp phần đưa Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành “địa chỉ đỏ” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm dưới chân núi Ba Vì với địa hình bán sơn địa có đồi núi, thung lũng và bao quanh là mặt nước hồ Đồng Mô. Với diện tích 1.544ha, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam gồm 7 Khu chức năng, trong đó, Khu các làng dân tộc được coi là “linh hồn” và “trái tim” của Làng, với việc tái hiện không gian văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam, gồm 4 cụm làng: Cụm làng I, tái hiện lại không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Cụm làng II, tái hiện không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn, Tây Nguyên; Cụm làng III, tái hiện không gian văn hóa của 4 dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru và Chơ Ro; Cụm làng IV, tái hiện không gian văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu. Đây được xem là địa điểm lý tưởng cho du khách chiêm ngưỡng những ngôi nhà truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc cũng như tìm hiểu về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Từ cuối năm 2015, hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã có sự chuyển biến sâu sắc, thực hiện chủ trương “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, Ban Quản lý Làng đã phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động theo hình thức luân phiên đồng bào các dân tộc về tham gia hoạt động, tính đến nay đã có hàng nghìn lượt đồng bào của 16 dân tộc luân phiên về tham gia hoạt động thường xuyên tại đây, gồm các dân tộc: Tày, Dao, Mông, Nùng, Thái, Mường, Khơ Mú, Ơ Đu, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer đến từ các tỉnh, thành phố Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng,…
Hoạt động thường xuyên của các nhóm đồng bào trong những năm qua đã tạo bước chuyển tích cực trong hoạt động văn hóa - du lịch tại “Ngôi nhà chung”. Đồng bào về đây đã góp phần tạo sự sinh động, sức sống, màu sắc và nét riêng có cho ngôi làng, đồng bào hội tụ về Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc qua các hoạt động được tái hiện tại không gian văn hóa của đồng bào tại Làng, góp phần tích cực trong việc thu hút du khách đến với “Ngôi nhà chung”.
Tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là sự kết hợp giữa cảnh quan, không gian kiến trúc văn hóa đặc trưng của từng ngôi làng cùng với các hoạt động hàng ngày, hàng tháng, theo sự kiện, các ngày lễ lớn…tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc, phong tục tập quán, ẩm thực dân gian, dân ca dân vũ… du khách không phải đi đâu xa mà chỉ cần đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là có thể trải nghiệm văn hóa riêng có của mỗi dân tộc từ khắp các vùng miền Tổ quốc. Thông qua đó, lan tỏa tới du khách thêm yêu văn hóa dân tộc, ý thức bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Đó cũng chính là nét độc đáo, đặc thù làm nên sức hút của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, để mỗi khi đến đây du khách như được tìm về cội nguồn của văn hóa truyền thống.
Bước chuyển biến của Làng với hoạt động thường xuyên của cộng đồng các dân tộc, góp phần thu hút đông đảo khách du khách đến tham quan. Lượng khách đến Làng ngày càng tăng theo từng năm, từ 250.000 lượt khách năm 2015 tăng lên khoảng 500.000 lượt khách du lịch tăng 200% đạt vượt mức 167% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2016; Năm 2017 triển khai việc thu phí tham quan đã đón tiếp và phục vụ 400.000 lượt khách vượt hơn 33% kế hoạch đề ra năm 2017; Năm 2018 đón tiếp 550.000 lượt khách; Năm 2019 đón tiếp 500.000 lượt khách; Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng khách đón tiếp khoảng 170.000 lượt.
Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thời gian này, đồng bào luôn giành thời gian trau chuốt lại không gian cảnh quan của làng dân tộc mình, chuẩn bị tập luyện các tiết mục dân ca dân vũ, những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình,…để phục vụ và giới thiệu tới du khách khi dịch bệnh được kiểm soát và Làng mở cửa đón khách trở lại.
Sống cùng nhau dưới một “Ngôi nhà cung” là dịp cộng đồng các dân tộc học hỏi những cái hay, cái đẹp, tìm hiểu văn hóa lẫn nhau và cùng chung mục đích bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống, quảng bá, giới thiệu bản sắc đó đến với đông đảo du khách tham quan trong nước và quốc tế, điều đó càng làm cho tình cảm của các dân tộc thêm gần gũi, xích lại gần nhau, góp phần làm cho không gian nơi đây thêm phần sinh động, nơi đa sắc màu văn hóa giao lưu, hội tụ và tỏa sáng. Sự hiện diện và những hoạt động đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc đến từ ba miền Bắc-Trung-Nam tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt trong những năm qua đã từng bước góp phần xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành “địa chỉ đỏ” của 54 dân tộc anh em.
Hải Yến
Từ khóa » đặc điểm Chung Của 54 Dân Tộc Anh Em
-
Đôi Nét Về 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Đặc điểm Của Dân Tộc Việt Nam Hiện Nay - Luật Hoàng Phi
-
'Ngôi Nhà Chung' Của 54 Dân Tộc Anh Em | Du Lịch
-
Đôi Nét Về Cộng đồng Các Dân Tộc Việt Nam
-
ĐẠI GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
-
HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG 54 DÂN TỘC VIỆT NAM
-
Ngôi Nhà Chung Của 54 Dân Tộc Việt Nam
-
[PDF] Nước Ta Hiện Có 54 Dân Tộc Anh Em, Mỗi Dân Tộc đều Có Một Nền Văn ...
-
ĐẶC ĐIỂM CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM - ĐẶNG MINH SANG
-
Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam | Open Development Vietnam
-
Những đặc điểm Cơ Bản, Tình Hình Dân Tộc ở Việt Nam - Luận Văn A-Z
-
Dân Tộc Là Gì? Đặc điểm Các Dân Tộc ở Việt Nam Hiện Nay
-
Việt Nam – Ðất Nước đa Dân Tộc, đa Văn Hóa - Welcome To IVCE
-
54 Dân Tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn Kết, Hội Nhập, Phát Triển