Du Lịch Cộng đồng - Xu Hướng Du Lịch ở Việt Nam Năm 2021

Dưới sự tác động của COVID19, mọi người khắp nơi trên thế giới đang quay trở lại những giá trị du lịch cốt lõi và tìm lại sự an toàn khi đi du lịch

Nội dung chính

  • 1. Du lịch cộng đồng là gì?
  • 2. Các loại hình du lịch cộng đồng phổ biến
    • 2.1. Du lịch sinh thái
    • 2.2. Du lịch văn hóa
    • 2.3. Du lịch nông nghiệp
    • 2.4. Du lịch làng
    • 2.5. Du lịch dân tộc, bản địa
  • 3. Ý nghĩa của du lịch cộng đồng
      • Giải quyết việc làm cho dân tại địa phương
  • 4. Những điểm đến du lịch cộng đồng ở Việt Nam
    • 4.1. Bản Lác – Mai Châu
    • 4.2. Nậm Đăm – Hà Giang
    • 4.3. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long
    • 4.4. Khu vực Tây Nguyên

Khách du lịch quan tâm hơn đến việc phải sống trách nhiệm với các tài nguyên thiên nhiên và những giá trị được tạo hóa ban sẵn. Sự kết hợp hài hòa giữa các bản sắc thiên nhiên, văn hóa cộng đồng và sự quản lý của chính phủ sẽ thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Với mục đích và giá trị vốn có, du lịch cộng đồng xứng đáng là trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua. Cùng Vntrip tìm hiểu rõ hơn về loại hình du lịch đặc biệt này nhé!

1. Du lịch cộng đồng là gì?

Du lịch cộng đồng thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, hay nói cách khác đây là loại hình du lịch trong đó cộng đồng địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Loại hình này được phát triển trên cơ sở văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

Du lịch cộng đồng sẽ là xu hướng trong năm 2021. Hình: Nguyễn Hoàng Anh Minh

Du lịch cộng đồng sẽ là xu hướng trong năm 2021. Hình: Nguyễn Hoàng Anh Minh

Ở đây, người dân địa phương sẽ mời du khách đến cộng đồng của mình, cung cấp chỗ ở cho họ và tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương, giúp du khách khám phá và tìm hiểu về các giá trị truyền thống khác của mình. Song song với đó, họ có thể kiếm thu nhập với tư cách là người quản lý đất đai, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc nhân viên. Hơn nữa, nguồn thu từ chi tiêu của khách du lịch cũng sẽ được sử dụng để mang lại lợi ích cho cộng đồng trong việc bảo tồn tài nguyên và di sản bên cạnh việc giúp đỡ cư dân địa phương duy trì cuộc sống đơn thuần.

Du lịch cộng đồng là cơ hội để du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường. Hình: Hoàng Linh Hà

Du lịch cộng đồng là cơ hội để du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường. Hình: Hoàng Linh Hà

Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân bản địa với giá trị về tinh thần và vật chất vượt xa những loại hình du lịch thông thường.

2. Các loại hình du lịch cộng đồng phổ biến

2.1. Du lịch sinh thái

Đây là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Du khách tham quan sẽ tìm hiểu về nét bản sắc văn hóa và xã hội của địa phương đồng thời quan tâm tới vấn đề môi trường tại đây.

Du lịch sinh thái. Hình: Chu Hải Yến

Du lịch sinh thái. Hình: Chu Hải Yến

2.2. Du lịch văn hóa

Đây là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Các yếu tố văn hóa thu hút khách du lịch đó là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, những kiến trúc, nghệ thuật và các sản phẩm văn hóa khác,…

Du lịch văn hóa. Hình: Sưu tầm

Du lịch văn hóa. Hình: Sưu tầm

2.3. Du lịch nông nghiệp

Đây là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đó chính là sự trải nghiệm du lịch tại những khu vực nông nghiệp, chẳng hạn như các vườn trồng cây ăn trái, trang trại kết hợp nông lâm, trang trại động vật… Chúng được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Du lịch nông nghiệp. Hình: Sưu tầm

Du lịch nông nghiệp. Hình: Sưu tầm

2.4. Du lịch làng

Đây là hình thức du lịch mà các làng nông thôn thu hút được những lợi ích kinh tế thông qua việc khách du lịch trải nghiệm về những hoạt động trong cuộc sống thôn bản. Khi đó dân làng sẽ cung cấp các dịch vụ về ăn, ở, nhà trọ dành cho những du khách có nhu cầu nghỉ ngơi qua đêm và nhà trọ chính là địa điểm kinh doanh du lịch.

Du lịch làng. Hình: Sưu tầm

Du lịch làng. Hình: Sưu tầm

2.5. Du lịch dân tộc, bản địa

Đây là hình thức du lịch mà đồng bào dân tộc thiểu số hay những người dân bản địa trực tiếp hoạt động trong du lịch, lấy những nét văn hóa bản địa đặc trưng vốn có của họ làm yếu tố không thể thiếu để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Du lịch bản địa. Hình: Sưu tầm

Du lịch bản địa. Hình: Sưu tầm

3. Ý nghĩa của du lịch cộng đồng

Đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững

Du lịch cộng đồng là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Du lịch cộng đồng giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du nhập.

Du lịch cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Hình: Sưu tầm

Du lịch cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Hình: Sưu tầm

Tạo mối quan hệ đặc biệt giữa địa phương và du khách

Với du lịch cộng đồng, du khách sẽ có được những trải nghiệm mang tính truyền cảm hứng về văn hóa và thiên nhiên dựa trên những khía cạnh đặc biệt trong cuộc sống của dân địa phương – những điều các thành viên cộng đồng cảm thấy tự hào và thoải mái khi chia sẻ với du khách. Lúc này, tất cả mọi người đều có được những lợi ích nhất định: người dân địa phương và doanh nghiệp được hỗ trợ để phát triển hơn nữa nhờ du khách, du khách trở về nhà sau chuyến đi trong hài lòng và cảm giác được gắn kết hơn

Giải quyết việc làm cho dân tại địa phương

Du lịch cộng đồng có thể giúp tái xây dựng sinh kế của người dân địa phương, hỗ trợ phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự cân bằng và tính bền vững về tài chính và xã hội. Điều này có nghĩa là với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng có thể đảm bảo một bước đột phá cho thành công du lịch trong tương lai.

Du lịch cộng đồng giúp cải thiện đời sống địa phương. Hình: Sưu tầm

Du lịch cộng đồng giúp cải thiện đời sống địa phương. Hình: Sưu tầm

4. Những điểm đến du lịch cộng đồng ở Việt Nam

4.1. Bản Lác – Mai Châu

Bản Lác ở Mai Châu là một trong những điểm đến du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất cả nước. Bản Lác là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Thái. Bản Lác có tuổi đời hơn 700 năm, là khu vực sinh sống của 100 hộ dân. Người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề làm nương, dệt thổ cầm và trồng lúa. Đến nay, Bản Lác được khách du lịch biết đến nhiều hơn bởi sự phát triển của nhiều dịch vụ du lịch độc đáo cùng với những homestay đạt chất lượng.

Du lịch cộng đồng ở bản Lác. Hình: Sưu tầm

Du lịch cộng đồng ở bản Lác. Hình: Sưu tầm

Mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác không chỉ ở cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ở con người nơi đây, bản sắc văn hóa cùng những món ăn ngon, đậm đà vị dân tộc. Đến với Bản Lác, bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon như xôi nếp nương, gà đồi mà còn được thưởng thức những màn biểu diễn văn nghệ của dân tộc H’mông, dân tộc Thái, trải nghiêm những hình thức giao lưu tập thể, đốt lửa trại…..vô cùng hào hứng và thú vị.

Bản Lác còn có nhiều điểm lưu trú chất lượng. Hình: Sưu tầm

Bản Lác còn có nhiều điểm lưu trú chất lượng. Hình: Sưu tầm

4.2. Nậm Đăm – Hà Giang

Nậm Đăm là một làng nhỏ của 51 hộ đồng bào dân tộc Dao nằm yên bình trong một thung lũng thơ mộng dưới chân núi đôi, trở thành một địa chỉ đã và đang trở thành điểm dùng chân lý thú của du khách khi đến với xã Quản Bạ trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.

Ngay từ đầu năm 2012, có nhiều dự án hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch thông qua việc xây dựng các tuyến trekking, tổ chức các tour, tuyến, điểm tham quan và nhà lưu trú homestay để thu hút du khách, đồng thời nâng cao kỹ năng dịch vụ tại Nậm Đăm để nơi đây có đủ điều kiện đón khách lưu trú tới thăm.

Những ngôi nhà trình tường độc đáo ở Nậm Đăm. Hình: Tuan Dao Manh

Những ngôi nhà trình tường độc đáo ở Nậm Đăm. Hình: Tuan Dao Manh

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, du khách có thể trải nghiệm những phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào. Khoác thử lên mình những bộ trang phục truyền thống của người Dao do chính tay những người phụ nữ trong làng thêu may thủ công hay đắm mình trong hương vị nước tắm thảo dược.

4.3. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Những năm gần đây, du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long thường lựa chọn những tour tuyến du lịch sinh thái cộng đồng, loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa.

Rừng tràm trà sư. Hình: Sưu tầm

Rừng tràm trà sư. Hình: Sưu tầm

Ngoài trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm…, các hộ dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn cung cấp dịch vụ homestay, tour du thuyền trên sông, thăm quan rừng tràm, săn cá bông lau, tắm bùn phù sa… Khách đến trải nghiệm được hướng dẫn nấu ăn, thu hoạch trái cây, tát mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc… và khám phá đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.

Chợ nổi. Hình: Sưu tầm

Chợ nổi. Hình: Sưu tầm

4.4. Khu vực Tây Nguyên

Tây Nguyên được xem là một địa điểm lý tưởng để phát triển du lịch cộng đồng bởi lẽ đây là nơi cư trú của 47 dân tộc khác nhau bao gồm cả nhóm dân tộc bản địa sinh sống lâu đời và nhóm dân tộc di cư từ nơi khác đến, họ là chủ nhân của nền văn hóa rất đặc sắc. Du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên, bạn sẽ được trải nghiệm sự đa dạng của sắc tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội… thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư bản địa, đặc biệt là chiêm ngưỡng kiến trúc truyền thống nhà sàn dài của đồng bào dân tộc Ê đê, M’nông…

Du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên. Hình: Sưu tầm

Du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên. Hình: Sưu tầm

Sẽ thật tuyệt vời biết bao, khi vừa có thể đi du lịch, vừa góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc đúng không nào? Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, hãy lựa chọn ngay điểm đến để trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng ngay thôi!

Từ khóa » đặc điểm Loại Hình Du Lịch Cộng đồng