Dự Thảo Nghị định Về Quản Trị Công Ty - Thời Báo Tài Chính Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, dự thảo nghị định khi được thông qua sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021, trong đó bổ sung nhiều quy định mới về thẩm quyền của đại hội cổ đông và thành viên hội đồng quản trị độc lập.
Quy định rõ hơn về thẩm quyền của đại hội cổ đông
Dự thảo Nghị định quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng đã bổ sung thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Đại diện Ban soạn thảo cho biết, để tránh trường hợp ĐHĐCĐ thực hiện ủy quyền toàn bộ các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ cho hội đồng quản trị (HĐQT) và tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp triển khai các kế hoạch đã được thông qua tại Nghị quyết ĐHĐCĐ cũ, trong khi nghị quyết ĐHĐCĐ mới không đề cập, nhất là trong việc phát hành cổ phiếu, Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung thêm nội dung về ĐHĐCĐ. Cụ thể là: ĐHĐCĐ có thẩm quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp; ĐHĐCĐ không giao cho HĐQT quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ gồm: Các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp; các hợp đồng, giao dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Doanh nghiệp.
Cụ thể, theo khoản 1, điều 148 Luật Doanh nghiệp, nghị quyết về nội dung sau được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, gồm: Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại. Cùng với đó là thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác; tổ chức lại, giải thể công ty; vấn đề khác do điều lệ công ty quy định.
Còn tại khoản 3 Điều 167 Luật Doanh nghiệp, ĐHĐCĐ chấp thuận hợp đồng, giao dịch sau: Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này; hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.
Dự thảo cũng nêu rõ, các nội dung nêu trên đã được thông qua tại các nghị quyết ĐHĐCĐ trước đó chưa được thực hiện hoặc đang thực hiện, HĐQT phải báo cáo ĐHĐCĐ tại kỳ họp thường niên gần nhất. Trường hợp có thay đổi nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT phải trình ĐHĐCĐ gần nhất thông qua trước khi thực hiện.
Lượng hóa thành viên độc lập trong hội đồng quản trị
Về thành phần HĐQT, dự thảo nghị định đã đưa nội dung “Cơ cấu HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và có xét yếu tố về giới; cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành” vào Điều lệ mẫu ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn. Đồng thời, dự thảo bỏ nội dung “Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của HĐQT” vì nội dung này đã được lượng hóa rất cụ thể tại khoản 2 Điều 10 dự thảo nghị định.
Theo đại diện Ban soạn thảo, qua thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng số công ty niêm yết đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập tại HOSE chiếm tỷ lệ 52,39% và tại HNX chiếm tỷ lệ 58,6%; tổng số công ty đăng ký giao dịch đảm bảo tối thiểu 1/5 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập chiếm tỷ lệ 58,52%.
Do vậy, “để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện quy định, Ban soạn thảo chỉnh sửa lại quy định về cơ cấu thành viên độc lập HĐQT của công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn chưa niêm yết thành: Có tối thiểu 1, 2, 3 thành viên độc lập trong trường hợp tương ứng với công ty có số thành viên HĐQT từ 3 đến 5, từ 6 đến 8 và từ 9 đến 11 thành viên” – đại diện Ban soạn thảo cho hay.
Bên cạnh đó, dự thảo cơ bản giữ nguyên về quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP; tuy nhiên đã bổ sung thêm một số nội dung vào phần trách nhiệm của thành viên HĐQT. Ban soạn thảo cho biết, các nội dung bổ sung trong quy định này cũng là nội dung trong Bộ nguyên tắc Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất.
Qua thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng số công ty niêm yết đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập tại HOSE chiếm tỷ lệ 52,39% và tại HNX chiếm tỷ lệ 58,6%; tổng số công ty đăng ký giao dịch đảm bảo tối thiểu 1/5 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập chiếm tỷ lệ 58,52%. |
Duy Thái
Từ khóa » Thay Thế Nghị định 71/2017/nđ-cp
-
Đã Có Nghị định 155/2020/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Chứng Khoán ...
-
Nghị định 71/2017/NĐ-CP Hướng Dẫn Về Quản Trị Công Ty áp Dụng ...
-
Sơ Đồ Văn Bản 'Nghị định 71/2017/NĐ-CP'
-
Nghị định 71/2017/NĐ-CP Hướng Dẫn Quản Trị Công Ty đại Chúng
-
Nghị định 71/2017/NĐ-CP Hướng Dẫn Về Quản Trị Công Ty đại Chúng
-
HIỆU LỰC CỦA NGHỊ ĐỊNH 71/2017/NĐ-CP - CÔNG TY LUẬT ...
-
TỜ TRÌNH DỰ THẢO NĐ 71/2017/NĐ-CP VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ...
-
Dự Thảo Nghị định Về Quản Trị Công Ty - VCCI
-
Các Dự Thảo Nghị định Và Thông Tư Quy định Về Quản Trị áp Dụng Với ...
-
Dự Thảo Nghị định Về Quản Trị Công Ty - Bộ Tài Chính
-
Bộ Tài Chính Ban Hành Thông Tư Số 116/2020/TT-BTC ... - Chi Tiết Tin
-
Nghị định Số 155/2020/NĐ-CP Ngày 31/12/2020 Của Chính Phủ ...
-
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 71/2017/NĐ-CP ... - Tư Vấn Luật
-
Quản Trị Công Ty đối Với Công Ty đại Chúng - Tư Vấn Pháp Doanh ...