Đưa Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Cứu Trách Nhiệm? - Thư Viện Pháp Luật

homeTHƯ VIỆN BẢN ÁN
  1. Trang chủ
  2. Thư viện bản án
Tìm tin tức 20/02/2019 17:23Đưa hối lộ bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm?Người ta thường nói “ Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Thế nhưng, nó có phải là “tiền khôn” thật sự hay không thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp và từng người. Chuyện chi tiền để hối lộ cán bộ không còn quá xa lạ với xã hội hiện nay, nhưng không phải tất cả đều được trót lọt.

Điển hình như Bản án số 37/2017/HSST về tội đưa hối lộ của Tòa án nhân dân huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông xét xử sơ thẩm:

“Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 28/3/2017 tại: Thôn Q, xã Q, huyện Đ, Nguyễn Văn N đã đưa số tiền 5.000.000 đồng cho anh Phạm Văn A là Kiểm lâm viên thuộc Hạt kiểm lâm huyện Đ, Phó Ban lâm nghiệp xã Q, phụ trách Trạm kiểm lâm địa bàn liên xã Q để anh A không lập biên bản đối với hành vi lấn chiếm đất rừng trái phép của N. Anh A không đồng ý nhận tiền nên đã báo lực lượng Công an đến lập biên bản phạm tội quả tang đối với N.”

Hành vi Nguyễn Văn N đã phạm vào tội “Đưa hối lộ” quy định tại khoản 1 Điều 289 của Bộ luật hình sự

Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

Tuy nhiên, tương ứng hành vi phạm tội của bị cáo thì tại điểm a khoản 1 Điều 364 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định khung hình phạt cao nhất đến 03 năm tù, thấp hơn so với mức hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 289 của Bộ luật hình sự năm 1999 nên Hội đồng xét xử xét xử áp dụng khoản 1 Điều 364 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi quyết định hình phạt là có lợi cho bị cáo

Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Như vậy, hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm khi của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Đối với trường hợp đưa lợi ích phi vật chất, việc xác định giá trị của lợi ích không có tính bắt buộc. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Đồng tiền đi trước chưa hẳn là đồng tiền khôn mà còn mang lại một cái kết đáng buồn như bản án trên. Tội “ đưa hối lộ” tưởng chừng đơn giản nhưng mức án lại khá cao so với các hành vi phạm tội khác. Vì thế, mỗi người cần phải tỉnh táo xử lý vấn đề và bỏ đi suy nghĩ về việc "đưa hối lộ". Thanh Ngân 18797Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]Từ khóa: Đưa hối lộ bao nhiêu | thì bị truy cứu trách nhiệm? | hối lộ tiền | tham nhũng |Tìm kiếm văn bản

  • Xem toàn bộ văn bản về Đưa hối lộ bao nhiêu
Không tìm thấy chủ đề

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MIỄN PHÍ ĐỂ

  • Khai thác +302.000 văn bản Pháp Luật
  • Nhận Email văn bản mới hàng tuần
  • Được hỗ trợ tra cứu trực tuyến
  • Tra cứu Mẫu hợp đồng, Bảng giá đất
  • ... và nhiều Tiện ích quan trọng khác
(028) 3930 3279 Hỗ trợ trực tuyến
0906 22 99 66 0838 22 99 66
Họ và tên:ÔngBàAnhChị
Tên Thành Viên:
Mật khẩu:
E-mail:
Điện thoại di động:
Thỏa Ước Dịch Vụ: Tôi đã đọc và đồng ý
Bạn đã là thành viên thì đăng nhập để sử dụng tiện ích
Tên Thành Viên:
Mật khẩu:
Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng FaceBook

Từ khóa » Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố