Hành Vi Nhận Hối Lộ Bị Phạt Tù Bao Nhiêu Năm? - Luật Sư 247
Có thể bạn quan tâm
Nhận, đưa hối lộ đều là hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi nhận hối lộ khác các hành vi vi phạm luật ở thể hiện đối tượng phạm tội ở đây là người có chức vụ lợi dụng quyền hạn của mình để tác động, giúp đỡ của người đưa hối lộ để nhận lại một lợi ích nào đó thường là tiền, nhà, đất…. Đây là hành vi thể hiện lối sống suy thoái về đạo đức của cán bộ; làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào bộ máy lãnh đạo của Nhà nước ta. Vậy theo quy định thì hành vi nhận hối lộ bị phạt tù bao nhiêu năm?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thế nào là hành vi nhận hối lộ?
Hành vi nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận; hoặc sẽ nhận lợi ích để làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Dựa vào tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa; để làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ; có thể là trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ
Đặc điểm của hành vi nhận hối lộ
Đối tượng phạm tội là người có chức vụ và có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Khung hình phạt cao nhất được áp dụng là tử hình; mức hình phạt thấp nhất là 02-07 năm tù giam
– Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
– Áp dụng cả với các đối tượng có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
– Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
– Nếu sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể không phải chịu thi hành án tử hình
Hành vi đưa hối lộ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 thì Tội đưa hối lộ bị xử phạt như sau:
Khung 1
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Khung 4
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Ngoài bị phạt tù theo các khung hình phạt trên; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài; công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác; thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc; nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác; thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự; và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Hành vi nhận hối lộ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015; thì tội nhận hối lộ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Thứ tư, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Thứ năm, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ sáu, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ?
- Môi giới hối lộ là gì? Quy định của pháp luật về môi giới hối lộ.
- Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi nhận hối lộ bị phạt tù bao nhiêu năm?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thế nào là chủ động khai báo trước khi bị phát giác ?Căn cứ Khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định như sau: “Chủ động khai báo trước khi bị phát giác” quy định tại khoản 7 Điều 364 và khoản 6 Điều 365 của Bộ luật Hình sự là trường hợp hành vi phạm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà mình thực hiện.
Thế nào là tham ô?Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 thì tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
Tham ô 1 tỷ đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội tham ô tài sản như sau:– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố?
-
Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố? Mức Phạt Hiện Nay Thế Nào?
-
Tội Nhận Hối Lộ Bị Phạt Bao Nhiêu Năm Tù Theo Bộ Luật Hình Sự ?
-
Đưa Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự
-
Nhận Hối Lộ Có Thể Bị Phạt Bao Nhiêu Năm Tù?
-
Đưa Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Cứu Trách Nhiệm? - Thư Viện Pháp Luật
-
Đưa, Nhận Hối Lộ Bị Xử Lý Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật
-
Tội Nhận Hối Lộ (điều 354) - Luật Hoàng Sa
-
Người Phạm Tội đưa, Nhận Hối Lộ Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào? - PLO
-
Tội 'Nhận Hối Lộ' Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Người Phạm Tội Tham ô Tài Sản Nộp Lại ít Nhất Ba Phần Tư Tài Sản Tham ...
-
[PDF] 1. Thời Hiệu Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật
-
Tội đưa Hối Lộ Là Gì Theo Quy định Bộ Luật Hình Sự?
-
Đưa Hối Lộ Có Phạm Tội Không? - Ngân Hàng Pháp Luật