Dừa Không đậu Trái, Nguyên Nhân, Biên Pháp Khắc Phục . - Agriviet

Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam
  • Diễn đàn
  • Có gì mới
  • Chăn nuôi
  • Trồng trọt
  • Thủy sản
  • Sinh vật cảnh
  • Mua & bán Tuyển dụng - Tìm việc ngành nông lâm Mua bán ngành Trồng trọt MuaBán: ngành Chăn Nuôi Mua Bán Thủy Hải Sản Mua Bán Hoa kiểng - cây cảnh Mua bán Thú cưng - Cá cảnh Mua bán Thực phẩm Mua bán Vật tư Nông nghiệp Mua bán Máy Móc nông nghiệp Không liên quan đến Nông nghiệp
Đăng nhâp Đăng ký Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Mọi nơi Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Tìm Tìm nâng cao… Menu Đăng nhâp Đăng ký Xem nhanh hơn Cài đặt How to install the app on iOS

Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.

Note: This feature currently requires accessing the site using the built-in Safari browser.

  • Trồng trọt
  • Trồng trọt
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Dừa không đậu trái, nguyên nhân, biên pháp khắc phục .
  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi 20/11/14
Còn ai có kinh nghiệm khác không , xin chia sẽ Thân chào và cám ơn * Trường hợp 1: Các cây mới bắt đầu cho trái đến khi cho trái được 3 - 4 năm thường bị rụng trái non rất nhiều, có khi rụng cả buồng, hầu như buồng nào cũng bị rụng và trái thường rụng ở phần tiếp giáp giữa các lá bao trái với đầu trái. Đây là đặc tính chung của cây dừa do quá trình ra hoa kết trái của cây dừa mới bắt đầu cần có thời gian 3 - 4 năm để ổn định đặc tính ra hoa kết trái, do đó những biện pháp kỹ thuật tác động vào chỉ có thể làm giảm bót đi phần nào tỷ lệ trái non bị rụng chứ không thể khắc phục hoàn toàn trong trường hợp này. *Trường hợp 2: Triệu chứng thấy được là màu sắc của cuống trái từ màu xanh đậm chuyển sang màu đen rồi lan dần vào trong trái cuối cùng làm rụng trái. Triệu chứng trên do một trong những nguyên nhân sau: - Bón phân không cân đối, đất thiếu dinh dưỡng nhất là kali hoặc bón nhiều đạm cũng làm cho trái rụng. Biện pháp khắc phục bón phân đúng liều lượng và chia làm nhiều lần bón trong năm (từ 4 – 6 lần/năm) bổ sung phân hữu cơ cho cây hằng năm từ 15-20 kg/cây/năm, phải tưới nước cho cây trong mùa khô, bồi bùn hằng năm để cung cấp thêm lượng kali cho cây. - Do nấm Phytopthora palmivora tấn công, thường xãy ra vào mùa mưa, trời ít gió đối với những vườn trồng dày ẩm độ không khí quá cao. Biện pháp phòng trị là dùng Bordeaux nồng độ 1% phun lên cuống quầy và cuống trái. Hoặc có thể sử dụng một số thuốc trừ bệnh như Bavistin 50 EC, Metazeb 72 WP… phun theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn thuốc. - Do sâu ăn bông (Tirathaba rufivena) gây hại bông dừa chưa nở mà bị nám đen bông dừa và mặt trong của mo dừa. Bướm đẻ trứng trên cả bông đực và cái trên những vườn dừa non. Sâu nhả tơ kết dính các hoa đực tạo nơi trú ẩn, làm hoa không rơi xuống được, do đó quày bông có vẻ bẩn. Sâu nhỏ thường ăn bông đực tạo đường hầm kéo tơ. Hoa cái hoặc trái non chỉ bị hại khi sâu đã lớn. Sâu ăn trên phát hoa mới nở ra, đục vào trái non từ phía cuống, sống bên trong ăn và thải phân ra ngoài. Sâu chỉ thích tấn công trái dưới 4 tháng tuổi, thiệt hại có khi đến 50%. Sâu thích ẩm độ cao nên xuất hiện và gây hại mạnh vào các tháng 7, 8, 9. Để phòng trị loài sâu này bạn nên thực hiện các biện pháp sau: + Vệ sinh vườn dừa đặc biệt là vườn dừa tơ để kịp thời khống chế khi có dịch xảy ra (lưu ý sâu xuất hiện nhiều vào các tháng mùa mưa tháng 6,7,8). + Không trồng dừa với mật độ quá dày. + Xé mo nang dừa lúc mới bắt đầu nở, loại bỏ bông bị sâu tấn công, vệ sinh sạch sẽ bông dừa tránh nấm bệnh tấn công. +Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi sâu bộc phát thành dịch. Xem thêm... M Written by

motnua

  • Bài viết 0
  • Reaction score 0
M

motnua

Guest
hoaiphong ý bạn là gì ? lethanhan

lethanhan

Phun NAA và GA3 kết hợp lại , phun lên buồng trái non mới trổ thì sẽ hạn chế rụng thôi, ah nhớ bón thêm ít Kali là ok thôi anh bạn. Riêng dừa dứa thì rụng sinh lý mạnh lắm, nên bón thêm 2-3kg Lân/1 gốc nhé. Chúc thành công! leviet_law

leviet_law

motnua đã viết: Còn ai có kinh nghiệm khác không , xin chia sẽ Thân chào và cám ơn * Trường hợp 1: Các cây mới bắt đầu cho trái đến khi cho trái được 3 - 4 năm thường bị rụng trái non rất nhiều, có khi rụng cả buồng, hầu như buồng nào cũng bị rụng và trái thường rụng ở phần tiếp giáp giữa các lá bao trái với đầu trái. Đây là đặc tính chung của cây dừa do quá trình ra hoa kết trái của cây dừa mới bắt đầu cần có thời gian 3 - 4 năm để ổn định đặc tính ra hoa kết trái, do đó những biện pháp kỹ thuật tác động vào chỉ có thể làm giảm bót đi phần nào tỷ lệ trái non bị rụng chứ không thể khắc phục hoàn toàn trong trường hợp này. *Trường hợp 2: Triệu chứng thấy được là màu sắc của cuống trái từ màu xanh đậm chuyển sang màu đen rồi lan dần vào trong trái cuối cùng làm rụng trái. Triệu chứng trên do một trong những nguyên nhân sau: - Bón phân không cân đối, đất thiếu dinh dưỡng nhất là kali hoặc bón nhiều đạm cũng làm cho trái rụng. Biện pháp khắc phục bón phân đúng liều lượng và chia làm nhiều lần bón trong năm (từ 4 – 6 lần/năm) bổ sung phân hữu cơ cho cây hằng năm từ 15-20 kg/cây/năm, phải tưới nước cho cây trong mùa khô, bồi bùn hằng năm để cung cấp thêm lượng kali cho cây. - Do nấm Phytopthora palmivora tấn công, thường xãy ra vào mùa mưa, trời ít gió đối với những vườn trồng dày ẩm độ không khí quá cao. Biện pháp phòng trị là dùng Bordeaux nồng độ 1% phun lên cuống quầy và cuống trái. Hoặc có thể sử dụng một số thuốc trừ bệnh như Bavistin 50 EC, Metazeb 72 WP… phun theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn thuốc. - Do sâu ăn bông (Tirathaba rufivena) gây hại bông dừa chưa nở mà bị nám đen bông dừa và mặt trong của mo dừa. Bướm đẻ trứng trên cả bông đực và cái trên những vườn dừa non. Sâu nhả tơ kết dính các hoa đực tạo nơi trú ẩn, làm hoa không rơi xuống được, do đó quày bông có vẻ bẩn. Sâu nhỏ thường ăn bông đực tạo đường hầm kéo tơ. Hoa cái hoặc trái non chỉ bị hại khi sâu đã lớn. Sâu ăn trên phát hoa mới nở ra, đục vào trái non từ phía cuống, sống bên trong ăn và thải phân ra ngoài. Sâu chỉ thích tấn công trái dưới 4 tháng tuổi, thiệt hại có khi đến 50%. Sâu thích ẩm độ cao nên xuất hiện và gây hại mạnh vào các tháng 7, 8, 9. Để phòng trị loài sâu này bạn nên thực hiện các biện pháp sau: + Vệ sinh vườn dừa đặc biệt là vườn dừa tơ để kịp thời khống chế khi có dịch xảy ra (lưu ý sâu xuất hiện nhiều vào các tháng mùa mưa tháng 6,7,8). + Không trồng dừa với mật độ quá dày. + Xé mo nang dừa lúc mới bắt đầu nở, loại bỏ bông bị sâu tấn công, vệ sinh sạch sẽ bông dừa tránh nấm bệnh tấn công. +Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi sâu bộc phát thành dịch. Xem thêm...
Từ xa xưa, ở Miền Tây có truyền thống là "dọn dừa" thì mới cho trái. Ngày xưa còn nhỏ, ở nhà tôi cũng dọn dừa, đạp xạc bẹ các cây nhiều bẹ, xé bỏ các tai dừa thì cho trái rất sai. Mới vài tháng trước, tôi cũng xé bị và đạp xạc bẹ mấy cây dừa ở nhà ông chú (vì ông ấy già rồi ko làm được). Bạn nêu ra thành vấn đề thì tôi cũng nghĩ lại việc mình làm chứ khi làm mình chỉ làm theo "thói quen và bản năng" nhưng giờ nghĩ lại thì có lẽ là do nấm và vi khuẩn phát triển khi bẹ dừa quá dày là ổ dịch bệnh phát triển. N

ngongviet

Guest
Các bác cho em hỏi ở miền bắc có thể trồng dừa xiêm được không ạ? P

phamcaoduy

Guest
Lúc làm giống có phân biệt giống đực và cái đó bạn. Đây là kinh nghiệm dân giang ở miền tây. Chỉ trồng những cây là giống cái thôi, không trồng cây giống đực. Không biết bạn ở đâu vậy? M

motnua

Guest
phamcaoduy đã viết: Lúc làm giống có phân biệt giống đực và cái đó bạn. Đây là kinh nghiệm dân giang ở miền tây. Chỉ trồng những cây là giống cái thôi, không trồng cây giống đực. Không biết bạn ở đâu vậy? Xem thêm...
Mình ở huế. P

phamcaoduy

Guest
motnua đã viết: Mình ở huế. Xem thêm...
Bạn có địa chỉ mail mình rồi đó. Ở Huế thì mình không giúp gì cho bạn nhiều rồi. Cần giúp gì thì mail cho mình. vubinhdinh

vubinhdinh

Uy Tín Mới Tồn Tại
lethanhan đã viết: Phun NAA và GA3 kết hợp lại , phun lên buồng trái non mới trổ thì sẽ hạn chế rụng thôi, ah nhớ bón thêm ít Kali là ok thôi anh bạn. Riêng dừa dứa thì rụng sinh lý mạnh lắm, nên bón thêm 2-3kg Lân/1 gốc nhé. Chúc thành công! Xem thêm...
NAA và GA3 là thuốc gì vậy ban>? K

khachyy

Guest
cko e hoi dua bi dut than roi chet pai lm s tri dc .cac bac chj e voi A

authienvudh4a1

Guest
vubinhdinh đã viết: NAA và GA3 là thuốc gì vậy ban>? Xem thêm...
N

Nhuquynh2509

Guest
Làm thế nào làm cho cây dừa chết âm thầm không rụng v các bác chỉ e vs Tên Gửi trả lời Bài viết có nội dung tương tự
  • Cây măng cụt trồng bao lâu thì có trái?
    • Thread starter traicaytuquy
    • Ngày gửi 25/7/24
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
    • Thread starter nongsanviet
    • Ngày gửi 23/7/24
  • TÌM HIỂU CÁC NHÓM SẢN PHẨM PHÂN BÓN LÁ PHỔ BIẾN...
    • Thread starter Fides Agriculture
    • Ngày gửi 25/11/24
  • PHÂN BÓN LÁ LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ?
    • Thread starter Fides Agriculture
    • Ngày gửi 19/12/24
  • Bệnh Thường Gặp ở Ớt và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
    • Thread starter Nguoi Trong Cay
    • Ngày gửi 28/11/24
  • CÁCH TRỒNG CÂY NHANH RA TRÁI
    • Thread starter Trai-Cay-Poppo
    • Ngày gửi 28/3/24
  • QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI ÚC R2E2
    • Thread starter ttnncnc
    • Ngày gửi 5/7/22
  • NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ CÂY TRỒNG KHỎI...
    • Thread starter Dynagro Viet Nam
    • Ngày gửi 12/11/24
  • Share: Facebook Email Share Link Đăng nhập để tham gia bình luận

    Chia sẽ

    Facebook Email Share Link

    Quảng cáo

    • Trồng trọt
    • Trồng trọt
    Back Top

    Từ khóa » Cách Làm Dừa Ra Trái