Trồng Dừa Xiêm Bao Lâu Có Quả? Kỹ Thuật Trồng Dừa Xiêm Siêu Sai Quả

Trồng dừa xiêm chỉ sau 2 – 3 năm là đã có thể thu hoạch, nếu trồng đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt được từ 80 – 100 quả/cây, thời gian cho thu hoạch ổn định năng suất lên đến trên 20 năm.

Cây dừa xiêm đạt năng suất 100 quả/cây

Kỹ thuật trồng dừa xiêm siêu sai quả

1. Một số đặc điểm nổi bật của cây dừa xiêm

- Chiều cao của thân cây chỉ từ 1 - 1,5m, tán lá rộng khoảng 1,5m, tuổi thọ đạt từ 20 - 25 năm. Đây được xem là một trong những giống dừa cho hiệu quả kinh tế hơn cả, thời gian thu hoạch ngắn, sai nhiều quả, năng suất vượt trội.

- cây dừa có nhiều ứng dụng thực tiễn như: Quả dừa Có chứa vitamin, đường Glucose, Fructose và Sucrose dùng làm nước uống giải khát, cung cấp dinh dưỡng. Nước dừa con được dùng để pha chế phẩm môi trường nuôi cấy mô. Trái dừa cung cấp nguyên liệu quan trọng để sản xuất mỹ phẩm cao cấp, dược liệu trị bệnh, làm đẹp. Xơ dừa có thể ứng dụng làm thảm, nguyên liệu giá thể trồng ho màu. Lá và thân dừa có thể làm chất đốt rất tốt.

Dừa xiêm

2. Chọn vùng trồng dừa xiêm

- Đất trồng: Dừa dây phù hợp trồng trên đất thịt cát pha có thành phần cơ giới nhẹ. Tầng mặt của đất có độ dày trên 1m, trong đó, không có tầng phèn hoặc tầng sinh phèn. Vùng đất trồng thoát nước tốt, không bị ngập úng quá lâu, có mương tiêu nước. Độ pH khoảng 5 - 6.

- Nhiệt độ: từ 27 - 29 độ C.

- Độ ẩm: Duy trì từ 60 - 90%. Nếu độ ẩm dưới 60%, năng suất và chất lượng quả giảm, trái dừa bị rụng non.

- Ánh sáng: Dừa dây phát triển tốt ở vùng có nhiều ánh sáng, tổng giờ chiếu sáng trung bình từ 2000 giờ/năm.

Xem thêm < Đồng Chelate Cu - EDTA - 15 >

3. Kỹ thuật chọn giống dừa xiêm

- Giống dừa xiêm có thể mua cây con hoặc tự ươm giống để trồng.

* Đối với mua giống cây con cần lưu ý

- Chọn đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng.

- Cây con cần đạt chiều co trên 20 cm, lá xanh tốt không bị sâu bệnh hay dị dạng. Chọn cây có chu vi cổ thân to, lá phát triển, cuống lá ngắn rộng.

* Đối với tự ươm giống dừa xiêm

- Giống dừa xiêm dễ lai tạp với các giống khác. Nên để chọn quả để giống cần chọn những quả giữa buồng của cây mẹ có ưu điểm vượt trội như khỏe mạnh, nhiều quả, cùi dày.

- Quả giống có hình dạng còn, nặng vì trái tròn có tỉ lệ nảy mầm nhanh hơn, cây mập mạp, phát triển tốt. Chọn quả dừa có màu nâu đậm, không rám xanh, lắc nghe kêu róc rách, đã phát triển từ 11 - 13 tháng.

- Kỹ thuật ươm dừa xiêm:

Kỹ thuật ươm dừa xiêm bằng quả

+ Trước khi đem ươm, ngâm dừa trong nước khoảng 2 tuần, nếu ngâm quá lâu tỉ lệ nảy mầm giảm.

+ Vạt một miếng có đường kính bằng quả cam từ vỏ dừa gần cuống, ngay trên mắt mềm để dừa dễ hút nước và nhanh ra mầm.

+ Chuẩn bị liếp ươm: đất cày sâu 15 - 20cm, lên liếp cao 15 - 20cm, rộng đủ để đạt 5 trái, dài 20 - 30m.

+ Đặt trái dừa lên liếp, cuống trái quay lên trên, lấp đất kín 2/3 . Trung bình ươm được 150.000 trái/ha.

+ Sau 8 - 10 tuần, từ quả dừa sẽ bắt đầu lú mầm. Các trái lú mầm thì chuyển sang liếp ươm cây con. Cũng lấp đất kín 2/3 trái.

+ Lúc này, loại bỏ trái dừa có mầm màu trắng, trái 2 - 3 tròi, mầm mọc cong queo hoặc sau 3 tháng không lú mầm.

+ Dừa trong vườn ươm từ 6 - 9 tháng, chậm nhất là 12 tháng đã có thể đem đi trồng.

Giống dừa xiêm

4. Thời vụ và mật độ trồng cây dừa xiêm hợp lý

- Thời vụ trồng dừa xiêm: Có thể trồng quanh năm nếu như chủ động được nước tưới. Tốt nhất nên trồng vào đầu mua mưa từ tháng 5 đến tháng 7 để đảm bảo nước cho cây giai đoạn cây con.

- Mật độ trồng dừa xiêm: Nếu trồng quảng canh duy trì mật độ 7m x 7m; Trồng thâm canh, duy trì mật độ 6m x 6m.

5. Kỹ thuật trồng dừa xiêm

* Kỹ thuật làm liếp trồng dừa xiêm

Đào mương, lên liếp trồng dừa xiêm

- Tiến hành đào mương, lên liếp.. có thể tận dụng đất bằng cách trồng một số cây rau màu ngắn ngày như đậu, chuối, khoai… để tăng thu nhập và làm giàu dinh dưỡng cho đất.

- Có thể làm liếp đơn hoặc liếp đôi. Kiếp đơn có bề mặt rộng 4 - 5m chỉ trồng 1 hàng dừa ở chính giữa. Liếp đôi có bề mặt rộng 9 - 10m trồng được 2 hàng dừa. Cứ 2 liếp thì đào 1 mương thoát nước xen giữa.

* Kỹ thuật trồng dừa xiêm

- Giữa liếp, đào hố trồng cây trước 3 tháng, kích thước 0.6m x 0.6m x 0.6m. Ở mỗi hố, bón 20 - 25kg phân chuồng ủ hoai mục + 100 gram phân super lân + 200 gram kali sunfat. Lấp đất hố thành mô cao 10 - 20cm so với mặt đằng của liếp.

- Lấy cây con ở vườn ươm thì dùng xẻng sắn, không dùng tay nhổ có thể làm cây con bị đứt ở đoạn nối cây con với mống dừa. Nếu rễ dài quá thì bà con có thể cắt bớt chỉ để chừa 5 - 10cm.

Kỹ thuật trồng dừa xiêm

- Đào hốc trong hố đã chuẩn bị trước trồng dừa xiêm có kích thước 40 x 40 cm, bón bổ sung 0,5 kg phân lân xuống dưới, lấp 1 lớt đất mỏng rồi đặt cây con thẳng đứng vào hốc.

- Khi lấp đất, không để đất lọt vào các bẹ lá dễ khiến cây bị chết. Sau khi lấp đất có thể phủ rơm quanh gốc, làm cọc chống cho cây không bị đổ.

- Sau khi trồng nếu trời mưa thì không cần tưới, còn nếu trời khô hanh thì tưới nước cho cây con nhanh bén rễ.

6. Kỹ thuật chăm sóc dừa xiêm

- Giai đoạn phát triển sinh dưỡng của cây dừa cần được chăm sóc đúng kỹ thuật để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng khỏe mạnh cho năng suất cao ở nhưng năm sau.

- Chế độ nước tưới: Thời điểm trời nắng nóng có thể cho nước vào trong mương để tưới tắm, duy trì độ ẩm do cây. Mùa mưa, không để nước đọng lại trong hốc cây sẽ làm úng rễ dẫn đến chết cây.

Xem thêm < Phân bón siêu lân NPK 10 - 50 - 10 + TE >

* Bón phân cho dừa xiêm:

- Liều lượng phân bón cho cây dừa xiêm

Tuổi của cây

Liều lượng cho 1 gốc/năm

Cách bón

Dừa 1 - 2 năm tuổi

400g Ammonium Sulphate (SA) + 200g super lân + 300g KCl

Đào rãnh sâu 15 - 20cm, rộng 30cm, cách gốc 0,5cm để bón phân

Dừa 2 - 4 năm tuổi

500g SA + 600g KCl

Đào rãnh sâu 15 - 20cm, rộng 30cm, cách gốc 0,75cm để bón phân

Dừa từ 5 tuổi trở lên

500g SA + 500g super lân + 1400g KCl

Đào rãnh sâu 15 - 20cm, rộng 30cm, cách gốc 2m để bón phân.

- Kỹ thuật bón:

+ Mỗi năm, chia lượng phân trên thành 2 đợt bón: Lần 1: bón vào đầu mùa mưa từ tháng 4 - 5. Lần 2: bón vào cuối mùa mưa từ tháng 10 - 11.

+ Định kỳ mỗi năm bón thêm 20 - 25kg phân chuồng ủ hoai mục + 600g super lân + 7kg tro bếp hoặc 2 - 3kg tro dừa để bón cho 1 cây/năm giúp cây phát triển tốt, cải tạo dinh dưỡng cho đất. Một số vùng đất cần bón thêm vôi để cải tạo.

Cây dừa xiêm

- Các cắt tỉa cho cây dừa xiêm:

+ không nên tỉa bỏ các tàu lá non sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

+ Giai đoạn kinh doanh, trước khi hoa dừa nở cũng không nên tỉa lá dê làm hỏng hoa cây dừa, buồng quả phát triển kém.

+ Thường xuyên rửa sạch tán dừa bằng cách chặt bỏ rễ dừa, chà dừa, mo hoa để phần cổ dừa thông thoáng, hấp thụ ánh sáng, hạn chế sâu bệnh gây hại.

+ Tiến hành làm cỏ định kỳ vào thời điểm bón phân, cuối mùa mưa xung quanh gốc, cách gốc 2m.

Cây dừa xiêm siêu quả

8. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dừa xiêm

- Trồng dừa xiêm cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại chính gây hại dừa xiêm như sau

* Kiến vương: Thường gây hại thân, rễ tơ của cây dừa dưới 15 năm tuổi trở xuống. Chủ yếu phá hoại vào mùa mưa. Biện pháp phòng trừ: Cần dọn dẹp vệ sinh vườn dừa, dùng rơm, rạ mục để đóng ở dưới thân để hạn chế kiến vương tấn công. Đầu mùa mưa dùng thuốc Basudin, Furadan trộn với cát để rải trên nách bẹ lá non hoặc gói thành từng gói treo lên đọt dừa để xua kiến. Khi phát hiện hang kiến có thể dùng thuốc Azodrin, Basudin liều lượng phù hợp để xịt kiến.

* Đuông: Phá hoại làm bong ruột thân hoặc củ dừa, Cây nào bị đuông phá hại thì dễ bị chết. Biện pháp phòng trừ như phòng trừ kiến vươn.

Câu dừa xiêm bị đuông gây hại

* Sâu gây hại trên buồng hoa và trái dừa non: Sâu nhỏ này sẽ phá hoại hoa đực trên buồng hoa mới nở, giăng tơ thành đường hầm và sống trong đó. Sâu lớn ăn vào hoa cái và các trái non khiến hoa cây dừa bị rung, trai cũng rụng non, giảm năng suất. Biện pháp phòng trừ Xử lý bằng cách dùng thuốc Azodrin, Methyl parathion, basudin nồng độ 15 - 20cc cho 8 lít nước sạch.

* Bệnh thối đọt: Thường phát triển vào đầu mùa mưa, cây bị gây hại sẽ chết sau 3 – 5 tháng. Biện pháp phòng trừ sử dụng thuốc trị nấm có gốc đồng như vôi 1%, Copper A hoặc Prestan 0,6% để bôi xung quanh. Cây bị nhiễm bệnh nặng không thể chữa thì đốn bỏ tránh làm lây lan.

9. Kỹ thuật thu hoạch dừa xiêm

- Dừa xiêm cho thu quả sau 2 – 3 tháng sau khi trồng. Những năm đầu tiên, cây cho quả bói từ 20 – 30 quả/cây, càng về sau số lượng càng tăng. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, năng suất dừa có thể đạt từ 80 – 100 quả/cây, thời gian cho thu hoạch từ 20 – 25 năm.

Mô hình trồng dừa xiêm đạt năng suất 100 quả/cây

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cách trồng dừa sai quả, cách làm dừa ra quả, kỹ thuật trồng dừa viêm siêu năng suất, yêu cầu vùng trồng dừa xiêm năng suất vượt trội, đặc điểm của cây dừa xiêm, bón phân cho cây dừa xiêm như thế nào, cách đào mương lên liếp trồng dừa xiêm như thế nào FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cách Làm Dừa Ra Trái