Dưa Món Trong Ngày Tết ở Miền Trung - VnExpress Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét. Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu.... được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ.
Đầu tiên là củ kiệu, mua về cắt bỏ lá và rễ, sau đó ngâm cùng với củ cải trong nước tro hòa tan để bớt đi mùi hăng. Sau một ngày, vớt củ kiệu ra để ráo, tiếp tục ngâm trong nước pha phèn chua để trắng và giòn.
Củ cải vớt ra, gọt vỏ thái sợi hoặc thái lát. Các loại củ khác như cà rốt, su su được gọt vỏ, thái sợi hoặc tỉa thành hình cánh hoa, ngôi sao. Dưa leo được thái lát hoặc sợi, đu đủ gọt bỏ vỏ, thái thành từng sợi hoặc tỉa cánh hoa.... Sau khi đã chuẩn bị xong thì đem phơi nắng cho đến khi vừa héo là được.
Phơi các loại củ đơn giản là thế nhưng đòi hỏi bạn phải biết canh lượng nắng. Nếu phơi chưa đủ nắng, các loại củ này sẽ dễ bị nhũn, không giòn và nhanh hư. Nhưng nếu phơi quá héo, khi ăn sẽ dai, không ngon miệng. Trong thời tiết nắng to, chỉ cần phơi một nắng là được.
Ngoài phần nguyên liệu, nước mắm để làm dưa món cũng rất quan trọng, gồm có nước mắm, đường cát và nước lạnh. Nước mắm phải chọn loại nước mắm ngon, trong và không bị lắng cặn. Các nguyên liệu được hòa tan theo tỷ lệ một bát nước mắm, một bát đường, nửa chén nước lạnh cho lên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu nhớ khuấy thật đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau, sau đó tắt bếp và để nguội.
Rửa sạch lọ thủy tinh và lau khô, xếp các nguyên liệu vào trong lọ, nếu muốn ăn cay thì cho thêm vài quả ớt phơi khô vào. Sau đó đổ nước mắm đã để nguội và ngập mặt dưa rồi đậy nắp lại. Trong quá trình ngâm, bạn nhớ để ý khi nào nước mắm trong lọ bị rút xuống, vì thấm vào trong các loại củ thì nhớ đổ thêm nước mắm đã nấu vào. Dưa món để trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.
Trong những ngày Tết, trong bàn ăn gia đình, đĩa dưa món không thể thiếu khi ăn kèm bánh tét. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng của ngày Tết.
Khánh Hòa
- Món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết Nam bộ
Từ khóa » Dưa Món Ngày Tết Là Gì
-
Dưa Món Là Gì? Cách Làm Dưa Món Như Thế Nào?
-
Dưa Món – Hương Vị Ngày Tết
-
CÁC LOẠI DƯA MÓN NGÀY TẾT - Quà Tết Roselle
-
Dưa Món - Quà Tặng Tết ý Nghĩa
-
Hướng Dẫn Cách Làm Dưa Món Ngon Ngon Giòn Giòn Cực Dễ Làm
-
Cách Làm Dưa Món Thập Cẩm Giòn Ngon Chuẩn Vị Ngày Tết Dễ Làm Tại ...
-
Mặn Mòi Dưa Món Tết - Báo Thanh Niên
-
Cách Muối Dưa Món Ngày Tết Ngon đúng điệu Ai Cũng Phải Khen
-
Cách Làm Các Món Dưa Ngày Tết - Tối Nay ăn Gì
-
2 Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chua Ngọt Ngon Giòn đón Tết
-
Cách Làm Dưa Món Ngon, Giòn, ăn Mãi Không Chán
-
Cách Làm Dưa Món Ngày Tết Mang Hương Sắc Miền Trung - Eva
-
Cách Làm Dưa Món Giòn Ngon, Chua Chua Giải Ngán Ngày Tết - Eva
-
Nhớ “dưa Món” Ngày Tết - Báo Bạc Liêu