Dùm Hay Giùm Mới đúng? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Dùm hay giùm mới đúng?
  • Ý nghĩa của từ “Giùm”
  • Sự nhầm lẫn giữa từ “dùm” và “giùm” bắt nguồn từ đâu?
  • Một số cụm từ tiếng Việt dễ nhầm lẫn
  • Một số lưu ý giúp tránh dùng sai lỗi chính tả

Hiện nay có khá nhiều từ trong tiếng Việt mà nhiều người bị nhầm lẫn về cách đọc và cách viết, dẫn đến sai chính tả. Một trong số đó phải kể đến cặp từ “dùm” và “giùm”.

Hãy cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây của chúng tôi với nội dung Dùm hay giùm mới đúng để tìm được câu trả lời bạn nhé!

Dùm hay giùm mới đúng?

Hiện nay, nhiều người không phân biệt được hai từ này và sử dụng sai. Tuy nhiên, từ sử dụng đúng là từ “giùm”, ngược lại từ “dùm” thật ra chỉ là cách phát âm theo thói quen của những người ở vùng miền khác nhau mà không mang ý nghĩa.

“Giùm” có nghĩa là việc nhờ làm giúp cho người khác một điều gì đó hoặc nhờ vả ai đó làm gì giúp mình.

Trong việc giao tiếp thường ngày, nhiều người thường bị nhầm lẫn “giùm” và “dùm” tuy nhiên người nghe vẫn hiểu được. Thế nhưng trong văn viết, người viết cần phải dùng đúng là từ “giùm”. Nếu không dùng đúng thì sẽ được coi là sai chính tả.

Ý nghĩa của từ “Giùm”

Như đã trình bày ở trên thì từ “Giùm” mới là từ đúng chính tả. Từ “giùm” có nghĩa là làm hộ cái gì đó cho ai hoặc nhờ người khác làm giúp mình một việc gì đó. Từ “giùm” thường đứng sau động từ và đứng ngay trước danh từ chỉ người hoặc vật. Cách sử dụng từ “giùm” có phần trang trọng, mang lại cho người đối diện cảm giác lịch sử, chân thành.

Ví dụ về cách sử dụng từ “giùm”:

+ Bạn lấy giùm mình quyển sách được không?

+ Nhờ mẹ mua giùm con cái đèn học ạ.

+ Chúng tôi có thể kiểm tra giùm bạn.

Sự nhầm lẫn giữa từ “dùm” và “giùm” bắt nguồn từ đâu?

Như đã nói ở phần trên hai từ dùm và giùm có cách phát âm tương đối giống nhau vì vậy mà nhiều người thường nhầm lẫn, đặc biệt ngôn ngữ vùng miền khác nhau dẫn đến sự nhầm lẫn không thống nhất khi phát âm những từ này.

Việt Nam là đất nước có nhiều vùng miền. Vì thế, cách phát âm cũng trở nên đa dạng. Nó không theo một quy chuẩn nào cả.

Thông thường, những người ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ phát âm là “giùm”. Những người miền Nam hay Nam Trung Bộ sẽ phát âm thành “dùm”. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa từ “giùm” và “dùm”.

Một khi đã không biệt được hai từ này và có cách phát âm sai thì thì dẫn đến khi viết người viết cũng nhầm lẫn và viết sai chính tả hai từ nay. Do đó, cần xác định từ đúng là từ “giùm” và sử dụng từ này đúng từ này trong nói và viết.

Một số cụm từ tiếng Việt dễ nhầm lẫn

Trong tiếng việt có nhiều cụm từ rất dễ bị nhầm lẫn và chắc hẳn có nhiều người sẽ rất khó phân biệt. Dưới đây là một số ví dụ:

– Nhậm chức hay nhận chức

Từ “nhậm chức” có nghĩa là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó “chức” có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. “Nhậm chức” có thể hiểu là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.

Từ “nhận” là tiếp đón, lĩnh lấy. Do đó nên từ nhận chức có thể hiểu là nên nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó.

Vì vậy, để diễn tả đúng bản chất của hoạt động này thì từ dùng đúng phải là từ nhậm chức mà không phải là nhận chức.

– Thăm quan hay tham quan

Với từ “thăm quan”, từ “thăm” được hiểu hiểu theo nghĩa là sự quan tâm, hỏi han… còn từ “quan” có nghĩa là quan sát.

Trong khi đó, “tham quan” lại là một động từ, nếu hiểu theo nghĩa Hán thì “tham” có nghĩa là thêm vào; “quan” quan sát, nhìn nhận vấn đề. Do đó, “tham quan” nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Như vậy phải dùng từ tham quan mới đúng nghĩa là một hoạt động đi quan sát tìm hiểu mở rộng vốn hiểu biết.

– Sát nhập hay sáp nhập

Từ “Sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “Nhập” nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, “sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một.

Như vậy từ có đúng phải là từ sáp nhập. Sáp nhập thương được dùng đối với việc sáp nhập công ty, doanh nghiệp, từ hai hay nhiều doanh nghiệp trở thành một doanh nghiệp mới.

Một số lưu ý giúp tránh dùng sai lỗi chính tả

Để cải thiện việc dùng đúng chính tả của các từ trong cả viết và đọc thì sau đây chúng tôi sẽ đưa đến cho quý bạn đọc một số cách như sau:

+ Thứ nhất, cần phải nắm rõ nghĩa của từ

Cụ thể đối với ví dụ về “dùm” và “giùm” chúng ta vừa phân tích ở trên thì việc phân tích và nắm được nghĩa của các từ giúp chúng ta xác định được các nghĩa của các từ và xác định được cách dùng của các từ này sau đó ghép vào từ đường với nghĩa đúng nhất.

Vì vậy, khi băn khoăn không biết từ nào mới đúng chính tả, hãy tìm hiểu nghĩa của từ đó, sau đó ghi nhớ bằng cách luyện tập đọc và viết nhiều lần.

+ Thứ hai, rèn luyện thói quen đọc sách

Sách được mệnh danh là một kho tri thức bổ ích, sách cung cấp cho chúng ta những kiến thức bổ ích đồng thời cũng giúp ta tăng vốn từ vựng của mình một cách hiệu quả. Khi có được một lượng vốn từ đủ thì có thể việc sử dụng các từ ngữ thường rất dễ dàng.

+ Thứ ba, rèn luyện về cách phát âm chuẩn trong khi giao tiếp và sử dụng đúng khi viết.

Trên đây là nội dung bài viết về Dùm hay giùm mới đúng. Chúng tôi hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.

Từ khóa » Bớt Giùm