Đừng Chạy Tội Cho Nguyễn Ánh.

[Tác giả: Lê Anh Tuấn]

Bài viết trả lời lại cho những bài viết về Nguyễn Ánh gần đây. Tác giả phản bác lại những ý kiến cho rằng quân đội dưới thời Nguyễn Ánh thực sự chính quy và chuyên nghiệp, đồng thời những ý kiến cho rằng Nguyễn Ánh là một anh hùng đã bị lịch sử lãng quên.

Binh hùng tướng mạnh?

Một điều mà nhiều bạn chưa biết là tại Việt Nam, súng hỏa mai là thứ vũ khí phổ biến kể từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn đều trang bị súng hỏa mai (hình như là kiểu Matchlock) với số lượng khổng lồ cho quân đội. 90% bộ binh nước ta thời đó đã sử dụng súng, chẳng khác gì chiến tranh thời Napoleon trong phim Hollywood. Sử sách lẫn văn học đều ghi chép các trận đánh thời đại này “đạn bay như sao sa”. Vậy nên mới có câu ca dao :

“Ngang lưng thì thắt đai vàng Đầu đội nón dấu vai mang súng dài Một tay thì cắp hỏa mai Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.”

Đầu triều Nguyễn, súng hỏa mai dùng mồi thừng hoặc đá lửa dần dần bị thay thế bằng súng trường tiên tiến hơn, sử dụng hạt nổ và vỏ đạn tương tự phương Tây bấy giờ (súng kiểu Flintlock). Tuy nhiên, sau thời Minh Mạng, do quốc lực hao kiệt, súng trường lại bị hỏa mai thế chỗ, nhưng với số lượng khiêm tốn hơn nhiều lần so với các thế kỷ trước. Trang bị cực kỳ lạc hậu : Mỗi đội 50 người thì có 4 người phải sử dụng vũ khí thô sơ để giáp lá cà như gươm, giáo, chỉ có 5 súng hỏa mai (cả Flintlock lẫn Matchlock). Súng đã vậy, lại thêm quân đội được huấn luyện rất tệ, binh sỹ mỗi năm tập bắn một lần, mỗi lần bắn 6 phát, nên ra trận toàn bắn chim chứ chả trúng thằng giặc nào. Đến cái khoa chăm sóc súng đạn cũng càng tệ hại, súng gỉ, đạn ẩm là chuyện bình thường. Bọn gián điệp, thám báo Tây dò được điều này. Do đó, bọn Tây thường tổ chức tiến công vào mùa mưa. Đại bác ở các thành thì khá nhiều nhưng toàn là loại nòng trơn, cấu tạo như thời Hồ Nguyên Trừng, bắn gần, ít trúng, đạn là những cục gang hay cục đá, thằng nào nhọ thì chết vì đạn nó không nổ, không chết người bên cạnh. Soái ca Tự Đức thì thuộc loại nhà có điều kiện, vung tiền sang Tây mua súng, khổ nỗi mấy thằng quan An Nam ngu một cách tàn bạo quá, bị bọn lái súng Tây nó lừa. Kết quả vũ khí mua được toàn loại cũ kỹ lạc hậu, có thứ còn được sản xuất từ thời…Napoleon còn sót lại.

12115637_564366387066001_5550199122175556676_n
Có thực sự là binh hùng tướng mạnh?

So với Pháp thì sao ? Trước hết, Pháp ở châu Âu nổi tiếng về khoản đánh nhau bằng pháo binh. Huyền thoại Napoleon xuất thân cũng từ sĩ quan pháo binh mà ra. Lại nói chuyện nửa sau thế kỷ XIX, đã xuất hiện nhiều loại vũ khí mới hiện đại. Trước hết là sự ra đời của pháo có khương tuyến cho phép bắn xa hơn 2 – 2,5 lần, và chính xác hơn đến 5 lần so với pháo nòng nhẵn. Rồi thì xuất hiện các pháo nạp đạn bằng khoá nòng từ phía sau (phải kể đến Amstrong gun). Lựu pháo, dã pháo bắn đạn nổ mảnh cũng đã được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật chế tạo thuốc súng của phương Tây ngày càng tân tiến, giúp tăng tính cơ động, độ tin cậy và tăng đáng kể sơ tốc đầu nòng. Súng bộ binh Pháp cũng có sự cải tiến đáng kể. Với sự ra đời của khẩu Chassepot năm 1867 và khẩu Gras 1874, súng nạp đạn đầu nòng dần được thay thế bằng súng nạp đạn hậu, và chúng là hai trong những khẩu súng trường phát một đầu tiên trên thế giới, các súng này đã có hình dáng và cấu trúc gần với các súng trường Bolt – action sau này như Mauser và Mosin Nagant. Sơ tốc, độ chính xác của các súng này vượt xa các súng đầu thế kỷ XIX.

Như vậy, tương quan lực lượng ta – địch đã rõ : ta hoàn toàn kém về mọi mặt. Cũng cần nhắc : quân nhà Nguyễn được tổ chức khá tốt, là một lực lượng quân sự hùng hậu ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Vấn đề là bọn này chỉ giỏi bắt nạt dân mọi Lào, Miên với cả Xiêm, gặp quân Tây thì tắt điện, tại vì sĩ khí quân lính triều Nguyễn cực cao. Cao đến nỗi có trận tỷ lệ ta địch là 6:1 như trận Đại đồn Chí Hòa, 30.000 lính ta đánh với 5.000 lính Pháp, mà lại thua. Ừ thì cho là vũ khí địch lợi hại đi. Thế còn tỷ lệ 20:1 thì sao ? Trận thành Hà Nội lần thứ nhất, nhà Nguyễn có 7.000 lính, Pháp có 300, mà trong đó chỉ độ một trăm đến trăm rưỡi là lính Thủy quân lục chiến xịn, còn lại là người của thằng trọc phú buôn lậu Jean Dupuis. Đánh nhau kiểu gì mà vẫn thua. Nhục nhất là cái chuyện thế này : quân triều đình có 80 chết, khoảng 300 bị thương, độ 2000 bị bắt, còn lại chạy đi đâu không biết, mà bọn Tây Lông nó chỉ chết có một thằng lính đánh thuê Vân Nam, mà lại chết do sĩ quan Pháp bắn nhầm chứ chả phải quân Triều đình chiến đấu anh dũng gì. Ừ thì vẫn cứ cho là tại vũ khí địch quá lợi hại. Mà trận đó chưa bằng vụ gì ở thành Ninh Bình, khi mà 1700 lính ta hạ vũ khí đầu hàng…7 lính Pháp. Không biết chúng nó dùng vũ khí gì mà lợi hại thế nhỉ ? Pháp nó có trọng pháo với đại liên trong tay thì cũng khó làm được chuyện đó. Thứ vũ khí gì lợi hại đến mức có thể giúp 7 tên lính Pháp công phá thành có 1700 lính ? Binh sỹ phục vụ triều đại anh hùng, vĩ đại nó thế đấy.

Ấy, lính triều đình, là bọn “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, bài bản như thế, mà đánh nhau còn thua nghĩa quân Trương Định, hay dân binh, thậm chí nhục đến mức…thuê thổ phỉ Tàu đánh dùm. Tại vì đến như cái trận thắng lớn nhất của chúng ta, mà sách giáo khoa vẫn ca ngợi ào ào, là 2 trận phục kích quân Pháp ở Cầu Giấy (1873 và 1883), lại toàn là công lao của Lưu Vĩnh Phúc và bọn thổ phỉ Cờ đen, bọn này là bọn thổ phỉ, đầu trộm đuôi cướp, đánh phá cướp bóc ở Tàu với ở biên giới là chính, mà chúng nó đánh giặc giỏi hơn quân Triều đình, chặt đầu cả Garnier lẫn Riviere là đủ hiểu quân nhà Nguyễn chiến đấu anh dũng thế nào rồi. Vậy nên mới có mấy câu thơ :

“Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu Đến khi có giặc phải thuê Tàu”

Về bài viết của Nguyễn Ánh

Công tội khoan nói. Cứ cái việc để thái tử Cảnh qua làm con tin để Phú Lãng Sa (France – Pháp) cho mượn binh lực, tài lực để diệt nhà Tây Sơn. Lên nắm quyền sau đó lại bế quan tỏa cảng, tận diệt công giáo cắt đứt liên hệ với Tây dương. Cái trò ăn cháo đá bát đó chỉ xứng với hạng đầu đường xó chợ, còn chưa tính nó chở lương thực định cúng nhà Thanh. May mà tổ tiên mình có mắt đem bão đánh chìm hết.

download (1)
Bài viết về Nguyễn Ánh

“Thân tướng của ông – Nguyễn Văn Thành: người ngăn cản việc ông cầu viện quân Xiêm đã phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng”. Đây là cái thời mà ăn cướp và đĩ là hai ngành nghề được tuyên dương?

“Ông chính là người đặt nền móng cho kinh tế thị trường ở Miền Nam. Và văn hóa đó còn đến ngày nay”. Kinh tế thị trường là đóng cửa không giao du với nước ngoài, là cả triều đình ngu dốt không tin có đèn sáng không cần đốt lửa?

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Súng Hỏa Mai Napoleon