Đừng Coi Thường Tình Trạng Nổi Mụn Nước ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ!

Mục lục
  1. Nguyên nhân trẻ bị nổi mụn nước
    1. Bệnh thủy đậu
    2. Côn trùng cắn
    3. Bệnh tay chân miệng
    4. Nhiễm virus Herpes, vi khuẩn
    5. Bỏng da
    6. Chàm sữa
    7. Ghẻ nước
    8. Rôm sảy
    9. Zona thần kinh
  2. Dấu hiệu bé bị nổi mụn nước
  3. Cần làm gì khi trẻ bị nổi mụn nước?
  4. Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước

Mụn nước là một loại mụn nhỏ li ti, có chứa nước (dịch) bên trong, có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên toàn cơ thể bé, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất là ở mặt, má, lưng, tay chân... Khi những nốt mụn này không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

tre-bi-noi-mun-nuoc-voh-1
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

1. Nguyên nhân trẻ bị nổi mụn nước

Trẻ bị nổi mụn nước là bệnh lý rất thường gặp, nếu mụn nước bị vỡ có thể lây lan đến nhiều vùng khác, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, đau rát khó chịu cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ nổi mụn nước ở mặt, đầu, tay, chân hoặc khắp người chính là:

1.1 Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu: Trẻ có thể bị bệnh thủy đậu được lây từ người khác. Những nhiễm trùng gây ra bởi virus gây bệnh thủy đậu sẽ tạo ra các mụn ngứa và thường có các mụn nước trên da.

1.2 Côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn cũng có thể khiến cho trẻ bị nổi mụn nước và mụn thường nổi gồ lên trên bề mặt da. Các loại côn trùng như bọ ve, cháy rận, kiến ba khoang, kiến lửa, ong bắp cày...khi cắn sẽ gây phản ứng dị ứng ở da và có một số loại thường tiết ra pederin khi tiếp xúc với da gây phản ứng viêm mạnh.

1.3 Bệnh tay chân miệng

Việc bé bị nổi mụn nước ở tay chân thường là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, ngoài thường nổi ở vị trí dưới lòng bàn chân của trẻ gây sốt nhẹ mà còn bị các vết loét ngay miệng. Bệnh này làm cho trẻ bị sốt, đau họng, làm biếng ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau rát ở răng và miệng.

1.4 Nhiễm virus Herpes, vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào da gây nên tình trạng viêm da và làm xuất hiện các nốt mụn nước. Nhiễm virus Herpes thường có đặc điểm nổi mụn nước ở vùng quanh miệng, môi và cơ quan sinh dục. 

Các vùng mụn nước khi bị vỡ ra sẽ gây nhiễm trùng và rất đau nhức. Ngoài ra khi mắc bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau nhức cơ, sưng nổi hạch.

1.5 Bỏng da

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có thể do bị bỏng, tùy theo kích thước mụn sẽ biết được mức độ phỏng nặng hay nhẹ. Mụn nước khi bị phỏng có tác dụng làm mát, ngăn cách vết thương với môi trường bên ngoài để nhiễm trùng, giúp vết bỏng nhanh lành và ít để lại sẹo.

Không nên chọc thủng mụn nước khi bỏng da vì sẽ làm vết thương khó lành, dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập làm nhiễm trùng.

1.6 Chàm sữa

Khi thấy nổi những nốt đỏ li ti hoặc mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ làm nứt da, đóng vảy và sau đó bong tróc vảy đó là dấu hiệu trẻ bị mắc bệnh chàm sữa. Ở vùng da bị nổi sẽ thô ráp, xuất hiện các vảy nhỏ li ti, da bé khô và căng.

tre-bi-noi-mun-nuoc-voh-2
Bé bị nổi mụn nước có thể bị mắc bệnh chàm sữa

1.7 Ghẻ nước

Tình trạng mọc mụn nước ở tay chân cũng là dấu hiệu bệnh ghẻ nước. Các vùng da bị ghẻ thường bị tổn thương dạng mụn nước, bên trong mụn chứa dịch lỏng và khi gãi hay cọ sát với quần áo thì bị vỡ ra gây ngứa. Mụn nước thường có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ 2 - 4mm, nhỏ bằng cỡ hạt đậu nành nhưng rất gây ngứa.

1.8 Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức thì trẻ dễ tiết ra mồ hôi nhiều và khi mồ hôi không thoát ra được, ứ đọng lại dễ làm phát sinh bệnh.

Khi bị bệnh rôm sảy trẻ bị nổi những mụn đỏ to như đầu kim, hình tròn, lấm tấm và đầu mụn có chứa một chút nước. Chỗ bị mụn thường xuyên ngứa, nóng rát và khi gãi làm vỡ dễ làm cho vùng da bị lỡ, viêm nhiễm.

1.9 Zona thần kinh

Việc nổi mụn nước ở quanh vùng cổ, miệng có thể mắc chứng bệnh zona thần kinh hay còn được gọi là giời leo. Bệnh này thường có triệu chứng nóng rát, ngứa khó chịu, ớn lạnh, đau nhức cơ và làm cơ thể cảm thấy chán ăn, mệt mỏi.

Ngoài các nguyên nhân trên thì việc trẻ bị chấn thương, do ma sát (đeo vòng tay)... cũng có thể là những tác nhân làm gia tăng việc mọc mụn nước ở trẻ sơ sinh.

2. Dấu hiệu bé bị nổi mụn nước

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị nổi mụn nước bao gồm:

  • Trên da bé xuất hiện các nốt nhỏ (bọc mụn) mọc riêng lẻ hoặc từng cụm.
  • Bên trong mụn là chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt.
  • Quanh mụn da thường thâm hoặc rộp đỏ lên.
  • Mụn nước có thể vỡ ra, khô dần tạo thành một lớp vỏ và dần bung ra.

Phần lớn các trường hợp mụn nước ở trẻ thường có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do vi khuẩn, virus xâm nhập. Vì lúc này sức đề kháng của bé còn khá yếu nên sẽ tạo điều kiện để các loại virus, vi khuẩn này tấn công vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.

Trường hợp nghiêm trọng nhất là khi chúng xâm nhập vào màng não và các cơ quan khác gây nên những biến chứng như viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi... cực kỳ nguy hiểm.

3. Cần làm gì khi trẻ bị nổi mụn nước?

Nguyên nhân khiến bé bị nổi mụn nước có rất nhiều, chính vì thế cha mẹ cần phải chú ý đến các biện pháp cũng như chăm sóc hợp lý để tránh được những nguy hại không đáng có đối với sức khỏe của con.

Nếu trẻ bị nổi mụn nước mà nguyên nhân không phải do côn trùng cắn hay bị bỏng và trẻ có kèm theo các dấu hiệu như: sốt cao, mụn nước nổi ở diện rộng và có dấu hiệu ngày càng gia tăng thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.

tre-bi-noi-mun-nuoc-voh-3
Mụn nước có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc theo từng cụm (Nguồn: Internet)

Tuyệt đối không nên dùng bất kỳ chất gì bôi lên da mà không có chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian cũng không nên áp dụng vì phần lớn các cách trên đều chưa được khoa học kiểm chứng, dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe và làn da của trẻ.

4. Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước

Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nổi mụn nước, cha mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Khi tắm hoặc lau rửa cần phải hết sức nhẹ nhàng để tránh gây vỡ mụn nước.

Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều vì dễ gây nóng bức và kích ứng da của trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu vải có thể thấm hút mồ hôi tốt.

Trước và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ, người chăm sóc cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn.

Như vậy, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh hoặc bé bị nổi mụn nước. Nên chủ động phòng ngừa bằng cách chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ. Mẹ nên cho bé bú nhiều sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên để tăng cường dinh dưỡng và bổ sung nhiều kháng thể nâng cao sức đề kháng của bé.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Từ khóa » Cách Chữa Mụn Nước ở Trẻ Sơ Sinh