Trẻ Bị Nổi Mẩn đỏ Có Nước, Cha Mẹ Cần Lưu ý Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trẻ bị nổi mẩn đỏ có nước là bệnh lý thường gặp, bệnh không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy trẻ bị nổi mẩn có nguy hiểm không và cha mẹ cần lưu ý những gì để xử lý tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu vệ bệnh trẻ bị nổi mẩn đỏ, có nước
- 1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh trẻ bị nổi mẩn đỏ có nước là gì?
- 1.2 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nổi mẩn, đỏ có nước là gì?
- 2. Trẻ bị nổi mẩn đỏ, có nước khắp người có nguy hiểm hay không?
- 3. Cách xử lý khi trẻ bị mẩn đỏ có nước
- 4. Cách chăm sóc da trẻ khi bị mẩn đỏ có nước
1. Tìm hiểu vệ bệnh trẻ bị nổi mẩn đỏ, có nước
1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh trẻ bị nổi mẩn đỏ có nước là gì?
Theo các chuyên gia Y tế cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị mẩn đỏ có nước. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm da ở trẻ. Vì thế, khi trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, cha mẹ không thể chủ quan với tình trạng này. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ cần lưu ý:
– Do virus hoặc vi khuẩn gây nên: Có một số loại vi khuẩn hoặc virus khi xâm nhập vào da. Chúng làm xuất hiện các mụn đỏ kèm nước.
– Trẻ bị bỏng: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có nước có thể do bị bỏng.
– Do côn trùng cắn: Khi trẻ bị côn trùng cắn cũng có thể gây nổi mẩn đỏ có nước.
– Trẻ bị thủy đậu: Trẻ bị thủy đậu do virus gây nên. Bệnh sẽ tạo ra các mụn đỏ, ban đầu gây ngứa sau đó các mụn sẽ có nước và vỡ trên da.
Bên cạnh đó, việc trẻ bị chấn thương, ma sát với các vật cứng cũng có thể là tác nhân gây nên nổi mẩn đỏ và có nước.
1.2 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nổi mẩn, đỏ có nước là gì?
– Trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm. Bên trong mụn là chất lỏng trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Quanh mụn da thường có màu thâm, sẫm hoặc đỏ rộp lên. Những mụn nước này thường sẽ vỡ và khô dần tạo thành một lớp vỏ mỏng và dần bung ra.
– Phần lớn các nốt mẩn đỏ ở trẻ thường sẽ tự biến mất sau khoảng 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn.
2. Trẻ bị nổi mẩn đỏ, có nước khắp người có nguy hiểm hay không?
Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ có nước do vi khuẩn, virus xâm nhập cha mẹ cần hết sức lưu ý. Thời điểm này, sức đề kháng của trẻ kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn tấn công vào máu. Rất có thể chúng sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ. Hoặc có những trường hợp nguy hiểm hơn có thể xảy đến. Ví dụ như là chúng xâm nhập vào màng não và các cơ quan khác và gây ra các biến chứng: viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi… thậm chí là tử vong.
Trẻ nổi mẩn đỏ có nước có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Ví dụ như bệnh chốc lở, tay chân miệng, rôm sảy, … Cha mẹ cần lưu ý để có phương pháp điều trị phù hợp.
Do đó, khi phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu bất thường trên da, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Việc các để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.
3. Cách xử lý khi trẻ bị mẩn đỏ có nước
Khi phát hiện ra tình trạng nổi mẩn khắp người của trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên có phải do bỏng hay do côn trùng cắn hay không. Từ đó, ta có các biện pháp chăm sóc da cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Có những trường hợp trẻ bị mẩn đỏ có nước không phải do các nguyên nhân trên. Nhiều bé bị nổi mẩn đỏ có nước kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi. Tình huống này rất có thể là do virus, vi khuẩn gây ra. Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Trẻ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn.
Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý nặn các mụn của trẻ. Hành động này có thể gây nhiễm trùng cho trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không tự ý sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ để tránh những biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra.
Cha mẹ có thể chăm sóc vùng da sạch sẽ cho bé, giữ cho các nước mụn nước không bị vỡ ra khiến cho trẻ đau rát và tăng nguy cơ lây lan sang các vùng da khác.
4. Cách chăm sóc da trẻ khi bị mẩn đỏ có nước
– Cần giữ cho da luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm. Điều này giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và nguy cơ lây nhiễm, lan rộng.
– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Cần hạn chế cho trẻ mặc quần áo dày, dài, quá nóng bức và gây kích ứng da.
– Nêu cần thoa thuốc cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Điều này là để giữ vệ sinh an toàn cho trẻ. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để trẻ nhanh chóng hồi phục.
– Không tự ý sử dụng kháng sinh hoặc các loại kem có chứa corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa và kích ứng như: phấn hoa, lông chó, mèo, các loại hóa chất…
Trẻ bị mẩn đỏ bọc nước khắp người do vi khuẩn và virus gây ra sẽ rất nguy hiểm. Do đó cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Như vậy, trẻ sẽ tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ. Đặc biệt là khi trẻ bị mẩn đỏ có nước. Từ đó, trẻ sẽ tránh khỏi các tác nhân gây hại và những biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » Cách Chữa Mụn Nước ở Trẻ Sơ Sinh
-
Mụn Nước Li Ti ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mụn Nước Và Các Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ
-
PHÁT BAN MỤN NƯỚC, MỤN MỦ KHÔNG DO NHIỄM TRÙNG Ở ...
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mụn Nước Khắp Người Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm ...
-
Hướng Dẫn Vệ Sinh Và Cách Trị Mụn Nước ở Tay Trẻ
-
Bé Bị Nổi Mụn Nước ở Mặt, Tay Chân, Lưng
-
Mụn Nước ở Trẻ Sơ Sinh - Cha Mẹ Cần Biết để Xử Lý đúng Cách
-
Cha Mẹ Nên Biết: Trẻ Nhỏ Bị Nổi Mụn Li Ti Là Bị Làm Sao Và Xử Lý Thế Nào
-
5 BỆNH DA CÓ MỤN NƯỚC-MỤN MỦ Ở TRẺ SƠ SINH
-
Chớ Coi Thường Mụn Nước ở Trẻ Sơ Sinh
-
Đừng Coi Thường Tình Trạng Nổi Mụn Nước ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ!
-
Trẻ Sơ Sinh Nổi Mụn đầu Trắng Là Do đâu? Có Nguy Hiểm Không?
-
Trẻ Bị Nổi Mụn Nước Trên Da, Chuyên Gia Khuyến Cáo Gì?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Mụn Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần đi Khám?