Dụng Cụ đo Thể Tích Chất Lỏng Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết đo ... - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Giáo dục
  4. Kiến thức cơ bản
Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì? Hướng dẫn chi tiết đo thể tích chất lỏng Kiến thức cơ bản Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì? Hướng dẫn chi tiết đo thể tích chất lỏng Alice Nguyen Alice Nguyen

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đo thể tích chất lỏng là một trong những bài học hay trong chương trình học Vật lý 6. Vậy dụng cụ và đơn vị đo thể tích chất lỏng là gì?

Ví dụ khi có một chiếc ấm đựngnước trong đó, làm thế nào để biết được bên trong ấm có bao nhiêu lượng nước?

Để hiểu rõ hơn về đo thể tích chất lỏng, mời các em theo dõi bài viết sau. Qua đó mỗi cá nhân sẽ biết cách đo chất lỏng và dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì?

Thể tích chất lỏng là gì? Đơn vị để đo thể tích chất lỏng

Tìm hiểu về đơn vị đo thể tích chất lỏng. (Ảnh: Canva.com)

Thể tích chất lỏng là gì?

Thể tích của chất lỏng, hay còn gọi là dung tích của chất lỏng, là lượng không gian mà chất lỏng đó chiếm. Để xác định được lượng không gian đó hay chính là độ lớn của thể tích ta cần tiến hành đo với mỗi dụng cụ đo thể tích chất lỏng phù hợp.

Đơn vị đo thể tích chất lỏng

Trong Hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị tiêu chuẩn của thể tích là mét khối (m³)

Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối (kí hiệu: m³) và lít ( l )

1 lít = 1 dm³, 1 ml = 1 cm³(hay còn gọi là 1cc)

Ngoài ra:

1 L = 1000 ML

1 L = 1000 cm³; 1 cm³= 0,001 L

1 L = 1 dm³

1 L = 0, 001 m³ , 1 m³ = 1000 L

Bảng quy đổi các đơn vị đo thể tích chất lỏng cần nhớ

Bảng quy đổi đơn vị đo thể tích chất lỏng cần nhớ. (Ảnh: Monkey)

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì?

Dùng ca đong để do thể tích chất lỏng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là những dụng cụ có các vạch chia đơn vị đo, định mức cùng các con số để người dùng có thể biết được dung tích chất lỏng.

Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong cuộc sống

Để đo thể tích chất lỏng, ta có thể sử dụng chai hay lọ đã được ghi dung tích thực (ví dụ: Chai nước khoáng 500 ml).

Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm

Ca đong và bình chia độ hay được sử dụng trong phòng thí nghiệm.

  • Bình chia độ có nhiều loại như: Ống chia độ, cốc chia độ, bình tam giác, bình cầu

  • Trên mỗi bình chia độ đều có

Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Mỗi dụng cụ đo thể tích chất lỏng cần có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý: Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Xem thêm: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước - Kiến thức SGK vật lý 6

Hướng dẫn đo thể tích chất lỏng

Các bước đo thể tích chất lỏng chính xác nhất. Học sinh ghi nhớ cách này để áp dụng thành thạo trên trường học (trong phòng thí nghiệm)

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo. Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.

Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp. Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.

Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng (để cho mực chất lỏng ngang bằng với vạch chia độ), khi đó chúng ta mới có con số đo chính xác được.

Bước 4: Đặt mắt ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình

Cách đo thể tích chất lỏng, đặt mắt đúng vị trí để quan sát. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

Ví dụ kết quả sau khi đo thể tích chất lỏng là 70 cm3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những câu hỏi liên quan đến dụng cụ đo thể tích chất lỏng

Bài tập 1. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:

a. V1 = 15,4cm3

b. V2 = 15,5cm3

Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng trong phòng nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm3; 0,2cm3 và 0,5cm3

Đáp án

a. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,2cm3 hoặc 0,1cm3

b. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là: 0,1cm3 hoặc 0,5cm3

Câu 1 trang 12, SGK Vật Lý 6

Điền số thích hợp vào ô trống dưới đây:

1 m3 = ...(1)..... dm3 = ....(2)..... cm3.

1 m3 = ....(3).... lít = ....(4)....... ml =.......(5)...... cc

Đáp án

1. 1000 2. 1.000.0003. 10004. 1.000.0005. 1.000.000Câu 2 trang 12, SGK Vật Lý 6

Quan sát hình 3.1 (SGK) và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó

Đáp án

Dụng cụ đo: Ca đong to, có GHĐ là 1 (l) , và ĐCNN là 0,5 l

Dụng cụ đo: Ca đong nhỏ, có GHĐ là 0,5 l, ĐCNN là 0,5 l

Dụng cụ đo: Ca nhựa, có GHĐ là 5l, ĐCNN là 1(l)

Câu 3 trang 12, SGK Vật Lý 6

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?

Đáp án

Nếu không có ca đong, bạn có thể tìm những chai có ghi sẵn dung tích như chai nước lavi dung tích 500 ml, ngoài ra cũng có nhiều bình, lọ ghi sẵn đơn vị đo giúp đo thể tích.

Câu 4 trang 12, SGK Vật Lý 6

Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. (H.3.2 SGK). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Đáp án

Quan sát từng bình chia độ ta thấy đều có vạch chia và những con số.

+ Hình a: GHĐ là 100 ml, ĐCNN là 2 ml

+ Hình b: GHĐ là 250 ml. ĐCNN là 50ml

+ Hình c: GHĐ là 300 ml, ĐCNN là 50 ml

Câu 5 trang 12, SGK Vật Lý 6

Điền vào chỗ trống của câu sau

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm................

Đáp án

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm bình, chai, lọ, bơm tiêm...

Câu 6 trang 12, SGK Vật Lý 6

Ở hình 3.3 (SGK) hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác.

Đáp án

Hình 3.3 b đặt chính xác vì bình đặt thẳng đứng.

Câu 7 trang 12, SGK Vật Lý 6

Hãy xem hình 3.4 và cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo.

Đáp án

Hình 3.4 - b đặt mắt ngang bằng với mực chất lỏng

Câu 8 trang 12, SGK Vật Lý 6

Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài hình chia độ ở hình 3.5

Đáp án

a, 70 cm3 b, 50 cm3c, 40 cm3

Rút ra kết luận: Đọc thể tích của chất lỏng với số đo gần nhất với nó.

Câu 9 trang 12, SGK Vật Lý 6

Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Ngang - gần nhất - thẳng đứng - thể tích - GHĐ - ĐCNN

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần

a/ ước lượng...(1)...... cần đo

b/ chọn bình chia độ có .....(2)..... và có......(3)..... thích hợp

c/ đặt bình chia độ.........(4)...........

d/ đặt mắt nhìn.....(5).......... với độ cao mực chất lỏng trong bình

e/ đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia .......(6)...... với mực chất lỏng

Đáp án

a, (1) Thể tích b, (2) GHĐ, (3) ĐCNNc, (4) Thẳng đứngd, (5) Ngang e, (6) Gần nhất

Bài trên đã giải thích rõ cho các em về dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì ? Các đo chất lỏng như thế nào? Vậy khi ở nhà mỗi bạn có thể tự thực hành đo thể tích và đọc số liệu để xem mình áp dụng thành thạo kiến thức lý thuyết chưa nhé. Chúc các em học tốt môn Vật Lý.

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Alice Nguyen Alice Nguyen Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan
  • Axit axetic: Công thức, tính chất, ứng dụng và bài tập thực hành
  • Cách tính bán kính hình tròn đơn giản và bài tập tự luyện hiệu quả
  • Kiến thức về phương trình cân bằng nhiệt Vật lý 8 (có bài tập thực hành)
  • Đạo hàm trị tuyệt đối và tất tần tật kiến thức tổng hợp
  • Bazơ là gì? Những kiến thức tổng quan về bazơ
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Giáo dục trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng other và others? Cách phân biệt đơn giản, dễ hiểu Khi nào dùng other và others? Cách phân biệt đơn giản, dễ hiểu Khi nào dùng Good khi nào dùng Well? Cách phân biệt chi tiết nhất! Khi nào dùng Good khi nào dùng Well? Cách phân biệt chi tiết nhất! Khi nào dùng clothes và clothing? Cách phân biệt đơn giản! Khi nào dùng clothes và clothing? Cách phân biệt đơn giản! Affect và Effect là gì? Khi nào dùng Affect và Effect? Affect và Effect là gì? Khi nào dùng Affect và Effect? Khi nào dùng Must và Have To? Cách phân biệt chính xác chỉ trong 5 giây! Khi nào dùng Must và Have To? Cách phân biệt chính xác chỉ trong 5 giây! Khi nào dùng other và others? Cách phân biệt đơn giản, dễ hiểu Khi nào dùng other và others? Cách phân biệt đơn giản, dễ hiểu Khi nào dùng Good khi nào dùng Well? Cách phân biệt chi tiết nhất! Khi nào dùng Good khi nào dùng Well? Cách phân biệt chi tiết nhất! Khi nào dùng clothes và clothing? Cách phân biệt đơn giản! Khi nào dùng clothes và clothing? Cách phân biệt đơn giản! Affect và Effect là gì? Khi nào dùng Affect và Effect? Affect và Effect là gì? Khi nào dùng Affect và Effect? Khi nào dùng Must và Have To? Cách phân biệt chính xác chỉ trong 5 giây! Khi nào dùng Must và Have To? Cách phân biệt chính xác chỉ trong 5 giây!

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Dụng Cụ đo Thể Tích Là Gì