Đúng, đó Là Rừng Ngập Mặn - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Giáo dục
  • Giáo dục
  • Trắc nghiệm
Thứ ba, 26/4/2022, 19:02 (GMT+7) Đúng, đó là rừng ngập mặn

Tính đến năm 2012, Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chủ yếu là rừng ngập nước, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau có 3 loại rừng chính: rừng ngập mặn; rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh); rừng trên đảo Hòn Khoai, Hòn chuối, Hòn Đá Bạc

Rừng ngập mặn Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ hai trên thế giới, sau rừng Amazon ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích gần 69.000ha. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân.

Rừng ngập mặn Cà Mau là một thảm thực vật với nhiều loài cây như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, chà là, dương xỉ, dây leo. Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế cao.

Rừng tràm U Minh. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Cà Mau

Rừng tràm U Minh. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Cà Mau

Rừng tràm U Minh rộng hơn 35.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng tràm U Minh thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất than bùn.

Rừng tràm có giá trị cao về đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đất, thủy văn, trữ nước ngọt; ngăn cản việc chua hóa đất đai, điều hòa khí hậu, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập nội địa.

Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có trên 710 ha rừng với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng.

>> Quay lại

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục Copy link thành công ×

Từ khóa » Cây Tràm Rừng Ngập Mặn